Triều Tiên muốn cân bằng lực lượng với Mỹ bằng hạt nhân
Triều Tiên hôm qua tuyên bố nước này muốn đảm bảo thế “ cân bằng lực lượng” với Mỹ bằng việc tiếp tục chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Binh sĩ Triều Tiên diễu hành trên quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng năm 2011. Ảnh: Reuters.
“Như lịch sử đã chứng minh, các duy nhất để ngăn xảy ra chiến tranh giữa DPRK và Mỹ, vốn thiếu tin cậy lẫn nhau và từ lâu chỉ có thù địch, là củng cố khả năng quốc phòng, cân bằng các lực lượng”, Yonhap dẫn lại thông báo từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết. DPRK là từ viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cáo buộc Washington khiến quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thất bại. Mỹ đang “cố trốn tránh trách nhiệm với chính sách hoàn toàn lạc hướng của họ” về Triều Tiên, Bộ Ngoại giao nước này cho biết thêm.
Thông báo trên xuất hiện sau khi các phái viên hàng đầu về hạt nhân từ Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tuần trước tổ chức gặp ba bên ở thủ đô Seoul.
Video đang HOT
Theo phía Triều Tiên, trong cuộc gặp, cả ba bên đã tìm cách bóp méo sự thật bằng việc tạo ra ấn tượng rằng họ muốn đối thoại nhưng Bình Nhưỡng từ chối.
“Rõ ràng là DPRK từ lâu đã kêu gọi nối lại đối thoại vô điều kiện, có nỗ lực chân thành vì điều đó, nhưng Mỹ lại ngăn cản, đưa ra ‘những điều kiện tiên quyết’ không hợp lý”, Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố.
Kho hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng không phải là “biện pháp đe dọa hay con bài để đổi lấy điều gì đó”. Chúng là “răn đe để phòng thủ trước mối đe dọa hạt nhân và xâm lược quân sự thường trực từ Mỹ, đồng thời là một thế lực công lý đẩy lùi kẻ thù và trả đũa tàn nhẫn trong trường hợp có chiến tranh”, cơ quan này cảnh báo. “Hậu quả sẽ thêm thảm khốc nếu Mỹ không rút ra bài học”.
Như Tâm
Theo VNE
Shangri-La 2015: Nhà nước Hồi giáo sẽ khủng bố Đông Nam Á?
Lãnh đạo Singapore tại Đối thoại Shangri-La cho biết, mối đe doạ khủng bố tại các nước Đông Nam Á có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều trong tương lai.
Mở màn cho ngày làm việc hôm thứ Sáu (29/5) của Đối thoại Shangri-La, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hàng đầu khu vực châu Á, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhận định, khu vực đang có ba vấn đề cần giải quyết. Các vấn đề gồm: Sự cân bằng quyền lực, hợp tác và chống chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.
Không có gì ngạc nhiên khi nói về phần khủng bố, ông Lý Hiển Long đã tập trung vào các mối đe doạ đến từ lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại khu vực Đông Nam Á. Singapore cũng đã kêu gọi sự mở rộng hợp tác khu vực trong việc chống lại lực lượng này.
Trong bài phát biểu của mình, ông Lý Hiển Long lưu ý Đông Nam Á hiện nổi lên như một "trung tâm tuyển dụng trọng yếu" của IS, với hơn 500 người Indonesia và hàng chục người ở Malaysia đã gia nhập lực lượng này, hình thành lực lượng của riêng họ trong khu vực. Ông cũng liệt kê một số xu hướng đáng lo ngại tại ASEAN, bao gồm các nhóm địa phương cam kết trung thành với IS. Các cuộc tấn công đã được hình thành ở Malaysia. "Mối đe doạ không còn ở xa xôi nữa. Nó đã ở đây", Thủ tướng Singapore nói.
Theo ông Lý Hiển Long, mối quan tâm đáng báo động nhất chính là việc IS có thể thành lập một căn cứ chính thức ở đâu đó trong khu vực. Ông bác bỏ giả định rằng Nhà nước Hồi giáo có thể biến Đông Nam Á thành một tỉnh Hồi giáo như "một giấc mơ bay cao bay xa, hoành tráng". Tuy nhiên, ông cho biết IS có thể tạo ra một vùng lãnh thổ vững chãi trong khu vực giống như cách mà lực lượng này đang tiến hành ở Trung Đông, từ đó đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với toàn bộ khu vực.
"Không quá xa vời với việc IS có thể thiết lập một căn cứ ở đâu đó trong khu vực, dưới sự kiểm soát thực tế của họ giống như ở Syria và Iraq... Điều đó đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với toàn bộ khu vực Đông Nam Á", ông cho biết.
Điều đáng báo động là những lo lắng của ông Lý Hiển Long không phải hoàn toàn vô căn cứ. Một số quốc gia Đông Nam Á khác đã từng cảnh báo về hành động của IS theo hướng này, mặc dù những mối lo của họ chỉ thỉnh thoảng mới được công bố công khai.
Hồi tháng Tư, Malaysia đã phá một âm mưu của một vài thành viên khủng bố IS có ý định đột kích các trại quân đội và cảnh sát để tìm kiếm kho vũ khí, cướp ngân hàng để tài trợ cho hoạt động của lực lượng.Malaysia đã đưa ra cảnh bảo trong vài tháng qua về mối đe doạ của IS ở nước này không chỉ giới hạn trong các cuộc tấn công cá nhân mà còn cả một kế hoạch tạo ra sự hiện diện rộng lớn ở nước này. IS còn muốn tấn công vào các cơ quan nhà nước, bao gồm các trường đại học, các lực lượng quân đội và thậm chí cả các cơ quan chính trị nhằm thiết lập một quốc gia Hồi giáo ở đây.
Rất khó để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa khủng bố từ IS ở Đông Nam Á. Chính phủ các nước dễ bị dao động giữa các thời kỳ đánh giá quá cao và quá thấp, từ đó họ có những lựa chọn mang tính chính trị khác. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng Singapore đánh giá mối đe doạ thực tế của riêng mình về mức độ nghiêm trọng đối với lực lượng IS và tác động tiềm năng của nó với khu vực. Singapore đã đóng góp một tàu chở dầu KC-135 để triển khai các hoạt động ngăn chặn IS ở Trung Đông từ ngày 29/5.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Minh Anh (lược dịch)
Theo Infonet
Cảnh sát bắn hạ một kẻ tấn công gần nơi tổ chức Đối thoại Shangri-La Cảnh sát Singapore đã tăng cường thắt chặt an ninh xung quanh khu vực tổ chức Đối thoại Shangri-La sau vụ việc nói trên. Cảnh sát Singapore ngày 30/5 cho biết họ buộc phải nổ súng vào 1 chiếc xe chở theo 3 người đã bất chấp nguy hiểm, cố ý đâm xuyên qua rào chắn của lực lượng an ninh, khi những...