Triều Tiên lần đầu tố kẻ thù tấn công mạng
Bình Nhưỡng vừa lần đầu tiên tố cáo kẻ thù tấn công vào các máy chủ, trong khi Triều Tiên đang đe dọa về một cuộc chiến tổng lực đáp lại cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn Quốc.
Người Bình Nhưỡng dùng máy tính. Ảnh minh họa: AP
Hãng thông tấn KCNA hôm nay cho biết trong một bài xã luận rằng các hệ thống máy chủ Internet do nhà nước Triều Tiên điều hành đã bị tin tặc tấn công mạnh và liên tục. Hãng này không đi vào thông tin chi tiết, nhưng ám chỉ rằng cuộc tấn công đã diễn ra trong nhiều ngày.
Hãng thông tấn cho biết Bình Nhưỡng đang là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, nhằm trả đũa lại lập trường cứng rắn của nước này chống lại những hành động khiêu khích. Bài xã luận cũng cho biết những cuộc tấn công này là đáng kể bởi chúng diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận lớn.
“Chúng tôi sẽ không để bị động trước những cuộc tấn công mạng do kẻ thù tiến hành, vốn đã lên đến mức nghiêm trọng và là một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm bóp nghẹt Triều Tiên”, KCNA cho hay.
Video đang HOT
Thông tin về cuộc tấn công mạng vào Triều Tiên được đưa ra lần đầu tiên bởi một hãng thông tấn Nga hôm 13/3. Hãng này cho biết mạng Internet ở Triều Tiên đã bị chặn và các nguồn tin chính thức cho rằng nước này có thể đã bị một đòn tấn công mạng cường độ cao.
Theo Yonhap, Triều Tiên từng bị cáo buộc tiến hành tấn công mạng vào nhiều trang web của Hàn Quốc và Mỹ, nhưng đây là lần đầu tiên nước này cáo buộc các thế lực nước ngoài tấn công máy chủ của chính mình.
Chosun Ilbo dẫn lời Ryu Dong-ryeol, chuyên gia thuộc một viện do chính phủ tài trợ ở Seoul, Hàn Quốc cho biết cuộc tấn công quy mô lớn này ít có khả năng do một tin tặc cá nhân tiến hành, bởi tất cả các trang web có máy chủ ở Triều Tiên đều bị ảnh hưởng, và nó kéo dài hai ngày. Ông cũng khẳng định chính phủ Hàn Quốc không liên quan đến đòn tấn công mạng.
“Thật kỳ lạ khi mạng lưới Internet của Triều Tiên bị tin tặc tấn công lâu đến vậy”, ông Ryu, đến từ Viện Khoa học Cảnh sát, cho biết. “Có thể chính quyền Triều Tiên tự tiến hành sự cố này như một cách để thoát khỏi tình thế quốc tế bế tắc hiện tại”.
Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận lớn với sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ hai nước. Hai nước này liên tục khẳng định cuộc diễn tập nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công từ Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng tuyên bố Seoul và Washington đang tập dượt xâm lược.
Để đáp lại, Triều Tiên đơn phương tuyên bố hủy hiệp định đình chiến từng giúp chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và bất tuân thủ các hiệp ước hòa bình ký kết giữa hai nước.
THeo VNE
Nga sẽ trục vớt các tàu ngầm hạt nhân chìm dưới đáy biển
Bộ Quốc phòng Nga hiện đang lên kế hoạch trục vớt hai chiếc tàu ngầm hạt nhân bị đắm ở biển Barents và Kara nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm phóng xạ ở các vùng biển này.
Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đã buộc Nga phải tính đến trục vớt các tàu ngầm hạt nhân bị chìm dưới đáy biển.
Thông tin trên được tờ Izvestia của Nga đăng tải vào ngày 11/10. Dẫn nguồn tin quân sự tờ báo cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức một buổi đấu thầu quốc tế, có thể có sự tham gia của các công ty ở Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và Mỹ, do hải quân Nga không có đủ thiết bị cần thiết thực hiện hoạt động trục vớt ở dưới biển sâu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp November B-159 (K-159) bị đắm ở biển Barrents vào tháng 8/2003, dưới độ sâu 238m, với 9 thành viên thủy thủ và 800kg nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Trong khi đó tàu ngầm K-27 là một tàu ngầm tấn công thử nghiệm được xây dựng năm 1962 và được "giải ngũ" vào năm 1979 do lò phản ứng gặp trục trặc. Phòng chứa lò phản ứng đã được niêm phong và tàu ngầm bị đắm ở biển Kara năm 1982, ở độ sâu 75m.
Sau vụ đắm tàu ngầm hạt nhân Kursk năm 2000, Nga đã đưa rất nhiều tàu lặn sâu từ Anh và Iceland "vào cuộc", song những tàu này được thiết kế nhằm tìm kiếm và cứu nạn chứ không phải cho hoạt động trục vớt.
Hai công ty của Hà Lan, Mammoet và Smit International, đã ký hợp đồng với chính phủ Nga trục vớt tàu ngầm Kursk vào năm 2001.
Còn xác của một tàu ngầm đắm khác, tàu Komsomolets, nhiều khả năng sẽ mãi mãi nằm lại vị trí nó bị đắm trong vụ tai nạn năm 1989, do hoạt động trục vớt tốn kém và nguy hiểm.
Tàu ngầm hạt nhân K-278 Komsomolets bị đắm ở Biển Na Uy vào ngày 7/4/1989, nam Đảo Bear. Tàu ngầm bị đắm cùng với một lò phản ứng đang hoạt động và 2 đầu đạn hạt nhân, nằm ở độ sâu 1.685m.
Theo Dantri
Hàn Quốc mở rộng tầm bắn tên lửa gấp 3 lần, bao phủ toàn bộ Triều Tiên Hàn Quốc và Mỹ chính thức đạt được thỏa thuận mở rộng tầm bắn các hệ thống tên lửa của nước này lên gần gấp ba lần, từ 300 lên 800 km, với mục đích phản ứng tốt hơn với những mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên. Hàn Quốc từ lâu đã nhấn mạnh nhu cầu muốn củng cố sức...