Triều Tiên nghiên cứu vaccine Covid-19
Hội đồng nghiên cứu khoa học Triều Tiên hôm nay thông báo nước này đang tự phát triển một loại vaccine chống nCoV riêng.
Theo một báo cáo đăng trên trang Mirae, website do Ủy ban Khoa học và Công nghệ Triều Tiên quản lý, các nhà khoa học tại ủy ban này đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine chống Covid-19. Báo cáo cho biết quá trình phát triển vaccine do một viện nghiên cứu về y sinh thuộc Viện Y học Triều Tiên dẫn dắt.
Nhân viên y tế tẩy trùng một toa tàu tại nhà ga Songsam ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi cuối tháng hai. Ảnh: AP.
Triều Tiên xác nhận khả năng miễn dịch và độ an toàn của vaccine nói trên thông qua thử nghiệm ở động vật và các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã bắt đầu trong tháng 7. Các nhà khoa học Triều Tiên đang thảo luận về việc tiến hành nghiên cứu lâm sàng giai đoạn ba.
Bên cạnh Viện Y học, Triều Tiên cho hay bộ phận công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học Quốc gia Triều Tiên cũng đang nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19.
Video đang HOT
Sau khi Covid-19 khởi phát ở Trung Quốc cuối năm ngoái, Triều Tiên đã lập tức đóng cửa biên giới để ngăn nCoV lây lan và đến nay thông báo chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Tuy nhiên, một số người tỏ ra nghi ngờ việc dịch bệnh chưa xuất hiện ở Triều Tiên.
Tập đoàn Trung Quốc thử vaccine trên nhân viên
Một tập đoàn nhà nước Trung Quốc đã tiêm vaccine Covid-19 thử nghiệm trên chính các nhân viên của mình, gồm cả quản lý cấp cao.
"Giúp đỡ một tay để giành được thanh gươm chiến thắng", AP hôm 16/7 dẫn một bài đăng trên mạng của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (SinoPharm) viết, kèm hình ảnh nhân viên của công ty mà họ nói là đã trợ giúp "thử nghiệm trước" loại vaccine do công ty nghiên cứu, trước khi chính phủ phê duyệt thử nghiệm vaccine trên người.
Dù là sự hy sinh cao cả hay vi phạm các chuẩn mực y đức, tuyên bố của SinoPharm cho thấy nước này đang ra sức chạy đua với các công ty Mỹ và Anh để trở thành đơn vị đầu tiên điều chế thành công vaccine ứng phó với đại dịch.
SinoPharm tuyên bố rằng 30 "tình nguyện viên đặc biệt" đã xung phong tham gia, trước cả khi công ty được phép tiến hành nghiên cứu trên người. Điều này làm tăng mối lo ngại về y đức trong giới quan sát phương Tây. Bài đăng của công ty đề cập đến tinh thần hy sinh, kèm hình ảnh 7 người đàn ông mặc vest và đeo cà vạt, gồm cả các nhà khoa học, doanh nhân và đảng viên.
Chuyên viên điều chế vaccine trong một phòng thí nghiệm của Sinovac Biotech, trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 29/4. Ảnh: AFP.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, với gần 14 triệu người nhiễm và hơn 593.000 người chết. Các quốc gia đang nỗ lực chạy đua nhằm tìm ra vaccine chống lại dịch bệnh. Trung Quốc nỗ lực cho thấy mình là một ứng viên tiềm năng lớn trong đường đua này.
8 trong số hơn 20 loại vaccine tiềm năng trên toàn thế giới, đang trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau trên người, xuất phát từ Trung Quốc. SinoPharm và một công ty Trung Quốc khác tuyên bố họ đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Cả Trung Quốc và SinoPharm đã đầu tư rất nhiều vào một công nghệ thử nghiệm vaccine: điều chế vaccine bất hoạt bằng cách phát triển toàn bộ virus trong phòng thí nghiệm, sau đó giết chết nó, cách vaccine bại liệt đã được tạo ra. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu ở phương Tây lại sử dụng công nghệ mới hơn là nhắm vào các protein hình gai bao quanh virus, nhưng hiệu quả được chứng minh chưa nhiều.
Bài đăng trực tuyến của SinoPharm với tựa đề "Giúp đỡ một tay để giành được thanh gươm chiến thắng". Ảnh: AP.
Theo ông Yanzhong Huang, thành viên cấp cao tại Ủy ban Quan hệ đối ngoại, tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ cho rằng "ý tưởng về những người sẵn sàng hy sinh bản thân được mong đợi khá nhiều ở Trung Quốc". Tuy nhiên, ông Huang cho rằng điều này có thể vi phạm nguyên tắc tự nguyện, nền tảng y đức hiện đại. SinoPharm từ chối bình luận về vấn đề này.
SinoPharm đang thử nghiệm hai loại vaccine đã được chính phủ cho phép thử nghiệm trên người giai đoạn một, từ giữa đến cuối tháng 4. Trong một bài đăng trên tài khoản WeChat chính thức của một công ty con, công ty cho biết họ đã tiến hành "thử nghiệm trước" hồi cuối tháng 3 để "vaccine được tung ra thị trường sớm nhất có thể".
Đây không phải là động thái "đi tắt" duy nhất mà Trung Quốc đang đi trong quá trình điều chế caccine. Hồi cuối tháng 6, chính phủ nước này cho phép quân đội sử dụng một loại vaccine thử nghiệm được sản xuất bởi công ty công nghệ sinh học CanSino Biologics, có trụ sở Thiên Tân, bỏ qua thử nghiệm cần thiết cuối cùng để chứng minh hiệu quả của nó.
CanSino giờ cho biết họ đang đàm phán với 4 nước khác về việc thực hiện nghiên cứu này. Một số người tham gia thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của CanSino hồi tháng 3 cho biết các nhà nghiên cứu trong dự án tuyên bố họ đã được tiêm vaccine vào ngày 29/2, trước khi cơ quan quản lý phê duyệt.
CanSino và cơ quan quản lý sinh phẩm y tế Trung Quốc, nơi phê duyệt các thử nghiệm vaccine, đều từ chối bình luận thông tin.
Vaccine Covid-19 Mỹ đầu tiên được bình duyệt Vaccine Covid-19 từ Moderna tiếp tục đạt hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn một, thực hiện độc lập bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH). Kết quả được công bố trên Tạp chí Y khoa New England hôm 14/7, cho thấy vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch đủ để ngăn ngừa nCoV. Thử nghiệm tiến hành trên 45 người trưởng thành...