Triều Tiên lên án việc Mỹ bán trực thăng Apache cho Hàn Quốc
Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên lên án kế hoạch của Mỹ nhằm bán trực thăng Apache cho Hàn Quốc, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin sáng 23/8, đồng thời cam kết sẽ thực hiện thêm các bước để tăng cường khả năng tự vệ.
Ngày 19/8, Lầu Năm Góc cho biết rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận khả năng bán trực thăng Apache cùng các vật tư và hỗ trợ liên quan cho Hàn Quốc với giá ước tính 3,5 tỷ USD.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố báo chí chỉ trích kế hoạch này của Mỹ là động thái làm gia tăng căng thẳng, bên cạnh các cuộc tập trận quân sự thường niên đang diễn ra của Washington và Seoul.
Video đang HOT
“Đây là hành động khiêu khích liều lĩnh nhằm cố tình làm gia tăng tình trạng bất ổn an ninh trong khu vực”, KCNA trích dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng cáo buộc Washington leo thang xung đột quân sự, “làm mất cân bằng quân sự và do đó làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột mới” trong khu vực bằng cách cung cấp vũ khí sát thương cho các đồng minh và bạn bè của mình.
Tuyên bố cho biết thêm, “sự răn đe chiến lược của Bình Nhưỡng sẽ được tăng cường hơn nữa để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia cũng như hòa bình khu vực”, đồng thời cam kết sẽ tiến hành các hoạt động quân sự đều đặn để tăng cường khả năng tự vệ.
AH-64 Apache là một loại máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Mỹ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Cái tên Apache được đặt theo tên một bộ tộc thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Mỗi chiếc AH-64 Apache với hệ thống vũ khí tiêu chuẩn có giá từ dao động 20 đến 65 triệu USD tùy theo phiên bản.
Khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn vào cuối năm
Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức Nhà Trắng đề cập đến khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vào cuối năm nay, tiếp theo hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Trại David (Mỹ) vào năm ngoái.75
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản ngày 21/5/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bà Mira Rapp-Hooper, Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực Đông Á và châu Đại Dương tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, đã đề cập đến khả năng này khi phát biểu tại một sự kiện do Viện Hudson tổ chức ở thủ đô Washington ngày 15/8 (theo giờ địa phương).
Trong đó, bà nhấn mạnh Mỹ - Nhật - Hàn sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác ba bên lên cấp độ chiến lược trong dài hạn và việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa lãnh đạo ba nước trước cuối năm nay là một trong những phương thức để đạt được mục tiêu đó.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Hàn được tổ chức độc lập lần đầu tiên vào tháng 8/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đạt được nhiều thỏa thuận có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ ba nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Bà Rapp-Hooper bày tỏ tin tưởng những nỗ lực mà ba nước đạt được trong thời gian qua cùng với những bước đi từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục củng cố hơn nữa quan hệ đối tác Mỹ - Nhật - Hàn trong những năm tới.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida gần đây thông báo quyết định không tham gia tranh cử cuộc bầu cử chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9. Trong khi đó, tại Mỹ, đương kim Tổng thống Biden cũng đã quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.
Với những thay đổi trên, bà Rapp-Hooper nhấn mạnh ba nước đã thể chế hóa các chủ trương hợp tác trong năm qua, qua đó giúp đảm bảo mối quan hệ đối tác sẽ bền vững theo thời gian, bất chấp những biến động trong đời sống chính trị của mỗi nước.
Liên quan đến tình hình ở bán đảo Triều Tiên, bà Rapp-Hooper khẳng định Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như tái khởi động đối thoại với Triều Tiên.
Hàn Quốc đề xuất lập kênh đối thoại chính thức với Triều Tiên Đề xuất này đã được nhà lãnh đạo Hàn Quốc đưa ra hôm nay (15/08) nhân Ngày Giải phóng, kỷ niệm 79 năm độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật Bản (1910-1945) sau Thế chiến thứ hai. Một tín hiệu tích cực trên bán đảo Triều Tiên khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa đề xuất thiết...