Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa tầm ngắn, chiến tranh đã cận kề
Hôm 15/3, CHDCND Triều Tiên vừa phóng hàng loạt tên lửa tầm ngắn ở khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này, hướng về phía Biển Nhật Bản giữa lúc căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang lên tới đỉnh điểm, có nguy cơ xảy ra chiến tranh, một nguồn tin quân sự ở Seoul hôm nay đưa tin.
“Một đơn vị quân đội của CHDCND Triều Tiên đã tiến hành phóng thử hai quả tên lửa tầm ngắn, được cho là loại tên lửa KN-02 vào Biển Nhật Bản”, nguồn tin trên cho biết.
Tuy nhiên, nguồn tin trên không nói chính xác thời điểm các tên này được phóng đi.
Vụ phóng này được coi là một cuộc thử nghiệm khả năng của các tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên. Những tên lửa này nhiều khả năng chỉ được thử nghiệm ở cấp đơn vị quân đội chứ không phải cấp quốc gia.
Bình Nhưỡng được cho là đang sở hữu hơn 1.000 quả tên lửa – phần lớn trong số đó có khả năng tấn công Hàn Quốc và một số ít có khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Nhật Bản và Mỹ trong khu vực.
Bảng chart về tầm bắn các loại tên lửa của Triều Tiên do GlobalSecurity lập (đồ họa BBC)
Tên lửa KN-02, một phiên bản nâng cấp của tên lửa tầm ngắn SS-21 ước tính có tầm bắn khoảng 120 km.
Tên lửa KN-02 là tên lửa di động tầm ngắn, được thiết kế dựa trên dòng tên lửa OTR-21 Tochka từ thời Liên Xô cũ. Tên lửa này thường được phóng đi từ loại xe quân sự có hình dáng giống tên lửa Scud và so với tất cả các loại tên lửa của Triều Tiên, thì đây là loại tên lửa có tầm bắn ngắn nhất. (Xem hình ảnh). Tên lửa này thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu là các tòa nhà cao tầng.
Video đang HOT
Nguồn tin quân sự trên của Hàn Quốc cũng cho biết, vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên cũng là một động thái nhằm đáp trả các cuộc tập trận chung Foal Eagle và Key Resolve được khai hỏa hôm thứ Hai vừa qua giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Theo thông tin của truyền thông Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong-un trong tuần này đã giám sát các cuộc tập trận pháo binh của quân đội nước này nhằm vào hai hòn đảo tiền tuyền của Hàn Quốc ở Hoàng Hải, kiểm tra tư thế sẵn sàng và củng cố khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội nước này.
Triều Tiên kêu gọi người dân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu
Trong một diễn biến liên quan khác, cũng trong hôm nay 15/3, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, CHDCND Triều Tiên đang tập hợp lực lượng, kêu gọi lòng yêu nước trong thời chiến tranh của đông đảo quần chúng nhân dân.
Ảnh minh họa.
Triều Tiên liên tục đưa ra lời đe dọa chiến tranh, đồng thời kêu gọi toàn quốc vào vị trí trực chiến, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu để đáp trả việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua gói trừng phạt mới nhằm vào vụ thử hạt nhân thứ 3 mà nước này tiến hành hôm 12/2 vừa qua.
Tờ báo chính thống Rodong Sinmuncủa CHDCND Triều Tiên trong số báo phát hành hôm nay (15/3) đã kêu gọi “tinh thần bảo vệ tổ quốc như những năm 50″ của người dân nước này.
Tờ báo viết: “Hiện nay, đất nước chúng ta gần như đang bước vào giai đoạn chiến tranh, tinh thần bảo vệ tổ quốc của những năm 1950 trở thành tài sản tình cảm vô giá và là nguồn động viên”.
Tớ báo này bình luận rằng, tinh thần của những năm 1950 có nghĩa là sẵn sàng đổ máu để “bảo vệ mỗi tấc đất của tổ quốc”. Tờ báo nói thêm, tinh thần yêu nước mạnh mẽ này đã giúp đất nước bảo vệ mình, chống lại Mỹ trong Cuộc chiến Triều Tiên 1950 – 1953.
