Triều Tiên lần đầu lên Google Maps
Google vừa cập nhật dịch vụ bản đồ có bổ sung chi tiết hơn bao giờ hết các địa điểm ở Triều Tiên – đất nước lâu nay vẫn như trắng xóa trên dịch vụ của gã khổng lồ tìm kiếm.
Giờ đây, người sử dụng có thể zoom vào để xem vị trí nhiều địa danh chi tiết hơn, như trại cải tạo lao động, cơ sở hạt nhân.
Dữ liệu được biên doạn bởi công cụ Map Maker của Google, cho phép mọi người đóng góp ảnh vệ tinh hoặc kiến thức bản địa.
Được tung ra từ năm 2008, Map Maker đã đóng góp để hoàn thiện dịch vụ Google Maps với bản đồ của nhiều nước như Iraq và Afghanistan.
Bản đồ chi tiết này được tung ra sau chuyến thăm nhân đạo mang tư cách cá nhân của Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt tới Triều Tiên.
Trong trường hợp Triều Tiên, các bức ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chính, chứ không phải kiến thức bản địa. Hầu hết người dân Tiều Tiên không được sử dụng internet.
Video đang HOT
Google cho biết khá nhiều người Hàn Quốc đóng góp để góp phần tạo nên tấm bản đồ về Triều Tiên.
“Rất nhiều người khắp thế giới quan tâm, tò mò về Triều Tiên, và bản đồ này đặc biệt quan trọng đối với người Hàn Quốc vì đa phần trong số họ vẫn có họ hàng, nguồn gốc tổ tiên ở đó,” Jayanth Mysore, quản lý sản phẩm cấp cao của Google Map Maker nói.
Triều Tiên không còn trắng xóa trên Google Map
Một người Australia cũng có đóng góp đáng kể. “Tôi muốn đến Triều Tiên vì nơi đó chưa có trên bản đồ. Tôi quyết định bắt đầu vẽ bản đồ để ít nhất tôi có thể thấy việc đi lại trong đất nước này dễ như thế nào”, Sebastiaan van Oyen, quản lý rủi ro của một công ty tài chính tại Sydney, nói.
Van Oyen cho biết anh dùng ảnh vệ tinh để lấy dữ liệu, và nói rằng những dữ liệu này “đủ tin cậy để lập bản đồ cho toàn bộ đất nước, dù chất lượng và ngày tháng của số liệu không thống nhất”.
Theo Van Oyen, trở ngại lớn nhất trong việc tạo bản đồ chi tiết về Triều Tiên là thu thập kiến thức bản địa để cụ thể hóa tất cả các địa danh.
Theo 24h
Triều Tiên bị nghi ngờ che giấu nhiều cơ sở làm giàu Uranium
Vừa qua, hãng tin Kyodo đã trích dẫn một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh, Mỹ và Hàn Quốc đã nhận thấy Triều Tiên không chỉ có 1 nhà máy làm giàu Uranium.
Vào tháng 10/2011, Triều Tiên đã cho phép các chuyên gia Mỹ và đến thăm cơ sở làm giàu uranium bí mật tại cơ sở hạt nhân Yongbyon để biểu lộ thành ý của mình và cũng chứng tỏ cho thế giới thấy, Triều Tiên làm giàu Uranium nhằm phục vụ cho mục đích dân dụng. Tuy vậy, Mỹ vẫn luôn lo lắng, sở hữu khả năng làm giàu được Uranium sẽ khiến cho Triều Tiên nỗ lực đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu vũ khí hạt nhân mà họ luôn ấp ủ.
Các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được lưu giữ trong một hồ làm mát
tại cơ sở hạt nhân Yongbyon
Chính phủ Triều Tiên luôn khẳng định, Uranium làm giàu sẽ chỉ dùng để cung cấp nguyên liệu cho 1 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ duy nhất ở cơ sở hạt nhân Yongbyon. Thế nhưng, vừa qua hãng tin Kyodo đã trích dẫn một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh, Mỹ và Hàn Quốc đã nhận thấy Triều Tiên có rất nhiều cơ sở làm giàu Uranium.
Nếu nguồn tin của Bộ ngoại giao Hàn Quốc là chính xác, nó sẽ khẳng định lại quan điểm của thế giới về vấn đề "Triều Tiên đang che giấu các cơ sở sản xuất Uranium làm giàu, phục vụ cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân". Bởi vì, suốt từ năm 2009 đến nay, Triều Tiên không cho phép các thanh sát viên vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc nhập cảnh vào nước mình.
Ảnh vệ tinh bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên
Từ đầu tháng 12-2012 vừa qua, Mỹ và Hàn Quốc tỏ ra hết sức chú ý vào động thái gấp rút tu sửa lại những thiệt hại sau đợt lũ lụt ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở khu vực núi Mantap-san (cách Kilchu 42km về phía Tây Bắc, tỉnh Bắc Hamgyong) của Triều Tiên. Họ nghi ngờ Bình Nhưỡng nhanh chóng tái thiết lập khả năng vận hành của cơ sở này để phục vụ cho một vụ thử hạt nhân mới sắp diễn ra.
Theo ANTD
Thế giới thiệt hại tới 2.000 tỉ USD nếu tấn công Iran Hiệp hội các Nhà khoa học Mỹ (FAS) vừa công bố báo cáo cho rằng, kinh tế Mỹ và thế giới nói chung sẽ bị thiệt hại "vô cùng lớn" nếu Mỹ mở cuộc tấn công quân sự vào Iran nhằm chặn đứng chương trình hạt nhân của nước này. Sinh viên biểu tình ủng hộ chương trình hạt nhân Iran ở quảng...