Triều Tiên phá hủy 10.000 nhà dân gần biên giới Trung Quốc
Chính quyền Bình Nhưỡng đã hạ lệnh phá hủy 10.000 ngôi nhà gần biên giới Trung Quốc để trấn áp những kẻ đào tẩu và các đường dây buôn người.
Chính quyền Triều Tiên lệnh phá hủy 10.000 ngôi nhà. (Ảnh: Telegraph)
Cư dân sống tại vùng giữa thành phố Hyesan và Musan, cách biên giới Trung Quốc 137km về phía đông bắc, đã buộc phải di cư và chuyển tới sống tại vùng định cư phía lùi sâu về bờ bên này của con sông dọc biên giới Trung -Triều, tờ Chosun Ilbo tuần này cho biết.
Báo trên dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Triều Tiên đang xây dựng một con đường lớn gần biên giới với Trung Quốc trong khi phá hủy hàng loạt nhà dân, yêu cầu họ tái định cư kèm theo lời hứa cung cấp thêm thực phẩm.
Hiện Triều Tiên đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, các cơ quan cứu trợ còn cảnh báo rằng sản lượng nông nghiệp của nước này có thể sẽ không đủ để cung cấp cho 23 triệu dân, trong khi nhiều nhà cung cấp tuyên bố cắt viện trợ lương thực.
Chosun Ilbo cho biết số lượng những người đào tẩu trốn khỏi Triều Tiên qua biên giới với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Về phía Trung Quốc, nước này cũng đã thắt chặt tuần tra biên giới, bởi gần đây số vụ người đào tẩu Triều Tiên tấn công dân thường Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.
Trung Quốc cũng quyết ngăn chặn mọi trường hợp giúp đỡ những người đào tẩu Triều Tiên vượt biên giới, đồng thời thẩm vấn tất cả những ai không phải là cư dân địa phương hay không có giấy tờ hợp lệ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Telegraph/Chosun Ilbo
Nga công bố danh tính nhân chứng quan trọng trong vụ MH17
Ủy ban Điều tra của Nga đã xác định được danh tính của nhân chứng quan trọng trong vụ tai nạn của máy bay mang số hiệu MH17 tại khu vực Donetsk ở Ukraine. Hiện Mátxcơva đang bảo vệ nhân chứng này.
Anh Evgeny Agapov. (Ảnh: RT)
Đó là anh Evgeny Agapov, nhân viên kỹ thuật hàng không của Không quân Ukraine. Anh này hiện đang được các cơ quan an ninh bảo vệ.
Người phát ngôn của Ủy ban Điều tra vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines gặp nạn, ông Vladimir Markin cho biết: "Vào lúc này, có những chứng cứ mới về mức độ tin cậy của lời khai do nhân chứng cung cấp cũng như xuất hiện các bài báo nghi ngờ về sự tồn tại của nhân chứng. Do vậy, chúng tôi quyết định công bố tên của cậu ấy".
Anh Agapov, công dân Ukraine, đang là thợ cơ khí trong lữ đoàn không quân chiến thuật của Không quân Ukraine. Theo ông Markin, anh Agapov "đã tình nguyện vượt biên giới để xang Nga và bày tỏ nguyện vọng được hợp tác với Ủy ban Điều tra".
Trong lời khai của mình, anh Agapov xác nhận rằng vào ngày 17/7/2014, một chiếc Su-25 của Không quân Ukraine với phi công là Thượng úy Voloshin "đã lên đường làm nhiệm vụ". Sau đó, chiếc máy bay này trở về căn cứ với kho đạn trống rỗng.
Ngay khi gặp gỡ các đồng nghiệp, Voloshin đã nói rằng chiếc máy bay của anh ta "đã xuất hiện không đúng thời điểm và không đúng chỗ".
"Máy bay chiến đấu của chúng tôi thường xuyên tiến hành các nhiệm vụ hàng ngày. Khi quay trở lại căn cứ, phi công Voloshin bước ra khỏi buồn lái. Tôi đã nghe thấy ông ta nói về sự nhầm lẫn nào đó. Đến tối, chúng tôi được biết về thông tin chiếc Boeing của Malaysia Airlines bị bắn hạ", anh Agapov cho biết.
Anh Agapov cho biết thêm anh không phải là người duy nhất nghe thấy lời thú nhận của viên phi công Voloshin: "Khi chỉ huy Dyakin hỏi điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay, phi công Voloshin trả lời rằng: "Nó đã bay không đúng chỗ và không đúng lúc".
Hôm thứ Ba vừa qua, nhà máy sản xuất vũ khí Almaz-Altey của Nga thông báo kết quả về cuộc điều tra nguyên nhân vụ MH17 gặp nạn.
Theo thông báo, tên lửa BUK là nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn. Đây là loại tên lửa vẫn còn được sử dụng tại nhiều nước thuộc Liên bang Xô viết trước đây, bao gồm cả Ukraine, trong khi Nga đã thay thế BUK bằng loại tên lửa đời mới hơn.
Máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, với 298 hành khách, đã gặp nạn hôm 17/7/2014 tại khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine.
Chiếc máy bay này đang trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur và hầu hết nạn nhân trong vụ tai nạn này là công dân Hà Lan.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ RT
Châu Âu đáp trả danh sách cấm nhập cảnh của Nga Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông Martin Schulz ngày 2/6 cho biết Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) đã bị hạn chế quyền lui tới trụ sở của EP. Tuyên bố này được coi là biện pháp nhằm trả đũa việc Mátxcơva cấm 89 chính trị gia châu Âu nhập cảnh vào Nga. Chủ tịch Nghị viện châu...