Triều Tiên ngừng đài phát thanh bí mật ‘bắn’ thông tin vào Hàn Quốc
Triều Tiên đã chấm dứt hoạt động của Đài phát thanh Bình Nhưỡng, vốn được sử dụng để gửi ‘những thông điệp mã hóa cho các điệp viên Triều Tiên’ ở Hàn Quốc.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Bình Nhưỡng đang thay đổi mạnh mẽ cách thức xử lý các mối quan hệ vốn rất phức tạp và nhạy cảm với Seoul.
Triều Tiên và Hàn Quốc từng lắp đặt các dàn loa phóng thanh ở biên giới để phục vụ chiến tranh tuyên truyền. (Nguồn: Yonhap)
Video đang HOT
Hãng thông tấn Yonhap ngày 13/1 đưa tin Triều Tiên đã chấm dứt hoạt động của Đài phát thanh Bình Nhưỡng. Đài phát thanh Bình Nhưỡng được biết đến là đài số hiệu (vốn thường xuyên xuất hiện và biến mất trên tất cả các băng tần vô tuyến sóng ngắn, nhưng không được cấp phép và không thể bám theo được.
Giới quan sát cho rằng đài số hiệu được chính phủ Triều Tiên điều hành và được dùng để liên lạc với các đơn vị, tổ chức hoạt động bí mật trong lãnh thổ của quốc gia khác.
Đài phát thanh Bình Nhưỡng trước đây đã phát sóng những con số được mã hóa bí ẩn được cho là gửi tới các điệp viên Triều Tiên đang hoạt động ở Hàn Quốc. Trang web của đài này cũng đã ngừng hoạt động trong ngày 13/1.
Hãng tin NK News có trụ sở tại Seoul ngày 12/1 ghi nhận một số trang web tuyên truyền của Triều Tiên không thể truy cập được sau hơn 24 giờ kể từ khi ngừng hoạt động. Các trang web của Uriminzokkiri, DPRK Today, Arirang Meari, Tongil Voice, Ryomyong và Ryugyong đã ngừng hoạt động ít nhất là từ sáng 11/1.
Triều Tiên đã gia tăng sức ép lên Hàn Quốc trong những tuần gần đây, coi Seoul “kẻ thù chính”, khẳng định Triều Tiên sẽ không bao giờ tái thống nhất với Hàn Quốc và tuyên bố sẽ nâng cao năng lực tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Khóa VIII cuối năm 2023, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã yêu cầu “thay đổi chính sách mang tính quyết định” trong quan hệ với Seoul, chỉ thị quân đội Triều Tiên chuẩn bị bình định và chiếm đóng Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Trước đó trong ngày 13/1, Triều Tiên đã công bố kế hoạch giải tán các tổ chức phụ trách trao đổi dân sự với Hàn Quốc. Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), tất cả các tổ chức liên quan tại Triều Tiên – bao gồm Ủy ban Triều Tiên về thực hiện Tuyên bố chung ngày 15/6, Liên minh liên quốc gia vì sự thống nhất hai miền Triều Tiên, Hội đồng tư vấn hòa giải dân tộc và Hội đồng thống nhất đất nước Tangun – sẽ được điều chỉnh lại.
Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí theo dõi sát sao những động thái của Triều Tiên
Ngày 6/10, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tiến hành điện đàm liên quan tới các vụ phóng tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên.
Động thái này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này trước đó cùng ngày.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Kishida đã khẳng định tầm quan trọng của hợp tác an ninh với Hàn Quốc và Mỹ sau loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trả lời báo giới sau cuộc điện đàm kéo dài 25 phút, Thủ tướng Kishida cho hay hai nhà lãnh đạo còn nhất trí duy trì liên lạc để xây dựng mối quan hệ "hướng về tương lai" giữa hai nước.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae-myoung, cho hay hai bên phản đối các vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên, cho đây là những động thái ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á cũng như cộng đồng quốc tế. Tổng thống Lee Jae-myoung và Thủ tướng Kishida cũng nhất trí có phản ứng chung trước các hành động của Triều Tiên.
Thủ tướng Kishida và Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng khẳng định rằng hai nước cần hợp tác giải quyết một số vấn đề toàn cầu đồng thời đánh giá xu hướng tích cực trong quan hệ song phương, bao gồm cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo vừa qua bên lề Khóa 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tại New York (Mỹ) và nhất trí tiếp tục thúc đẩy nỗ lực ngoại giao. Hai bên cũng nhất trí thường xuyên có cuộc trao đổi về nhiều vấn đề, bao gồm an ninh.
Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn sáng 6/10 là vụ phóng tên lửa thứ 6 của Triều Tiên trong vòng chưa đầy 2 tuần qua. Vụ phóng diễn ra trong bối cảnh ngày 5/10, một số nước thành viên LHQ, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, đã ra tuyên bố chung về Triều Tiên, sau khi HĐBA LHQ không đạt được thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt bổ sung hoặc thông qua tuyên bố chính thức phản đối Triều Tiên. Theo tuyên bố, các vụ phóng của Bình Nhưỡng đã "vi phạm nhiều nghị quyết của HĐBA" và kêu gọi các nước thành viên LHQ hối thúc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, đồng thời tham gia các hoạt động ngoại giao hướng tới phi hạt nhân hóa.
Tuyên bố mới nhất của Mỹ về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Một mặt bày tỏ quan ngại về vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên, một mặt Mỹ khẳng định duy trì cách tiếp cận ngoại giao và tiếp tục kêu gọi Triều Tiên tham gia đối thoại. Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, tại Seoul ngày 4/10/2022....