Triều Tiên phủ nhận kế hoạch thử hạt nhân
Hôm thứ 3, Bộ ngoại giao Triều Tiên tuyên bố nước này không có kế hoạch tiến hành thử hạt nhân nhưng sẽ tiếp tục chương trình phát triển vệ tinh vì mục đích hòa bình của mình.
Đặc phái viên của Hoa Kỳ về vấn đề Triều Tiên, Glyn Davies cảnh cáo Triều Tiên nếu tiến hành thử hạt nhân sẽ nhận sự trừng phạt “mau lẹ và chắc chắn” – Nguồn: AP
Đây là phản hồi của phía Triều Tiên đối với tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G8 vừa qua tại Hoa Kỳ yêu cầu Bình Nhưỡng tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình và từ bỏ tất cả các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo “một cách đầy đủ, đáng tin cậy và nhất quán”.
Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Triều Tiên cho hay nước này chỉ có kế hoạch phát triển công nghệ vệ tinh vì mục đích hòa bình và không có ý định tiến hành các vụ thử hạt nhân hay bất kỳ hành động quân sự nào khác.
Bộ ngoại giao Triều Tiên cũng cho rằng, qua những gì mà Hoa Kỳ và các cường quốc khác hành động cho thấy họ đang tiếp tục chính sách thù địch chống lại nước này.
Video đang HOT
Triều Tiên tuyên bố chương trình hạt nhân để tự vệ của nước này là sự đáp trả đối với chính sách thù địch đó của Hoa Kỳ và “chúng tôi sẽ không ngừng mở rộng và tăng cường chương trình này nếu chính sách thù địch còn tiếp diễn”.
Tuy nhiên, cũng theo tuyên bố này của Triều Tiên, “cánh cửa sẽ vẫn mở” cho giải pháp về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua thương lượng nếu Hoa Kỳ sẵn lòng từ bỏ chính sách thù địch đối với Bình Nhưỡng trước.
Triều Tiên đã tiến hành phóng vệ tinh bằng tên lửa tầm xa vào hôm 13/4, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành nhưng sau đó đã xác nhận vụ thử gặp thất bại.
Sau vụ thử, Triều Tiên bị Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lên án, Hoa Kỳ thì tuyên bố hủy kế hoạch viện trợ lương thực với Triều Tiên và buộc tội Bình Nhưỡng đã sử dụng vụ thử làm vỏ bọc cho vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có vẻ đã sẵn sàng tiến hành cho vụ thử tên lửa thứ ba và chỉ còn phải chờ một quyết định chính trị cho vụ thử này.
Theo Infonet
Mỹ: Trung Quốc bố trí 1200 quả tên lửa nhằm thẳng vào Đài Loan
Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 19/5 đưa tin, Báo cáo tình hình quân sự Trung Quốc năm 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố cho biết, Trung Quốc hiện có khoảng 1000 đến 1200 quả tên lửa tầm ngắn hướng về phía Đài Loan. 10 năm nữa, Bắc Kinh có cơ hội đóng tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.
Lực lượng tên lửa phòng không quân khu Thành Đô, Trung Quốc diễn tập hồi đầu tháng 5 (ảnh minh họa)
Đây là báo cáo về tình hình quân sự, quốc phòng Trung Quốc mà Lầu Năm Góc đệ trình Quốc hội nước này. Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2011 quân đội Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã nâng cáp hệ thống tên lửa duyên hải đông nam, tăng biên chế quân chủ lực, nâng tầm bắn, độ chính xác cũng như bố trí các đầu đạn tên lửa tạo thành mạng lưới hỏa lực có sức sát thương lớn hơn trước rất nhiều.
Lực lượng xe tăng lội nước lưỡng thê quân khu Nam Kinh diễn tập đầu tháng 5 (ảnh minh họa)
Tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc đang sửa chữa, trong giai đoạn đầu sẽ được dùng làm bàn đạp phục vụ huấn luyện, thường xuyên thử cơ động vận hành ra khơi, tuy nhiên khả năng tác chiến cất hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu này trong thời gian ngắn sẽ còn nhiều hạn chế.
Đồng thời, tin tức tình báo từ phía Mỹ cho thấy Bắc Kinh đang nghiên cứu tự chế tạo 1 hàng không mẫu hạm, nhiều khả năng đã đi vào sản xuất một số bộ phận. Sau 2015 quân đội Trung Quốc có thực lực hải - không quân nhờ tàu sân bay, và trong 10 năm tới Bắc Kinh sẽ đóng được tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.
F-16C/D đang là chiến đấu cơ Đài Loan mong muốn sở hữu để đảm bảo cân bằng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh
Trong một diễn biến khác có liên quan, Hạ viện Mỹ vừa biểu quyết thông qua gói hợp đồng bán 66 chiếc máy bay F-16C/D cho Đài Loan, nếu được Thượng viện Hoa Kỳ tiếp tục thông qua thì Đài Loan sẽ sở hữu số máy bay hiện đại này.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn là hòn đá tảng ngăn cản sự phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần phản đối, thậm chí hủy bỏ mọi hoạt động giao lưu quân sự với Washington sau mỗi lần có tin Mỹ sẽ bán vũ khí cho Đài Loan.
Tàu sân bay cũ Varyag Thi Lang sau khi sửa chữa, nâng cấp đã thực hiện cơ động thử trên biển lần thứ 6 thành công
Ngược lại, trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, đe dọa đến lợi ích và vị thế của Mỹ thì việc tăng cường quan hệ chiến lược với các đồng minh ở Đông Á, trong đó có Đài Loan sẽ là một trong những ưu tiên của giới chức quân sự Hoa Kỳ.Theo Giáo Dục VN