Triều Tiên lại chuẩn bị thử tiếp tên lửa đạn đạo?
Sau khi thử bom nhiệt hạch, Triều Tiên lại tiếp tục thử tên lửa đạn đạo với tham vọng sở hữu vũ khí hủy diệt nhất thế giới.
Một vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Tờ Daily Mail của Anh cho biết, ông Kim Jong-un đang lên kế hoạch cho một vụ thử tên lửa đạn đạo nữa sau khi vụ thử hạt nhân lần 6 diễn ra cách đây ít hôm. Thông tin trên được Hàn Quốc cung cấp sau khi Seoul phát hiện ra nhiều dấu hiệu khả nghi quanh bãi thử tên lửa ở Triều Tiên.
Ngay sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch và được xem là thành công, Hàn Quốc đã diễn tập quân sự nhằm phản đối động thái gây hấn của Bình Nhưỡng. Mỹ cũng tuyên bố sẽ đáp trả “bằng các biện pháp quân sự cực mạnh” nếu Triều Tiên tiếp tục gây hấn. Ông Trump khẳng định nước Mỹ sẽ sử dụng hạt nhân để bảo vệ các đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bom nhiệt hạch được Triều Tiên thử nghiệm có sức công phá gấp hàng ngàn lần quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Nhật Bản cách đây 72 năm. Hai quả bom thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ.
Ông Kim Jong-un rất quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Sáng ngày 4.9, Hàn Quốc đã điều động thêm rất nhiều dàn tên lửa phòng không khác để củng cố hệ thống THAAD đặt ở nước này. Seoul lo ngại các động thái của Bình Nhưỡng sẽ không hạ nhiệt mà ngày càng căng thẳng hơn.
Trong cuộc tập trận diễn ra sáng ngày 4.9, Hàn Quốc đã bắn tên lửa Hyunmoo II. Ngoài ra, lính Hàn Quốc cũng diễn tập bắn pháo tự hành K-9 tại khu vực Paju.
Sự căng thẳng còn diễn ra trên mặt trận ngôn từ khi Bình Nhưỡng gọi Hàn Quốc là “con rối” và “con cừu hèn nhát”. Triều Tiên cảnh báo rằng Hàn Quốc sẽ phải đối mặt “sức mạnh quân sự khủng khiếp ở cấp độ thế giới”.
Theo Danviet
Hoàn thành điều này thì tên lửa Triều Tiên bắn được Mỹ
Mỹ xác nhận quả tên lửa Triều Tiên bắn ra là tên lửa đạn đạo liên lục địa, vậy mối nguy này có gần tới mức Washington phải ngày đêm lo lắng?
Thiết bị đánh chặn tên lửa của Mỹ.
Ngày 4.7, Triều Tiên bất ngờ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và đạt được thành công lớn khi quả tên lửa này được Bình Nhưỡng tuyên bố lên tới độ cao trên 2.800 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng quả tên lửa đạn đạo chỉ bay tới độ cao 510 km trong thời gian 37 phút rồi mới rơi xuống biển. Báo cáo đầu tiên của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho rằng tên lửa bay cao ít nhất 2.500 km và thời gian bay là khoảng 40 phút. Dù con số chưa được xác thực nhưng khoảng thời gian này cũng không sai lệch nhiều giữa Nga và Mỹ.
Với hầu hết các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, nước này sử dụng quỹ đạo bay "võng xuống" để tránh tên lửa vượt tầm kiểm soát và bay sang các quốc gia khác. Nếu số liệu là chính xác, tên lửa đạn đạo Triều Tiên hoàn toàn có thể bay cao tới 8.000 km.
David Wright, chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, thông số trần bay 8.000 km là đủ để xác định đây là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, tuy chưa thể bắn tới Mỹ nhưng chắc chắn Hawaii và Alaska là trong tầm với. Câu hỏi đặt ra là Mỹ có nên "lo lắng là vừa" với thành tựu quân sự mà Triều Tiên vừa đạt được hay không?
Tên lửa đạn đạo KN-14 Triều Tiên từng "khoe" năm 2015.
