Triều Tiên phản đối HĐBA, bỏ thỏa thuận với Mỹ
Ngày 17-4, Triều Tiên đã cực lực phản đối tuyên bố chủ tịch của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “lên án mạnh mẽ” vụ phóng tên lửa tầm xa bất thành của Bình Nhưỡng.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết: “Chúng tôi cực lực phản đối cách hành xử không phù hợp của Hội đồng Bảo an đã xâm phạm quyền phóng vệ tinh của Triều Tiên”.
Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển tên lửa tầm xa. Ảnh: Reuters/KCNA
Bình Nhưỡng khẳng định sẽ tiếp tục triển khai quyền sử dụng không gian, đồng thời duy trì phát triển các tên lửa tầm xa để đưa vệ tinh vào quỹ đạo. “Không gì có thể cản đường Trều Tiên phát triển chương trình không gian vì mục đích hòa bình” – tuyên bố viết.
Cũng theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cùng ngày, Triều Tiên tuyên bố sẽ không tuân thủ thỏa thuận ngày 29-2 với Mỹ nữa. Trong thỏa thuận này, Triều Tiên đã nhất trí ngừng các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa cũng như cho phép các thanh sát viên hạt nhân quốc tế trở lại để đổi lấy 240.000 tấn lương thực viện trợ từ Mỹ.
“Mỹ đã vi phạm thỏa thuận ngày 29-2 bằng những hành động thù địch công khai nên chúng tôi không cần tuân thủ thỏa thuận này nữa. Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả cần thiết. Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả sau này. Hòa bình rất quan trọng với chúng tôi nhưng danh dự và chủ quyền quốc gia quan trọng hơn” – KCNA đưa tin.
Video đang HOT
Theo NLD
Phương Tây đòi LHQ ra nghị quyết về Syria
Anh và Pháp đang thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) ra một nghị quyết lên án hành động đàn áp cuộc nổi dậy ở Syria của chính phủ nước này, theo BBC.
Hôm 7.6, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố việc LHQ giữ im lặng trước tình trạng bạo lực ngày càng xấu đi ở Syria là "không thể hiểu được" trong khi Anh dự kiến sẽ trình một bản dự thảo nghị quyết vào cuối hôm nay, 8.6.
"Chúng tôi đang cộng tác với những người bạn ở Anh để thu được tối đa sự ủng hộ ở HĐBA", ông Juppe nói sau một cuộc họp của hội đồng.
Người biểu tình chống chính phủ ở Syria hôm 3.6 - Ảnh: AFP
Người phát ngôn của Anh tại LHQ nói dự thảo nghị quyết về Syria dự kiến sẽ được trình ra trước 15 thành viên của HĐBA vào chiều 8.6.
Người phát ngôn cũng bổ sung rằng một cuộc bỏ phiếu nhiều khả năng sẽ được tổ chức trong tuần này hoặc vào đầu tuần sau.
Không giống như trường hợp Libya, dự thảo sẽ không đề cập đến hành động can thiệp quân sự hay lệnh trừng phạt chống lại Damascus.
Tuy vậy, một vài thành viên của HĐBA LHQ, như Brazil, Nam Phi và Ấn Độ lo ngại rằng nghị quyết có thể là bước đi đầu tiên để hướng đến một cuộc can thiệp theo kiểu Lybia, theo BBC.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố Nga, thành viên có quyền phủ quyết tại HĐBA, sẽ chống lại việc thông qua nghị quyết lên án Syria.
Ông Lavrov nói với hãng tin Itar-Tass: "HĐBA và cộng đồng quốc tế đã làm rối rắm tình hình Libya. Khi nghiên cứu tình hình Libya ở HĐBA, chúng tôi nghĩ chúng ta nên đặt mục tiêu giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp chính trị và không tạo điều kiện cho một cuộc xung đột vũ trang khác".
Syria vốn là đồng minh thân cận của Nga tại Trung Đông. Nga cũng có một căn cứ hải quân ở thành phố Tartus của Syria.
Theo AFP, các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Syria vào tháng 3 đã làm hơn 1.100 người, bao gồm hàng chục trẻ em, thiệt mạng.
Tại Syria, cư dân ở thị trấn miền bắc Jisr al-Shughour được cho là đang tìm cách chạy trốn trước cuộc tấn công quân sự dự kiến sắp xảy ra, sau khi chính phủ Syria tuyên bố 120 cảnh sát của họ đã bị giết tại đây.
Hãng BBC dẫn lời các nhân chứng cho hay, cư dân trong thị trấn đã lập các trạm kiểm soát để theo dõi mọi hoạt động an ninh.
Chính phủ Syria vốn cảnh báo họ sẽ sử dụng quân đội để đánh trả "những băng đảng vũ trang" bị quy trách nhiệm cho vụ giết hại nói trên.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Syria tại Pháp Lamia Chakkour phủ nhận tin tức bà đã từ chức theo như thông tin của kênh truyền hình France 24.
Trong một thông báo được đài truyền hình nhà nước Syria phát đi vào đêm 7.6, bà Chakkour khẳng định thông tin bà từ chức là một phần của chiến dịch tuyên truyền sai lạc chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trước đó, chưa đầy một giờ đồng hồ, kênh truyền hình France 24 cũng phát sóng một cuộc phỏng vấn với bà Chakkour, trong đó nữ đại sứ này đã tuyên bố từ chức để phản đối việc Chính phủ Syria trấn áp người biểu tình.
Theo Thanh Niên
Bộ trưởng dầu mỏ Libya "đào tẩu" Bộ trưởng dầu mỏ Libya Shukri Ghanem đã rời quốc gia này, giữa những tin tức cho rằng ông đã đào tẩu. BBC dẫn lời các quan chức chính quyền Tunisia nói ông Ghanem đã sang Tunisia bằng đường bộ trước khi ra đảo Djerba, ngoài khơi Địa Trung Hải. Ông Shukri Ghanem - Ảnh: Getty Images Một người phát ngôn của lực...