Triều Tiên sắp phóng tên lửa gắn vệ tinh vào không gian?
Chủ tịch Kim Jong-un có thể sẽ cho phóng một tên lửa mang vệ tinh tầm xa nhằm chứng minh với những người dân Triều Tiên rằng nhà lãnh đạo của họ “không hề nao núng trước những lệnh trừng phạt”.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Yonhap
Ông Joel Wit, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề Triều Tiên, đồng thời là nhà sáng lập trang 38North chuyên theo dõi và phân tích tình hình Triều Tiên, đã nêu ý kiến trong một bài phân tích chuyên sâu rằng rất có thể Bình Nhưỡng sẽ tiến hành phóng tên lửa trong tháng tới, trong hoặc sau thời gian diễn ra kì bầu cử Hội đồng Nhân dân tối cao (Quốc hội) Khóa 14 (bắt đầu từ ngày 10/3).
Đầu tuần qua, cơ quan tình báo quốc gia của Hàn Quốc báo cáo lên Quốc hội rằng Triều Tiên cho thấy những dấu hiệu xây dựng lại bãi phóng Dongchang-ri, từng bị phá hủy một phần để thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 1 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore năm 2018.
Trang 38North sau đó đưa tin, dẫn kèm hình ảnh vệ tinh hôm 6/3, cho thấy cơ sở này dường như đã trở về “trạng thái hoạt động bình thường”, làm dấy lên quan ngại nước này có thể sẵn sàng cho vụ phóng tiếp theo.
“Chưa có bằng chứng xác thực cho thấy Bình Nhưỡng chuẩn bị phóng bất cứ thứ gì dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại hiện có”, ông Wit nói, “Nhưng tất nhiên, khả năng này không thể loại trừ”.
Video đang HOT
Ông Kim Jong-un thị sát buổi phóng tên lửa từ tàu ngầm năm 2015. Ảnh: EP
Việc phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sẽ là điều quá mạo hiểm đối với Triều Tiên trong thời điểm hiện tại, bởi điều đó sẽ kéo theo phản ứng và hành động ngăn chặn của các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Nga. Do đó, việc cho phóng một vệ tinh là lựa chọn an toàn hơn, và còn có thể giúp Bình Nhưỡng có được một vỏ bọc chính trị.
Ông With cho rằng sau khi phóng một vệ tinh, Chủ tịch Triều Tiên có thể đề xuất nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ, giống như ông đã làm sau vụ phóng tên lửa năm 2012 khiến cho thỏa thuận Leap Day bị đình chỉ.
Thỏa thuận Leap Day kêu gọi Triều Tiên dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực.
Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton tuyên bố Tổng thống Donald Trump sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa song ông sẽ “vô cùng thất vọng” nếu các thông tin Bình Nhưỡng đã xây dựng lại các bãi phóng tên lửa là chính xác.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Triều Tiên chiếu phim 75 phút về cuộc gặp Trump - Kim ở Hà Nội
Phim tài liệu 75 phút về hội nghị giữa hai nhà lãnh đạo tại Việt Nam tuần trước được phát trên truyền hình quốc gia Triều Tiên, tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại.
Bộ phim, được phát trên Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV) hôm 6/3, nói Washington và Bình Nhưỡng có thể viết nên lịch sử và tương lai mới nếu họ tham gia đối thoại với "đề xuất hợp lý, thái độ đúng đắn và quyết tâm xử lý vấn đề", theo Yonhap.
Bộ phim cũng nói Tổng thống Mỹ Donald Trump "đã tái khẳng định việc sẵn sàng gặp Chủ tịch Kim Jong Un thường xuyên hơn để đạt được kết quả trong việc cải thiện quan hệ Triều - Mỹ".
Tuy nhiên, bộ phim không nhắc đến vấn đề phi hạt nhân hóa, khác với một bài viết trên Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) trước đó nói rằng hai bên "đã đồng ý duy trì liên lạc mật thiết về vấn đề phi hạt nhân hóa" bán đảo.
"Trong cuộc gặp (mở rộng), cần nhấn mạnh là những nỗ lực và biện pháp của hai bên nhằm giảm thiểu căng thẳng và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi căn bản sự nghi kỵ và thù địch đã tồn tại hàng thập kỷ (giữa hai nước)", bộ phim nói.
Hình ảnh cắt ra từ phim cho thấy lúc ông Trump và ông Kim kết thúc cuộc gặp ở Hà Nội hôm 28/2. Ảnh: Yonhap.
Bộ phim khắc họa chuyến công du 11 ngày của ông Kim Jong Un theo trình tự thời gian, từ khi lên tàu ở Bình Nhưỡng để đến Hà Nội, gặp ông Trump, thăm chính thức Việt Nam và trở về nước.
Phim cũng có khoảnh khắc hai nhà lãnh đạo kết thúc cuộc gặp, cho thấy ông Trump nắm cánh tay ông Kim trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên mỉm cười. Tổng thống Mỹ sau đó đưa tay đến Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho và trợ lý hàng đầu của ông Kim, Kim Yong Chol, những người đang đứng phía sau nhà lãnh đạo.
Hình ảnh cắt ra từ phim cho thấy các quan chức đang đứng lắng nghe ông Kim tại khách sạn ở Hà Nội. Ảnh: Yonhap.
Sau cuộc gặp, ông Trump nói quan hệ với ông Kim vẫn rất "bền chặt" và không khí "rất tốt, rất hữu hảo" khi ông rời bỏ phòng hội nghị với kết quả hai bên không đạt được đồng thuận.
Theo Yonhap, việc chiếu bộ phim có thể cho thấy sự sẵn sàng của Triều Tiên trong việc duy trì đối thoại cũng như là cách để giữ gìn hình ảnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Bộ phim cũng có những hình ảnh về chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của ông Kim, nhấn mạnh quan hệ gần 70 năm giữa hai nước với những đoạn băng tư liệu về các chuyến thăm Việt Nam của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội ông Kim Jong Un, vào các năm 1958 và 1964.
Theo Zing.vn
Chuyện đời người hùng Liên Xô cứu mạng lãnh tụ Triều Tiên Xin giới thiệu câu chuyện về tình cảm người ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un - Chủ tịch Kim Nhật Thành với một sỹ quan Liên Xô đã có công cứu mình. Bài mới được đăng lại trên báo "Luận chứng và sự kiện" (Nga) ngày 1.2.2019 (bài từng đăng tháng 10.2017). Sau đây là nguyên văn: "Trong suốt 38 năm liền...