Triều Tiên không tham dự Hội nghị ASEAN
Đại diện của Triều Tiên sẽ không tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan tại Myanmar.
Quyết định này được phía Triều Tiên đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hối thúc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
“Theo thông báo từ trước, đại diện của Triều Tiên không đến dự Hội nghị của ASEAN lần này”, Irrawaddy dẫn lời Myo Myint Thaung, tổng biên tập hãng thông tấn Myanmar cho biết. Phía Triều Tiên không đưa ra lý do vắng mặt.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Su Yong tham dự diễn đàn ARF của ASEAN hồi tháng 8 (Ảnh Reuters)
Cuộc họp cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan tại Myanmar bắt đầu từ hôm nay, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao như Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Ngày 10/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng tất cả các bên liên quan đến bán đảo Triều Tiên thể hiện sự chân thành và linh hoạt để khôi phục bàn đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và tìm ra giải pháp mà các bên chấp nhận được. Ông Tập đề cập vấn đề Triều Tiên với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh.
Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng là chủ điểm trong trao đổi ngày hôm nay (13/11) giữa ông Tập và Tổng thống Mỹ Obama. Washington luôn đặt điều kiện Bình Nhưỡng phải có những bước đi cụ thể nhằm dỡ bỏ chương trình hạt nhân.
“Chỉ khi Triều Tiên nghiêm túc về việc phi hạt nhân hóa ở bán đảo này và chuẩn bị cho thảo luận thì chúng tôi mới sẵn sàng”, ông Obama tuyên bố. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định không có thảo luận chính sách cấp cao với Triều Tiên trước khi Bình Nhưỡng thả tự do cho hai công dân Mỹ bị giam giữ vào thứ bảy vừa qua.
Đàm phán 6 bên giữa Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga rơi vào bế tắc từ năm 2009./.
Video đang HOT
Khánh Linh
Theo VOV
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Chủ quyền là thiêng liêng và phải kiên quyết bảo vệ
Các nước thành viên ASEAN đã lắng nghe và đánh giá cao thiện chí và chủ trương đúng đắn của Việt Nam. Đó là tiền đề, điều kiện để hỗ trợ các nước thấy rõ và có tiếng nói chung thống nhất phản đối hành vi nghiêm trọng của Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại HN cấp cao ASEAN đã nêu rõ sự vi phạm của TQ khi đưa giàn khoan hạ đặt trong vùng biển của VN, cũng như khẳng định chính sách hòa bình, hòa hiếu về đối ngoại của VN. "Các nước thành viên ASEAN đã lắng nghe, tiếp thu điều đó và đánh giá cao thiện chí và chủ trương đúng đắn của VN. Đó là tiền đề, điều kiện để hỗ trợ các nước thấy rõ và có tiếng nói chung thống nhất phản đối hành vi nghiêm trọng của TQ" - Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhận định với Báo Lao Động.
Lần đầu tiên tại một Hội nghị cấp cao ASEAN, vấn đề biển Đông đã được đưa vào 2 tuyên bố chung cao cấp nhất. Xin hỏi, Thứ trưởng có hài lòng với kết quả HN ASEAN 24?
- Tôi cho rằng, ASEAN 24 đã thể hiện được sự thống nhất cao của tất cả các nước thành viên về tình hình nghiêm trọng này. Cả các phát biểu và quan điểm đề cập đều thể hiện sự quan ngại sâu sắc đó. Nội dung của Tuyên bố cấp cao ASEAN, ngoài các vấn đề nguyên tắc, đã khẳng định mối quan ngại sâu sắc đó và nêu rất trực tiếp và trúng vào nội dung vi phạm, mặc dù tập quán của ASEAN là không nêu đích danh.
Không những thế, Hội nghị ASEAN 2014 đã chứng kiến việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ra một tuyên bố riêng về một vụ việc phức tạp ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên, sau 20 năm mới có một tuyên bố như thế. Việc ra tuyên bố riêng là khác với thông lệ.
