Triều Tiên sẵn sàng nối lại đàm phán 6 bên “vô điều kiện”
Sau cuộc gặp với một lãnh đạo cấp cao của Bình Nhưỡng, điện Kremlin, Nga ngày 20/11 ra thông báo khẳng định Triều Tiên đã sẵn sàng nối lại đàm phán quốc tế về các chương trình hạt nhân của nước này vô điều kiện
Tổng thống Nga Putin (trái) gặp đặc phái viên Triều Tiên Choe Ryong Hae
Trong chuyến công du Mátxcơva vừa qua, đặc phái viên Choe Ryong Hae của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trình lên Tổng thống Nga Putin bức thư của ông Kim, trong đó đề xuất tái khởi động các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân vốn đã bị ngưng trệ suốt 5 năm qua, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
“Một yếu tố quan trong trong các nỗ lực chung của chúng tôi đó là củng cố niềm tin tại khu vực Đông Bắc Á và duy trì hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như tạo điều kiện cho việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên”, ông Lavrov phát biểu với hãng tin Sputnik sau cuộc gặp với ông Choe.
Các nhà ngoại giao đã thảo luận một số dự án được đề xuất để hạ nhiệt căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, bao gồm nỗ lực nối lại tuyến đường sắt liền Triều, và xây dựng các tuyến đường ống trung chuyển khí đốt và đường dây điện của Nga qua lãnh thổ Triều Tiên tới Hàn Quốc.
Theo thông tin từ báo giới Nga, đề xuất nối lại đàm phán hạn nhân của ông Kim được đưa ra “vô điều kiện”, nhưng tuân theo tuyên bố về các mục tiêu của đàm phán tháng 9/2005.
Tuyên bố này bao gồm một cam kết của Bình Nhưỡng từ bỏ toàn bộ các chương trình hạt nhân và tuân thủ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, để đổi lại những hỗ trợ về năng lượng và các hỗ trợ khác cho Triều Tiên. Đồng thời Mỹ cam kết không có kế hoạch tấn công hay xâm chiếm Triều Tiên.
Video đang HOT
Triều Tiên từng tiến hành 3 vụ thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013, đi ngược lại hiệp ước nêu trên. Các cuộc đàm phán 6 bên gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Nhật và Mỹ đã bị gián đoạn từ năm 2009.
Trong ngày thứ Năm, các nhà phân tích của Viện Mỹ – Triều Tiên tại Đại học Johns Hopkins đã cảnh báo về những dấu hiệu gia tăng hoạt động tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Họ khẳng định có khả năng Bình Nhưỡng đã tìm cách tách plutonium cấp độ vũ khí từ các thanh nhiên liệu qua sử dụng.
Thanh Tùng
Theo LA Times
Đàm phán hạt nhân Iran đứng trước nguy cơ đổ vỡ
Cuộc đàm phán mang tính quyết định giữa Iran và nhóm P5 1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran đang có nguy cơ đổ vỡ và các bên sẽ phải chấp nhận kéo dài đàm phán đến tháng 3 năm sau.
Các cuộc đàm phán đang diễn ra rất căng thẳng và ít có khả năng đạt được đột phá
Theo một số nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán, diễn ra tại thủ đô Viên của Áo từ hôm 19/11, giữa các bên vẫn còn bất đồng sâu sắc trong nhiều vấn đề, đặc biệt là quy mô làm giàu urani và tiến độ nới lỏng lệnh trừng phạt cho Iran.
"Các cuộc thảo luận diễn ra trong không khí vô cùng căng thẳng. Thời gian đang cạn dần", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với hãng tinRia Novosti của Nga.
Trong nỗ lực cứu vãn tình hình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang xúc tiến cuộc gặp ba bên với người đồng cấp iran Mohammad Javad Zarif và đại diện của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton để phá vỡ bế tắc.
Mỹ và các đồng minh hy vọng vòng đàm phán đang diễn ra sẽ dẫn đến một thỏa thuận toàn diện, chấm dứt những tranh cãi kéo dài 12 năm qua về chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận trên thực tế không đơn giản như các bên hy vọng.
"Những điểm khác biệt quan trọng vẫn tồn tại", Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thừa nhận.
Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho biết một trong những bế tắc là Iran vẫn chưa giải thích cho cơ quan này về hồ sơ nghiên cứu bom hạt nhân, một trong những điều kiện để P5 1 dỡ bỏ trừng phạt.
Theo một nhà ngoại giao phương Tây có mặt tại cuộc đàm phán, nhiều khả năng các bên sẽ phải lùi thời hạn, nếu như đến hạn chót ngày 24/11 vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
"Nhiều khả năng các bên sẽ đi tới một thỏa thuận tạm thời hay tối đa là một thỏa thuận khung để vạch lộ trình làm việc cụ thể hơn cho các tuần và các tháng tiếp theo", nhà ngoại giao này cho biết.
Đây cũng là nhận định của một quan chức cấp cao Iran.
"Chúng tôi cần thêm thời gian để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và không nên quên rằng lộ trình cắt giảm lệnh trừng phạt vẫn là vấn đề gây khúc mắc lớn giữa các bên", quan chức Iran khẳng định.
Ông cho biết nhiều khả năng sẽ phải lùi thời hạn chót đến tháng 3/2015 và các bên sẽ nối lại đàm phán vào tháng 1 tới. Tuy nhiên, hiện khả năng này chưa được các bên chính thức bàn thảo.
Theo tuyên bố mới nhất của Iran, nước này sẽ không cho phép tiến hành bất cứ cuộc thanh sát đặc biệt nào tại các cơ sở hạt nhân của mình.
"Iran sẽ không chấp nhận bất cứ hoạt động thanh sát đặc biệt nào do IAEA tiến hành riêng với các cơ sở hạt nhân của Iran", Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran Ali-Akbar Salehi khẳng định.
Theo ông, không có lý do gì để áp đặt những "quy định đặc biệt" đối với Iran vì Tehran đã là một bên ký Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) và tuân thủ tất cả các quy định hạt nhân.
Người đứng đầu ngành hạt nhân của Iran cho biết thêm là trong những năm qua, IAEA đã dành hơn 7.000 giờ công để thanh sát các cơ sở hạt nhân của Iran và các camera của cơ quan này cũng liên tục giám sát các hoạt động hạt nhân của nước này.
Vũ Anh
Theo Dantri
Nga cảnh báo Mỹ không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine Nga ngày 20/11 đã lên tiếng cảnh báo Mỹ không cung cấp vũ khí cho các lực lượng Ukraine nhằm chống lại phe ly khai ở miền đông, chỉ ít giờ trước khi Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày. Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang có chuyến thăm Ukraine. Phát ngôn viên...