Tờ báo viết: “Với tinh thần đó, công dân của chúng ta hiện tại nên được trang bị lòng quết tâm, sự táo bạo để loại Mỹ ra khỏi thế giới”.
Trước đó, hồi cuối tuần trước, một tờ báo khác của nước này cũng có bài viết tương tự, kêu gọi nhân dân làm sống lại tinh thần yêu nước mạnh mẽ của mình.
Các nhà phân tích của Hàn Quốc cho rằng, động thái mới nhất này phản ánh nỗ lực của Triều Tiên trong việc đoàn kết người dân chống lại những chỉ trích và trừng phạt mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên nước này sau vụ thử hạt nhân lần ba.
Ông Kim Yong Hyun, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Dongkuk (Hàn Quốc) nhận định rằng: “ Triều Tiên đang cố gắng khơi dậy quá khứ chiến tranh Triều Tiên nhằm tăng thêm sự tự tin trong cuộc chiến chống lại Mỹ”.
Theo Nghị quyết trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc, các nước thành viên của cơ quan này sẽ được yêu cầu trục xuất những cá nhân Triều Tiên vi phạm các nghị quyết hiện có của Hội đồng bảo an.
Nghị quyết cũng áp đặt một lệnh đóng băng tài sản và cấm vận chuyển tiền mặt có liên quan đến chương trình hạt nhân hoặc tên lửa của Triều Tiên.
Nghị quyết cho phép kiểm tra bắt buộc hàng hoá bị tình nghi có liên quan đến phát triển vũ khí. Những con tàu từ chối kiểm tra sẽ không được phép cập bến. Các nghị quyết trước đây chỉ yêu cầu hành động như vậy.
Đây là lần đầu tiên nghị quyết của Hội đồng bảo an yêu cầu các nước thành viên của Liên hợp quốc tăng cường giám sát các nhà ngoại giao Triều Tiên. Các thành viên Hội đồng đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng các đặc quyền ngoại giao.
Theo soha
Để phân biệt gà loại thải nhập lậu
Tết đã cận kề, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân đang tăng lên rõ rệt. Dù mối lo về gà loại thải nhập lậu đã phần nào giảm bớt, song với lợi nhuận lên đến 300%, khó có thể khẳng định, gà lậu sẽ sạch bóng trên thị trường.
Gà nuôi lấy trứng thường có mỏ ngắn, da vùng bụng dày, sần sùi
Dùng kháng sinh và chất cấm để kích thích đẻ
Dù đã siết chặt từ biên giới tới các nẻo đường đi của gà lậu, nhưng lực lượng chức năng các địa phương trong đó có Hà Nội vẫn phát hiện nhiều vụ vận chuyển gà không rõ nguồn gốc. Cụ thể rạng sáng 23-12, Phòng cảnh sát môi trường - CATP Hà Nội phối hợp với CA huyện Thường Tín và Đội quản lý thị trường số 30 đã phát hiện một chiếc xe tải chở gà lậu. Qua kiểm đếm xác định, số gà trên xe tải là 3 tấn. Số hàng này không có hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ. Chủ hàng được xác định là Nguyễn Văn Bình (21 tuổi ở Móng Cái, Quảng Ninh). Riêng trong ngày 15-12, lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đã bắt giữ 2 vụ vận chuyển gà nhập lậu gồm hơn 4,3 tấn gà thịt và 5.000 con gà giống. Bước đầu, lái xe khai chở thuê từ Bắc Giang về Hà Nội tiêu thụ.
Có thể thấy, càng gần Tết, hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu càng phức tạp. Trước sự vào cuộc của các Bộ, ngành và địa phương, các đối tượng buôn lậu gà đã thay đổi hình thức vận chuyển. Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, các đối tượng buôn lậu đã thay đổi hình thức vận chuyển, từ gà lông (gà sống) sang gà đã qua giết mổ. "Chúng tổ chức giết mổ ngay khu vực biên giới, sau đó đóng thùng đông lạnh vận chuyển về dưới xuôi tiêu thụ". Bởi vậy, đối với hoạt động này, ông Đông cho rằng, không thể lơ là nhất là trong khi Tết Nguyên đán đã cận kề. Đặc biệt, lợi nhuận do buôn lậu gà loại thải mang lại rất lớn, từ 200-300% tùy từng thời điểm.
