Triều Tiên lại tuyên bố “sạch bóng” Covid-19
Triều Tiên thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng nước này đã xét nghiệm hơn 30.000 người và không ghi nhận ca mắc Covid-19 nào.
Triều Tiên đã cách ly và xét nghiệm hàng chục nghìn người nhưng chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào (Ảnh minh họa: Reuters).
Báo cáo của WHO ngày 22/6 cho biết, Triều Tiên thông báo nước này đã tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho hơn 30.000 người tính đến ngày 10/6 và vẫn chưa phát hiện ca nhiễm nào.
Số liệu xét nghiệm mới nhất của Triều Tiên bao gồm 733 người được xét nghiệm trong thời gian từ ngày 4/6 đến ngày 10/6, trong đó 149 người có biểu hiện giống cúm hoặc viêm đường hô hấp cấp.
Trước đó, WHO đầu tháng 5 cũng xác nhận Triều Tiên chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào và 26.000 người Triều Tiên đã được xét nghiệm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi việc Triều Tiên chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, trong khi thế giới cho đến nay ghi nhận hơn 179 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 3,8 triệu ca tử vong vì Covid-19, tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Triều Tiên nhiều lần khẳng định vẫn “sạch bóng” Covid-19 dù có đường biên giới chung với Trung Quốc – nơi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trên thế giới và Hàn Quốc – nơi từng bùng phát ổ dịch lớn hồi năm ngoái.
Ngay sau khi dịch bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, Triều Tiên đã có các biện pháp ứng phó nhanh chóng và nghiêm ngặt như kiểm soát chặt biên giới, cách ly hàng chục nghìn người khi có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19.
Triều Tiên cũng tiến hành kiểm tra các nguồn nước uống như sông hồ, để đảm bảo mầm bệnh không theo dòng nước chảy vào Triều Tiên. Đối với những người từ nước ngoài trở về, Triều Tiên tăng thời gian cách ly lên 30 ngày.
Mô tả các nỗ lực chống dịch là “vấn đề sống còn của đất nước”, Triều Tiên đã hạn chế khách du lịch, đồng thời kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động đi lại và thương mại xuyên biên giới.
Việc áp lệnh phong tỏa đã gây thêm sức ép cho nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn của Triều Tiên, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn chưa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng do chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Tuy chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, nhưng việc đóng cửa biên giới cùng với các biện pháp phòng dịch khác được cho là ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của Triều Tiên do hoạt động giao thương với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng – bị gián đoạn.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuần trước đã kêu gọi các quan chức Triều Tiên kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp chống Covid-19. Đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn chưa sẵn sàng mở cửa biên giới trong thời gian tới.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, cảnh báo mặc dù Triều Tiên chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, nhưng do tình hình dịch trên thế giới vẫn ảm đạm, người dân cần tiếp tục cảnh giác, thích nghi với thực tế dịch bệnh kéo dài bởi vắc xin không phải giải pháp triệt để.
COVAX, một sáng kiến toàn cầu nhằm chia sẻ vắc xin Covid-19 cho các nước nghèo, cho biết sẽ cung cấp gần 2 triệu liều vắc xin cho Triều Tiên nhưng lô hàng bị trì hoãn do các cuộc tham vấn kéo dài.
Triều Tiên viện trợ tài chính nước ngoài lần đầu sau hơn 15 năm
Mặc dù tình hình lương thực trong nước "căng thẳng" do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Triều Tiên vẫn đóng góp vào chương trình của Liên Hợp Quốc để viện trợ nhân đạo cho Myanmar.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters).
Reuters dẫn thông tin từ Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, hôm 24/5, Triều Tiên đã đóng góp 300.000 USD vào Quỹ viện trợ Nhân đạo cho Myanmar. Đây là quỹ kêu gọi khoảng 276 triệu USD để hỗ trợ Myanmar - nơi hàng trăm người đã thiệt mạng kể từ cuộc binh biến hồi đầu tháng 2.
Lần gần đây nhất Triều Tiên viện trợ tài chính cho nước ngoài thông qua Liên Hợp Quốc là vào năm 2005 khi Bình Nhưỡng dành 150.000 USD hỗ trợ các nước bị tàn phá bởi sóng thần năm 2004 gồm Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Maldives và Sri Lanka.
Hiện tại, Triều Tiên cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai và đại dịch. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 16/6 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết, kinh tế Triều Tiên đã có dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm 2021 nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn "căng thẳng".
"Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo do thiệt hại từ trận bão năm ngoái", ông Kim nói.
Ông Kim cũng nhấn mạnh, đại dịch kéo dài đòi hỏi Đảng Lao động Triều Tiên phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.
Đến nay, mặc dù đã xét nghiệm và cách ly hàng chục nghìn trường hợp nhưng Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào nhờ nhanh chóng đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước mặc dù việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế, thương mại.
Em gái ông Kim Jong-un dập tắt hy vọng đàm phán của Mỹ Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bác triển vọng quay trở lại đối thoại với Mỹ sau khi Washington tuyên bố nhận thấy "tín hiệu thú vị" từ Bình Nhưỡng. Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters). Trong tuyên bố được hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đăng tải ngày 22/6,...