Triều Tiên phản đối Mỹ gửi tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine
CHDCND Triều Tiên hôm nay 21.10 đã có phản ứng mạnh về việc Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa đạn đạo tầm xa ATACMS.
“Mỹ cuối cùng đã chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối đất ATACMS cho Ukraine bất chấp quan ngại sâu sắc và sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế”, Đại sứ Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol nhấn mạnh trong một tuyên bố được Hãng thông tấn KCNA đăng tải, theo Reuters.
Ông Sin còn cảnh báo: “Bất kỳ cuộc tấn công vào bên trong nước Nga, một cường quốc hạt nhân, sẽ không giúp ích gì cho việc sớm kết thúc tình hình Ukraine hoặc giải quyết hòa bình như Mỹ ủng hộ mà sẽ đóng vai trò là chất xúc tác đẩy toàn bộ châu Âu vào tình trạng chiến tranh kéo dài bất tận”.
Triều Tiên phản đối Mỹ gửi tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine
Hôm 17.10, Ukraine cho hay đã sử dụng ATACMS do Mỹ cung cấp lần đầu tiên, gây thiệt hại nặng nề cho hai sân bay ở khu vực miền đông Ukraine do Nga kiểm soát. Một số phiên bản của ATACMS có thể mang đạn chùm. Hệ thống này cung cấp “khả năng tấn công các mục tiêu có giá trị cao với độ chính xác cao cách xa tới 300 km”, theo một trang web của Lục quân Mỹ.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sử dụng ATACMS và tên lửa Hyunmoo II của Hàn Quốc, phóng tên lửa vào vùng biển ngoài khơi Hàn Quốc ngày 5.7.2017. Ảnh Reuters
Trước đó, Nhà Trắng ngày 13.10 cáo buộc Bình Nhưỡng gần đây đã cung cấp cho Nga một lô hàng vũ khí, gọi đây là một diễn biến đáng lo ngại và làm dấy lên quan ngại về mối quan hệ quân sự mở rộng giữa Nga và Triều Tiên.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 17.10 nói rằng các cáo buộc của phương Tây không dựa trên bằng chứng, và nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ với Triều Tiên, theo Reuters.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt khoản hỗ trợ 61,4 tỉ USD cho Ukraine, trong đó có 44,4 tỉ USD viện trợ quốc phòng, theo trang The Kyiv Independent hôm nay dẫn thông báo từ Nhà Trắng.
Yêu cầu này đã được gửi tới quyền Chủ tịch Hạ viện Mỹ Patrick McHenry. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động lập pháp tại Hạ viện Mỹ, bao gồm cả việc thông qua các gói viện trợ mới cho Ukraine, đã bị đình trệ sau khi cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy bị bãi nhiệm vào ngày 3.10.
Trong bài phát biểu ngày 19.10, Tổng thống Biden thông báo yêu cầu tài trợ “khẩn cấp” cho cho Ukraine và đồng minh lâu đời của Mỹ là Israel, đang có cuộc xung đột với lực lượng Hamas ở Dải Gaza.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Biden đưa ra quan điểm rằng hỗ trợ Ukraine là một “đầu tư thông minh”, nhấn mạnh việc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine là rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ và sự ổn định toàn cầu.
Ông Kim Jong-un gặp Ngoại trưởng Nga, Triều Tiên ra cảnh báo với Mỹ
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Bình Nhưỡng ngày 19.10, theo Hãng thông tấn KCNA hôm nay 20.10.
Trong cuộc gặp, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận về các cách tăng cường hợp tác nhằm ứng phó tích cực với các vấn đề khu vực và toàn cầu dựa trên "mối quan hệ tin cậy chiến lược và chính trị vững chắc", theo KCNA.
Ông Kim đã bày tỏ quyết tâm thực hiện các thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Kim cam kết "xây dựng một kế hoạch sâu rộng, hướng tới tương lai và ổn định cho mối quan hệ Triều Tiên-Nga trong kỷ nguyên mới bằng cách thực hiện các thỏa thuận... và thúc đẩy mục tiêu xây dựng một nhà nước hùng mạnh", theo KCNA.
Ông Lavrov đã chuyển lời chào của Tổng thống Putin tới nhà lãnh đạo Kim. Ông Lavrov đến Bình Nhưỡng vào ngày 18.10, khoảng một tháng sau khi ông Kim có chuyến thăm Nga hiếm hoi.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở Bình Nhưỡng ngày 19.10. Ảnh Reuters
Cũng theo KCNA, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son-hui và Ngoại trưởng Lavrov đã ký kế hoạch về các cuộc trao đổi trong năm 2024-2025 khi họ có cuộc hội đàm riêng nhằm tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ tiên tiến. Hai nhà ngoại giao cũng thảo luận về cách đưa mối quan hệ song phương "lên một tầm cao hơn".
Ngoại trưởng Nga đến Triều Tiên trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đã bày tỏ lo ngại về trao đổi ngày càng tăng giữa Moscow và Bình Nhưỡng, đồng thời tăng cường tập trận cùng với Nhật Bản, liên quan đến một tàu sân bay và các khí tài chiến lược khác.
Trong một bài bình luận riêng, KCNA chỉ trích việc Mỹ triển khai các khí tài chiến lược, trong đó có máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor, đến khu vực cũng như các cuộc tập trận chung. "Đây là động thái khiêu khích chiến tranh hạt nhân có chủ ý của Mỹ", KCNA viết.
KCNA còn viết rằng những khí tài đó sẽ là "mục tiêu đầu tiên bị hủy diệt" nếu dấu hiệu của bất kỳ cuộc tấn công nhắm vào Triều Tiên bị phát hiện.
Binh sĩ Mỹ đối mặt nhiều cáo buộc sau khi được Triều Tiên thả Quân đội Mỹ đã buộc tội binh nhì Travis King, người từng trốn đến Triều Tiên, với các tội danh từ đào ngũ đến hành hung đồng đội và xúi giục xem nội dung khiêu dâm. Travis King đối mặt với cáo buộc đào ngũ. Ảnh Getty Images. Travis King phải đổi mặt với ít nhất 8 tội danh riêng biệt theo Bộ...