Triều Tiên lần đầu thử vũ khí mới sau khi thượng đỉnh Mỹ – Triều
Triều Tiên thông báo đã thử “ vũ khí chiến thuật mới” và nhà lãnh đạo Kim Jong Un trực tiếp thị sát đợt thử nghiệm này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đợt thử nghiệm vũ khí mới có thể là động thái cho thấy sự không hài lòng của Triều Tiên trong đàm phán hạt nhân bế tắc với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trực tiếp quan sát cuộc thử nghiệm loại vũ khí chưa xác định vào ngày 17.4, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết. Ông Kim được cho là đã nói rằng, “việc phát triển hệ thống vũ khí mới giúp tăng cường năng lực chiến đấu của quân đội Triều Tiên”.
Được biết, ông Kim thị sát vụ thử vũ khí từ một địa điểm quan sát và đây là lần đầu tiên ông Kim làm như vậy kể từ tháng 11 năm ngoái. Khi đó, ông Kim đã chứng kiến vụ thử vũ khí “chiến thuật hiện đại”.
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai thử vũ khí kể từ cuộc gặp không có kết quả giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 2.
Video đang HOT
Bức ảnh ông Kim quan sát một đợt huấn luyện phi công Triều Tiên vào ngày 16.4.2019.
KCNA không mô tả chính xác vũ khí mới là gì hay liệu đây là tên lửa hay loại vũ khí nào khác, nhưng cụm từ “chiến thuật” ngụ ý nó có thể là một vũ khí tầm gần, chứ không phải tên lửa đạn đạo tầm xa đe dọa Mỹ. KCNA khẳng định vũ khí mới có “chế độ dẫn đường chiến đấu khác biệt” và “một đầu đạn uy lực”.
Một trong những quan chức Triều Tiên được KCNA nhắc đến trong vụ thử là Pak Jong Chon. Người này được biết đến là quan chức pháo binh.
Vụ thử diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đã khôi phục hoạt động ở trung tâm nghiên cứu tên lửa và bãi phóng tầm xa.
Hồi tháng 4.2018, ông Kim tuyên bố Triều Tiên sẽ ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Bởi vì năng lực hạt nhân của BÌnh Nhưỡng “đã được kiểm chứng”.
Nhà Trắng tuyên bố đã nhận được thông tin về việc Triều Tiên thử vũ khí mới và hiện chưa đưa ra bình luận.
Theo Danviet
AFP: Lý do Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Trump - Kim lần thứ 2
Theo nhận định của AFP, là một người bạn của cả Mỹ và Triều Tiên, Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong 2 ngày 27-28/2.
Dưới đây là một số lý do tại sao Việt Nam được chọn là địa điểm để tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.
Việt Nam là quốc gia có thể đáp ứng mọi yêu cầu. Đây là địa điểm đủ ngắn để ông Kim Jong-un bay từ Bình Nhưỡng, cũng như là địa điểm đều có các đại sứ quán Mỹ và Triều Tiên, hỗ trợ việc lên kế hoạch chuẩn bị hội nghị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017, ngày 11/11, Đà Nẵng. (Nguồn: Getty Images)
Hà Nội cũng có mối quan hệ thân thiện với cả hai nước này và được xem như một quốc gia "trung lập".
Không chỉ vậy, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Triều Tiên có quan hệ hữu hảo. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Triều Tiên đã sụt giảm, chỉ đạt 7 triệu USD trong năm 2017 do các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quốc gia cộng sản Đông Bắc Á song chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Kim Jong-un, chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo trẻ này, có thể là cơ hội để ông Kim Jong-un học hỏi sự chuyển đổi kinh tế hậu chiến tranh của Việt Nam.
Việt Nam cũng có thể là một địa điểm quan trọng chiến lược với Mỹ - quốc gia hiện đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên.
Theo chuyên gia nghiên cứu Cheon Seong Whun tại Viện Asan về Nghiên cứu Chính sách ở Seoul (Hàn Quốc), từ Việt Nam, ông Trump có thể "ra dấu với Bắc Kinh rằng, Triều Tiên không nằm trong tay họ, Mỹ có một đối trọng với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này".
Washington cũng thích phô trương câu chuyện kinh tế thành công của Hà Nội, vốn đã được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "chào hàng" trong chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á này hồi năm ngoái.
Về phần mình, Việt Nam cũng muốn chứng tỏ uy tín ngoại giao của mình trên vũ đài quốc tế, sau hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 và Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực năm 2018.
Theo nhà phân tích chính sách Vũ Minh Khương tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, việc chủ trì hội nghị thượng đỉnh thu hút này có thể nâng tầm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, vốn giúp Việt Nam thu hút du lịch và đầu tư nước ngoài".
Theo Thegioi&VietNam
Báo cáo của LHQ: Lệnh trừng phạt quốc tế không hiệu quả với Triều Tiên Các nhà phân tích nhận định chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên vẫn nguyên vẹn, bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc và cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn còn nguyên vẹn. Theo một báo cáo...