Quả tên lửa được Triều Tiên định danh là Hwasong-14, rất giống loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng từng xuất hiện trong lễ duyệt binh cuối năm 2015. Một điểm khác biệt là tên lửa Hwasong-14 sử dụng hai tầng nhiên liệu, trong đó tầng đầu tiên giống tên lửa KN-17 từng bắn thử nhiều lần trước đây.
Một điểm khác biệt nữa của tên lửa đạn đạo lần này là tầng trên cùng và công nghệ quay lại khí quyển đã được thay đổi. Thiết kế mới giúp tăng khả năng khí động học khi bay và không chứa đầu đạn. Điều này giúp tên lửa bay nhanh hơn và không bị ảnh hưởng bởi các tác động như khí quyển hay lực hút nhiều như các thiết kế cũ.
Cuối cùng, Hwasong-14 được khai hỏa bằng xe phóng từng xuất hiện ở quảng trường Kim Nhật Thành. Xe phóng chỉ sử dụng một khoảng không gian nhỏ, bắn tên lửa rồi rời đi nơi khác. Điều này giúp giảm nguy cơ xe phóng đắt tiền bị tên lửa đối phương bắn hạ. Tính cơ động và nhanh nhẹn là điểm cộng với tên lửa Triều Tiên trong các cuộc tấn công phủ đầu.
Theo tờ National Interest, vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được đánh giá là thành công, nhưng chỉ một phần. Với khả năng cao nhất là tên lửa bay cao 8.000 km và quay trở lại khí quyển, Triều Tiên sẽ không thể tấn công được các thành phố đông đúc ở miền đông nước Mỹ.
Nếu chỉ thành công một phần thì Triều Tiên sẽ phải làm rất nhiều điều nữa mới thực hiện được tham vọng bắn tới nước Mỹ. Một tên lửa đạn đạo cần biết cách tắt động cơ chính xác để tấn công các mục tiêu khi quay về khí quyển, dù mục tiêu lớn như căn cứ quân sự hay một thành phố. Nếu tên lửa hết nhiên liệu chỉ vài giây trước khi tấn công mục tiêu, một vụ bắn khác phải được thực hiện lại.
Tên lửa Triều Tiên khai hỏa từ mặt đất.
Một điều khác khiến Triều Tiên cần quan tâm là lớp vỏ bảo vệ khi tên lửa quay trở lại khí quyển. Trong điều kiện ma sát với không khí ở vận tốc cực lớn, lớp vỏ này phải đủ sức chịu nóng để bảo vệ tên lửa đạn đạo. Triều Tiên cũng cần thu nhỏ nhiều thiết bị điện tử khác để gắn cùng đầu đạn nổ và điều này sẽ phải mất vài năm mới có thể thực hiện.
Cuối cùng, một vụ thử tên lửa đạn đạo chưa quyết định được khả năng đáng tin dùng của loại vũ khí ghê gớm này. Tổ đội điều khiển tên lửa cũng cần chứng minh khả năng vận hành, lắp đặt tên lửa đủ nhanh trong điều kiện tấn công phủ đầu với áp lực rất lớn từ Mỹ và Hàn Quốc. Họ cần luyện tập thành thục ở các địa điểm xa xôi với các thiết bị nặng nề, nguy hiểm. Dù cho có thành thục thì khả năng thực hiện trơn tru trong thời điểm chiến tranh nổ ra vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt ở Hàn Quốc.
Tờ National Interest kết luận, ít nhất là 2 tới 3 năm nữa Triều Tiên mới có thể vận hành tên lửa đạn đạo thành thục trong tác chiến và cũng cần thời gian như thế để chỉnh sửa các thông số kĩ thuật trên tên lửa để tăng khả năng chiến đấu. Ít nhất tới năm 2020, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên mới có thể đe dọa được nước Mỹ.
Theo Danviet
Nước Mỹ đang "hở toang" trước tên lửa Triều Tiên? Hệ thống tên lửa đánh chặn được xây dựng từ lâu của Mỹ sử dụng nguyên lý "thiết bị tiêu diệt" với độ chính xác và tốc độ tấn công còn nhiều tranh cãi. Triều Tiên phóng tên lửa hôm 4.7, đúng ngày quốc khánh Mỹ. Khi cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra kế hoạch "Star Wars" để bảo vệ nước...