Triều Tiên nâng cao răn đe – Tiến trình phi hạt nhân hóa thụt lùi?
Triều Tiên cảnh báo, mọi thứ đang trở lại vạch xuất phát trước khi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều diễn ra năm 2018.
Sau 3 tuần “vắng bóng”, hôm 23/5 nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì 1 cuộc họp quan trọng của Quân ủy Trung ương nước này với nội dung thảo luận về các “chính sách mới”, nhằm tăng cường khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân của Triều Tiên. Nội dung cuộc họp được dư luận quốc tế chú ý trong bối cảnh tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều vẫn bế tắc suốt hơn 1 năm qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA.
Theo Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA), cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương Triều Tiên là bước đi có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các biện pháp chính trị và tổ chức để tăng cường các lực lượng vũ trang nước này. Cuộc họp thảo luận những chính sách mới, nhằm tăng cường hơn nữa khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân và đặt lực lượng vũ trang chiến lược ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu chung cho việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của đất nước. Trong đó, có việc đề ra biện pháp tăng cường khả năng tấn công hỏa lực của Quân đội nhân dân Triều Tiên.
Tại cuộc họp, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “hiện thực hóa sự lãnh đạo toàn diện của Đảng” đối với quân đội, đồng thời chỉ ra “các vấn đề cần tập trung nhằm duy trì hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang ở Triều Tiên cũng như các nhiệm vụ và cách thức thực hiện”.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã ký ban hành các biện pháp quân sự liên quan được thông qua sau cuộc họp, bao gồm các biện pháp tăng cường trách nhiệm và vai trò của các cơ sở giáo dục quân sự, tổ chức lại hệ thống chỉ huy quân sự và thúc đẩy hàng ngũ quân đội chỉ huy.
Động thái mới nhất của Bình Nhưỡng hướng tới việc thúc đẩy khả năng răn đe hạt nhân diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều đã bế tắc suốt hơn 1 năm qua.
Cách đây ít ngày, Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora nhận định, các cuộc đàm phán này có thể sẽ chỉ được nối lại sau cuộc bầu cử Mỹ sắp tới. Và rằng Bình Nhưỡng đang coi việc đối thoại này là vô nghĩa.
Nhận định này được xem là có căn cứ khi mới đây Triều Tiên cảnh báo, mọi thứ đang trở lại vạch xuất phát trước khi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều diễn ra năm 2018 – cuộc gặp “dọn đường” cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ – Triều hồi tháng 6 cùng năm.
Phát thanh viên Hãng tin KRT cho biết: “Cuộc tập trận mới đây là cơ hội đánh thức chúng ta một lần nữa với thực tế rõ ràng là kẻ thù vẫn luôn là kẻ thù. Mọi thứ hiện đang quay trở lại điểm xuất phát trước cuộc họp thượng đỉnh liên Triều năm 2018″.
Ngày 22/5, tờ Washington Post của Mỹ dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao và 2 cựu quan chức Mỹ khác cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thảo luận về khả năng thử hạt nhân lần đầu tiên sau 28 năm, kể từ năm 1992.
Theo Giám đốc điều hành của Hiệp hội kiểm soát vũ khí có trụ sở ở Mỹ, Daryl Kimball quyết định như vậy của Mỹ có thể là 1 bước đi khác, phá vỡ các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – người đã không còn cảm thấy bị ép buộc trong việc dừng các vụ thử hạt nhân.
Triều Tiên muốn tăng cường răn đe hạt nhân
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp của Quân ủy Trung ương để thảo luận các chính sách mới nhằm củng cố năng lực hạt nhân.
"Trọng tâm tại cuộc họp là những chính sách mới nhằm tăng cường hơn nữa khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin, song không nói rõ cuộc họp diễn ra ngày nào.
KCNA không nêu cụ thể những yêu cầu của răn đe hạt nhân, nhưng nói rằng "các biện pháp quan trọng" đã được đưa ra tại cuộc họp "để tăng đáng kể khả năng tấn công hỏa lực của Quân đội Nhân dân Triều Tiên".
Các cuộc thảo luận của Quân ủy Trung ương cũng tập trung "đặt lực lượng vũ trang chiến lược vào hoạt động cảnh báo cao" phù hợp với "xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của đất nước".
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp của Quân ủy Trung ương trong bức ảnh được KCNA công bố hôm nay. Ảnh: KCNA.
Nếu cuộc họp diễn ra trong vài ngày qua, đây sẽ là lần xuất hiện công khai đầu tiên của Kim Jong-un trong gần ba tuần, theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc. Kim Jong-un tháng trước gây chú ý vì những đồn đoán sức khỏe sau khi vắng mặt tại các sự kiện lớn của đất nước. Tin đồn chỉ chấm dứt khi lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện tại lễ khánh thành một nhà máy phân bón ở phía bắc Bình Nhưỡng hai tuần sau đó.
Tin tức về các cuộc thảo luận hạt nhân của Triều Tiên xuất hiện sau khi tờ Washington Post hôm 22/5 đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về việc tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1992 như một lời cảnh báo đối với Nga và Trung Quốc.
Daryl Kimball, giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ, nói với tờ báo rằng quyết định này có thể "phá vỡ" các cuộc đàm phán với Kim Jong-un bởi lãnh đạo Triều Tiên sẽ "không còn cảm thấy buộc phải tôn trọng cam kết dừng thử hạt nhân".
Tổng thống Donald Trump khen ngợi sự tái xuất của ông Kim Jong-un Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa hoan nghênh sự tái xuất của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sau nhiều tuần có tin đồn về sức khỏe, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh rằng, tiến trình đàm phán hạt nhân đang ở mức mong manh nhất từ trước đến nay. "Tôi rất vui khi nhìn thấy ông ấy trở lại và khỏe mạnh",...