Triều Tiên nổi giận vụ treo ảnh Jong Un trong tiệm tóc Anh
Triều Tiên đã gửi thư yêu cầu chính phủ Anh can thiệp sau khi một hiệu cắt tóc đăng quảng cáo chế giễu nhà lãnh đạo Kim Jong Un của nước này, Seatle Times đưa tin.
Bộ Ngoại giao Anh hôm 16/4 xác nhận, đã nhận được thư của đại sứ quán Triều Tiên phản đối quảng cáo ở hiệu cắt tóc và đang cân nhắc phản ứng.
Báo The Evening Standard cho biết, lá thư kêu gọi chính phủ Anh có những hành động cần thiết để ngăn chặn sự khiêu khích này.
Các nhân viên của Viện tóc M&M cho biết, một số nhà ngoại giao Triều Tiên đã tới cửa hiệu sau khi họ đăng quảng cáo có chân dung Kim Jong Un với kiểu tóc ngắn bổ đôi cùng dòng chữ ngày tóc xấu.
Video đang HOT
Quảng cáo đưa lên vào tuần trước, cho biết cửa hiệu giảm giá 15% cho toàn bộ đầu nam trong suốt tháng 4.
Thợ cắt tóc Karim Nabbach cho biết, cửa hiệu nghĩ ra poster quảng cáo trên từ tin đồn trên báo rằng mọi nam giới Triều Tiên phải để kiểu tóc như lãnh đạo đất nước.
Người này cũng cho hay, các nhân viên của cửa hiệu đã từ chối đề nghị gỡ bỏ quảng cáo của nhân viên ngoại giao Triều Tiên đồng thời báo sự việc lên cảnh sát.
“Kể từ khi mọi việc xảy ra, chúng tôi không gặp bất kỳ rắc rối nào. Nếu có, thì tấm biển quảng cáo đã trở thành thứ hút khách du lịch”, Karim cho biết hôm 15/4.
Tuy nhiên, một ngày sau đó, cửa hiệu trên đóng cửa và tấm biển quảng cáo có ảnh Jong Un không còn xuất hiện trên cửa sổ. Điện thoại của cửa hàng reo nhưng không có người trả lời.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Nga nổi giận trước "so sánh Hitler" của Bộ trưởng Đức
Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/4 đã đệ phản đối lên đại sứ Đức sau khi một bộ trưởng của Đức được cho là đã so sánh việc Nga cho Crimea sáp nhập vào nước này với hành động của Hitler năm 1938.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble
Tờ Der Spiegel của Đức hôm thứ hai vừa qua cho hay Bộ trưởng Tài chính nước này Wolfgang Schaeuble đã so sánh việc Nga cho sáp nhập Crimea vào tháng trước giống với sự hiếu chiến của Hitler ở Tiệp Khắc ngay trước thềm Thế chiến II.
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định những so sánh lịch sử như trên là "không thể chấp nhận được", là "khiêu khích" và Nga đã trao phản đối chính thức cho đại sứ Đức tại Mátxcơva, Ruediger von Fritsch.
Tuy nhiên, vào ngày hôm qua, khi trả lời câu hỏi của đài truyền hình Đức, Bộ trưởng Schaeuble phủ nhận ông so sánh việc sáp nhập Crimea với hành động của Hitler. "Tôi không khờ dại đến mức so sánh Hitler với bất kỳ ai. Người khác có thể làm thế nhưng chính trị gia Đức thì không", ông nói.
Ông giải thích báo chí đăng tải thông tin tại một sự kiện của Bộ Tài chính và "một nửa câu nói của ông được trích dẫn ngoài bối cảnh".
Schaeuble được cho là đã nói với các học sinh tại sự kiện: "Những phương thức như thế đã được Hitler dùng ở Sudetenland", ám chỉ đến việc Nga cho sáp nhập Crimea. Vùng nói tiếng Đức Bohemia, Sudetenland, của Tiệp Khắc đã bị cắt vào Đức năm 1938 ngay khi Thế chiến II nổ ra.
Theo Dantri
Mỹ, phương Tây nổi giận khi Crưm sáp nhập Nga Các thành viên chủ chốt của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới G7 đã tỏ ra vô cùng giận dữ và đưa ra một loạt những lời đe dọa trừng phạt sau khi hiệp ước sáp nhập Crưm và Sevastopol vào Liên bang Nga được ký kết, hãng tin RT của Nga cho hay. Ngoại trưởng Anh William Hague Không...