Triều Tiên “phớt lờ” châu Âu, chỉ muốn đàm phán với Mỹ
Trong khi một số nước châu Âu nỗ lực đóng vai trò trung gian hòa giải mâu thuẫn giữa Mỹ và Triều Tiên thì Bình Nhưỡng dường như tỏ ra “thờ ơ” và chỉ muốn đàm phán với Mỹ, một số nhà ngoại giao EU cho biết.
Các nước thành viên biểu quyết trừng phạt Triều Tiên tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc ngày 5/8 ở New York, Mỹ. (Ảnh: NBC)
Reuters đưa tin, khi căng thẳng khu vực bán đảo Triều Tiên leo thang, các “ông lớn” ở châu Âu như Pháp, Anh cố gắng xoa dịu căng thẳng phía Mỹ, trong khi các nước châu Âu có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên cố gắng tác động trực tiếp tới Bình Nhưỡng.
Theo 3 quan chức ngoại giao, nhóm 7 nước EU bao gồm Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Ba Lan, Rumani, Bulgaria cùng Anh, Pháp đã tổ chức ít nhất 2 cuộc gặp chính thức với quan chức Triều Tiên tại Bình Nhưỡng trong tháng 9 vừa qua.
Tuy nhiên, các nước cảm thấy “bối rối” khi Triều Tiên chỉ cử các quan chức ngoại giao cấp trung tới tiếp đón, trong khi năm ngoái họ cử những quan chức cấp cao hơn.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng chuyện này sẽ không đi về đâu vì họ chỉ cử trưởng bộ phận thuộc bộ đến dự. Họ có vẻ như chỉ muốn nói chuyện với Mỹ”, một nhà ngoại giao người Bỉ chia sẻ. Ông này mô tả không khí cuộc họp giữa các bên rất nghiêm túc.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rằng không nên tốn thời gian đàm phán với Triều Tiên. Bản thân Mỹ cũng không có cơ sở ngoại giao tại Bình Nhưỡng và họ phải phụ thuộc vào Thụy Điển để thực hiện các công việc như lãnh sự quán Mỹ ở Triều Tiên.
Việc ngày càng ít các nước châu Âu có sứ quán tại Bình Nhưỡng phần nào phản ánh sự giận dữ của Triều Tiên khi những quốc gia châu Âu đồng ý mở rộng lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
“Bình Nhưỡng nghĩ rằng châu Âu đang trở thành con rối trong tay Mỹ nhưng chúng tôi luôn thể hiện rằng mình là những trung gian hòa giải chân thành”, một quan chức ngoại giao châu Âu cho biết.
Hiện tại, chỉ có 24 quốc gia đặt cơ sở ngoại giao tại Bình Nhưỡng. Phải nói thêm rằng, vai trò hòa giải của các nước châu Âu như Cộng hòa Séc hay Thụy Điển đã bắt đầu có từ lâu. Từ năm 1953, hai nước này cũng đã tham gia với tư cách quan sát viên trung lập trong hiệp ước ngừng bắn giữa 2 miền Triều Tiên.
Thụy Điển cũng là quốc gia có tác động tới Bình Nhưỡng trong 2 vụ thả tù nhân gần đây nhất là 2 trường hợp mục sư Canada Hyeon Soo Lim và sinh viên Mỹ Otto Warmbier. Tuy nhiên, Thụy Điển cũng lại là nước ủng hộ Liên hợp quốc áp dụng lệnh trừng phạt với Triều Tiên.
Tuy giờ đây vai trò trung gian hòa giải giữa Bình Nhưỡng và Washington của các quốc gia châu Âu có vẻ mờ nhạt đi ít nhiều nhưng họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp giữa 2 bên. Và họ đang cố gắng hết sức làm nguội đi những “cái đầu nóng” và tránh gây mọi sự hiểu lầm dù là nhỏ nhất vì họ ý thức được sự nguy hiểm của việc này.
Đức Hoàng
Theo Reuters
Tây Ban Nha tìm cách gỡ rối sau cuộc trưng cầu ý dân ở Catalonia
Cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong hàng chục năm qua ở Tây Ban Nha làm dấy lên lo ngại bất ổn chính trị có thể kéo dài ở vùng giàu có nhất nước.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 2/10 đã có cuộc gặp với lãnh đạo Đảng xã hội (PSOE) Pedro Sanchez, thảo luận về các bước đi tiếp theo sau cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập ở Catalonia.
Trưng cầu ý dân ở Catalonia đã gây ra cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong hàng chục năm qua ở Tây Ban Nha. (Ảnh minh họa: Reuters)
Cùng ngày, Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont đã kêu gọi quốc tế làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa khu vực này với chính quyền trung ương Madrid, một ngày sau khi xảy ra bạo loạn trong cuộc trưng cầu ý dân về độc lập tại đây, đồng thời cho biết đã lên kế hoạch tuyên bố độc lập trong vài ngày tới.
Thủ hiến Puigdemont đã yêu cầu Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy bày tỏ quan điểm liệu có ủng hộ vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đối thoại về tương lai khu vực này hay không. Theo ông, chính quyền tại đây không có kế hoạch tách khỏi Tây Ban Nha một cách đột ngột.
Thủ hiến Carles Puigdemont cũng thông báo Catalonia sẽ thành lập một ủy ban chuyên trách để điều tra về vụ bạo loạn xảy ra trong cuộc trưng cầu ý dân khiến hơn 800 người bị thương.
"Chính quyền xứ Catalonia đã quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những vi phạm đối với các quyền cơ bản đã xảy ra tại đây", ông Puigdemont nêu rõ. "Chúng tôi yêu cầu rút toàn bộ lực lượng cảnh sát đã được triển khai ở Catalonia để chấm dứt các hoạt động đàn áp, vốn đã gây ra những hành vi bạo lực nghiêm trọng. Tình hình này cần tới sự hòa giải, và như tôi đã nói, cần sự hiện diện của một bên thứ ba, mang yếu tố quốc tế để có được hiệu quả".
Phản ứng trước cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập diễn ra hôm 1/10 vừa qua, Ủy ban châu Âu - cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng cuộc trưng cầu này là "không hợp pháp", tuy nhiên kêu gọi chính phủ Tây Ban Nha mở rộng đối thoại vì bạo lực không thể là công cụ chính trị.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/10, ông Margaritis Schinas, người phát ngôn cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhấn mạnh, đây là vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha, cần phải giải quyết bằng trật tự quy định trong hiến pháp quốc gia. Cũng theo vị quan chức này, thời điểm hiện tại cần thúc đẩy sự đoàn kết và đối thoại chứ không phải bạo lực.
(Theo VOV)
Súng Việt Nam được trang bị đạn chuẩn NATO tự sản xuất Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công loại đạn 7,62 x 51mm M80 theo chuẩn NATO. Những loại đạn này là sản phẩm của Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Để sản xuất thành công đạn 7,62 x 51 mm M80, Nhà máy Z113 đã gặp rất nhiều khó khăn do loại...