Triều Tiên mời chào du khách Việt Nam sau thượng đỉnh ở Hà Nội
Các quan chức ngành du lịch CHDCND Triều Tiên nói thượng đỉnh Mỹ-Triều tổ chức Hà Nội là cơ hội vàng để thiết lập thị trường du lịch tại Việt Nam.
Các quan chức ngành du lịch CHDCND Triều Tiên ngày 28-3 kêu gọi du khách Việt Namnắm bắt “cơ hội vàng” đến tham quan Triều Tiên sau thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi cuối tháng 2 tại Hà Nội, hãng AFP đưa tin.
Một đôi tình nhân trong trang phục đồ cưới đi dọc sông Taedong ở thủ đô Bình Nhưỡng trong một chiều đầy sương. Ảnh: AFP
“Chúng tôi đã có một hội nghị thượng đỉnh rất thành công ở Hà Nội… đây là cơ hội vàng để chúng tôi thiết lập một thị trường du lịch tại Việt Nam”, ông Ham Jin, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế Triều Tiên, phát biểu hôm 28-3. Đây là công ty du lịch quốc doanh lớn nhất Triều Tiên, được thành lập vào năm 1953.
Công ty Du lịch Quốc tế Triều Tiên đang tham dự hội chợ du lịch ở Hà Nội và quảng bá một số địa điểm thu hút du khách như bể nuôi cá heo, Bảo tàng Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc toàn thắng ở thủ đô Bình Nhưỡng hay khu nghỉ dưỡng trên núi Masikryong.
AFP dẫn số liệu cho biết, theo ước tính, mỗi năm có khoảng 100.000 du khách nước ngoài tới Triều Tiên, phần lớn là người Trung Quốc.
Ông Ham khẳng định con số này đã tăng gấp đôi vào năm ngoái. “Chúng tôi sử dụng ngành du lịch để đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước”, ông Ham nói với AFP, đồng thời bày tỏ sự chào đón du khách Việt Nam tới thăm Triều Tiên.
Triều Tiên đang xây dựng khu nghỉ dưỡng ven biển Wonsan-Kalma trong khu vực trước đây được sử dụng cho các cuộc tập trận pháo binh và phóng tên lửa đạn đạo. Khu nghỉ dưỡng này dự kiến sẽ là tâm điểm của ngành công nghiệp du lịch non trẻ Triều Tiên khi Bình Nhưỡng tìm cách vực dậy kinh tế trong bối cảnh hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình vũ khí hạt nhân áp vào nước này.
Video đang HOT
THIÊN THANH
Theo PLO
'Luôn sẵn sàng rời bỏ': Donald Trump cân não và khó lường
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những bước đi mềm dẻo, linh hoạt ở vào một thời điểm bước ngoặt. Tuy nhiên, điều kỳ diệu chưa xảy ra và thế giới đang chờ đợi kết quả từ đàm phán Trung - Mỹ.
Trung - Mỹ căng thẳng
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cảnh báo ông có thể từ bỏ một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc "nếu nó không đủ tốt", bất chấp các cố vấn của ông nói về những tiến triển "tuyệt vời" trong các cuộc đàm phán với nước này.
"Tôi luôn sẵn sàng rời bỏ", Tổng thống Trump nói tại Hà Nội, sau khi cắt ngắn cuộc họp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà không đạt một thỏa thuận như trông đợi. "Tôi chưa bao giờ sợ phải rời bỏ một thỏa thuận. Và tôi cũng sẽ làm điều đó với Trung Quốc nếu thỏa thuận không đủ tốt".
Đây cũng là điều mà nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại. Trên MarketWatch, ông Derek Scissors từ Viện doanh nghiệp Mỹ, cho rằng, sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều có thể mang đến một yếu tố bất ổn cho triển vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều, ông Scissors cho rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung dường như đã rất tốt đẹp và hướng tới một thỏa thuận và ông Trump đã không tiếc lời đánh giá cao chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nỗ lực của Trung Quốc đóng góp vào các cuộc đàm phán của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ từ bỏ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc giống như đã làm với Triều Tiên.
Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, sau 7 vòng đàm phán, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một quyết định khá bất ngờ: lùi thời hạn tăng thuế với từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào 0h ngày 2/3 như kế hoạch trước đó cho đến khi ông có thể gặp được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mỹ và Trung Quốc đã cảm thấy thực sự áp lực và lường trước được những kết quả tệ hại đối với nền kinh tế trong tương lai sau loạt đòn áp thuế "ăn miếng trả miếng" lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa lẫn nhau, làm chao đảo các thị trường tài chính, chứng khoán,...
Quyết định tạm lùi áp thuế được đưa ra ở vào thời điểm mà nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ suy giảm tăng trưởng, thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ tụt giảm, trong khi chính quyền ông Trump cũng gặp rất nhiều khó khăn cả về đối nội và đối ngoại và ở trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Kim Jong-un.
Lợi ích cốt lõi: Xung đột dài lâu
Gần đây, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt đồng thuận về một vấn đề khó khăn trong đàm phán thương mại: lập một cơ chế nhằm đảm bảo Trung Quốc thực hiện những cải cách mà họ cam kết trong thỏa thuận song phương.
Phát biểu trước Hạ viện Mỹ ngày 27/2, đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết, cơ chế bao gồm cuộc gặp hàng tháng giữa cấp quản lý thực hiện, gặp hàng quý cấp thứ trưởng, gặp nửa năm cấp bộ trưởng. Hoạt động tiếp xúc dày như vậy là cơ hội để đại diện hai nước kịp thời trình bày và xử lý vấn đề phát sinh.
Mặc dù thông báo đã giải quyết được vấn đề trên, nhưng đại diện Lighthizer nhấn mạnh: "Vẫn còn nhiều việc phải làm trước lẫn sau khi đạt thỏa thuận".
Trước Hạ Viện, ông Robert Lighthizer cho biết còn quá sớm để dự đoán kết quả các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Bắc Kinh. Ông Lighthizer cho biết rằng, Mỹ sẽ cần duy trì mối đe dọa về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trong nhiều năm nữa ngay cả khi hai bên đạt được một thỏa thuận.
Chính quyền Mỹ cũng đã nhiều lần tỏ rõ thái độ không nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết, vấn đề cốt lõi về cấu trúc của chuyển giao sở hữu trí tuệ phải được xử lý. Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại các cuộc đàm phán thương mại, bất kể Trung Quốc cam kết mua 10 triệu tấn đậu nành của Mỹ. Bên cạnh đó còn vấn đề thể chế kinh doanh, vấn đề bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước.
Theo Financial Times, Bắc Kinh có thể sẽ không chịu lùi bước trước một số vấn đề được xem là lằn ranh đỏ. Trung Quốc có thể bác bỏ việc sửa đổi thể chế kinh tế, bỏ bảo hộ đối với các doanh nghiệp nhà nước...
Trên thực tế, đối phó với Trung Quốc được xem là ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.
Về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, mặc dù không đạt được thỏa thuận nhưng ông Trump cũng đã có được một lời cam kết từ chủ tịch Kim đảm bảo sẽ không có các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong tương lai, còn Mỹ sẽ không thắt chặt thêm cấm vận.
Cái được trong cuộc gặp này chính là mối quan hệ cá nhân "nồng ấm", "rất thân thiện" của giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều. Sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên là 1 cơ sở để Mỹ thực hiện các cuộc đàm phán Trung Quốc, nhất là cuộc gặp cấp cao giữa ông Trump và ông Tập vào cuối tháng 3.
Trước đó, Mỹ đã đạt được một loạt các thành tựu trong quan hệ với các nước ở cả Âu, Á và Mỹ. Mỹ đã ký kết thoả thuận thương mại mới với Hàn Quốc, mở rộng hợp tác quân sự với Nhật Bản và Úc; đạt được thỏa thuận thương mại với Mexico và Canada...
M. Hà
Theo Vietnamnet
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì hội nghị sĩ quan quân đội Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì môt hội nghị với các chỉ huy quân đội cấp thấp, hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay (27/3) cho biết. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Yonhap dẫn lại thông tin từ KCNA cho biết, ông Kim đã dự hội nghị lần thứ 5 của các chỉ huy đại đội...