Gà loại thải đã được xác định nguy hiểm đối với người tiêu dùng, vì phần lớn là gà nuôi để lấy trứng, đã qua khai thác thời gian dài. "Để gà đẻ trứng nhiều và to, người chăn nuôi thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh, tăng trọng trong đó có thuốc cấm để kích thích đẻ. Khi giết thịt, tồn dư kháng sinh, chất cấm vẫn còn trong gia cầm và không bị phân hủy khi nấu chín", ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết. Nguy hại ở chỗ, những tồn dư kháng sinh sẽ chuyển hóa sang cơ thể người khi sử dụng thực phẩm này.
Nhận biết qua cảm quan là chính
Thực tế, khi gà đã được giết mổ thì rất khó phân biệt. Tuy nhiên, khi còn sống, theo ông Nguyễn Đức Trọng, gà loại thải thường là giống gà nuôi đẻ trứng, là gà nuôi dài ngày, từ 1 năm đến 1,5 năm. Đặc biệt, gà nuôi đẻ lấy trứng thường là gà nuôi theo đàn, nuôi theo kiểu công nghiệp và hay cho ăn theo máng. Khi gà ở trong lồng phải vươn cổ dùng mỏ lấy thức ăn, cổ chạm vào lồng sắt nên hay bị rụng lông dưới vùng cổ. Vì thế, khi mua gà, cần kiểm tra vùng cổ của gà, nếu thấy rụng lông, có hiện tượng sần da, chai da thì không nên mua. Bên cạnh đó, gà nuôi nhốt công nghiệp nên chúng hay mổ nhau, bởi vậy, đầu gà thường trọc. Do đó, dân buôn vẫn hay gọi là gà trọc đầu.
Thêm một đặc điểm nữa, gà mái đẻ trứng nhiều, hậu môn cũng to hơn. Ở những con gà đẻ trứng bị thải loại này, phần mỏ thường bị cắt cụt để tránh hiện tượng gà mổ nhau và mổ trứng. Đặc biệt mào ngả sang bên, chân khô, mốc. Tuy nhiên, để biết gà có tồn dư kháng sinh không thì không thể phân biệt được bằng mắt thường mà bắt buộc phải lấy mẫu thịt, mẫu máu để phân tích. Nếu mua gà lông về tự giết thịt, khi giết mổ sẽ thấy trên thân có nhiều khối u xanh tím, dạ con và hậu môn to. "Cách phân biệt bằng cảm quan cũng chỉ là tương đối, vì hiện, một số thương lái buôn gà loại thải cũng tinh vi hơn. Họ thường bán cho một số trang trại và hộ nuôi nhỏ lẻ để vỗ béo lại. Sau một thời gian ngắn khi con gà đã mượt lông, to béo hơn mới xuất bán. Lúc này thì không thể phân biệt được đâu là gà loại thải và gà thường", một cán bộ của Cục Chăn nuôi tiết lộ.
Theo ông Nguyễn Đức Trọng, người tiêu dùng nếu có điều kiện, khi mua gà lông về thịt, nên nhốt gà trước khi ăn vài hôm và cho ăn gạo, thóc của gia đình, vì nếu con gà đó có tồn dư thuốc kháng sinh sẽ được đào thải bớt ra ngoài. Bên cạnh đó, thói quen tiêu thụ, thích ăn thịt gà dai của người Việt theo ông Nguyễn Đức Trọng cũng nên dần thay đổi, vì loại gà này chỉ có vị dai mà không ngọt, đậm như gà nuôi thịt.
Theo ANTD
Óng vàng làng cổ Cự Đà vào vụ miến Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) từ lâu nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống. Thời điểm này, cả làng tất bật sản xuất những mẻ miến cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 14km về hướng Tây, làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống, cung...