Thông thường, hội nghị các ngoại trưởng ASEAN chỉ làm các công việc chuẩn bị cho hội nghị cấp cao, nhưng do tính cấp thiết của vấn đề, ngay trong ngày họp ngoại trưởng đã thảo luận, thống nhất và ra ngay tuyên bố riêng, trước khi khai mạc phiên họp của các lãnh đạo cấp cao.
Đây là hành động vừa đoàn kết, vừa thấy rõ tính cấp thiết phải lên tiếng trước sự việc nghiêm trọng đang xảy ra ở biển Đông, chứ không chờ đến Hội nghị cấp cao. Một việc làm chưa có tiền lệ.
Vấn đề biển Đông tiếp tục được đề cập trong hai văn kiện quan trọng, gồm Tuyên bố Naypyitaw của ASEAN-24 và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN-24. Điều đáng chú ý là đề cập lần này mạnh mẽ hơn các tuyên bố trước đây.
Cụ thể, Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN-24 bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông", tức là đề cập trực tiếp tới câu chuyện giàn khoan với tính chất rất nghiêm trọng. Rồi Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN-24 "ghi nhận tầm quan trọng của Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao". Qua đó, giá trị Tuyên bố của các ngoại trưởng đã được nâng lên cao hơn cả cấp bộ trưởng rồi, gần như tuyên bố của cấp cao.
Đa số ý kiến đánh giá đồng tình rằng, đây là một bước tiến tích cực, thể hiện lập trường thống nhất và vai trò chủ đạo, trách nhiệm của ASEAN trước căng thẳng biển Đông. Song, một số ý kiến khác nhận định ASEAN vẫn "chưa đủ mạnh" để lên án sự gây hấn của TQ. Nhận định của Thứ trưởng?
- Cần hiểu rõ phương cách làm việc của ASEAN. Giá trị lần này là về nội dung, ngôn từ lần đầu tiên được sử dụng và đề cập trúng vào những khía cạnh vi phạm của "vụ giàn khoan" đang xảy ra dù là ở hình thức gián tiếp, nhưng là một cách gần nhất, ai đọc cũng thấy rõ.
Những văn kiện này có giá trị không chỉ trong nội bộ ASEAN, mà còn được các nước thành viên sử dụng để trao đổi, thảo luận với các nước bên ngoài. Đồng thời, các nước khi đề cập tới vấn đề khu vực này thì họ nắm được lập trường của ASEAN để phản ánh thống nhất đánh giá tình hình.
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại HN ASEAN khẳng định, VN luôn kiên trì biện pháp ngoại giao và áp dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ biển đảo. Thông điệp của Thủ tướng đã được các nước tham dự tiếp nhận như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Nếu muốn hiểu thông điệp trong bài phát biểu của Thủ tướng phải đọc rất kỹ và rất sâu. Cá nhân tôi muốn nêu đậm mấy điểm, rằng bài phát biểu đã nêu rất chính xác về những gì đang diễn ra, đó là sự vi phạm của TQ trong việc đưa giàn khoan và hạ đặt, định vị cùng tàu bè, gồm tàu quân sự và máy bay, xâm phạm vào sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của VN 80 hải lý theo quy định của UNCLOS 1982. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Thứ hai, đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS), Quy tắc ứng xử của các bên về vấn đề trên biển (DOC), và nỗ lực xây dựng lòng tin tại khu vực cũng như đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an toàn, an ninh hàng hải.
Thứ ba, thông điệp chính sách đối ngoại của VN. Chúng ta kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên cơ sở luật pháp quốc. Bên cạnh đó, ta cũng trân trọng và luôn mong muốn vun đắp quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa VN-TQ, đồng thời chân thành mong muốn cùng TQ giải quyết bất đồng, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.
Thông điệp này cho thấy rất rõ, trong khi chủ quyền là thiêng liêng và phải kiên quyết bảo vệ, thì chính sách hòa bình, hòa hiếu cũng là một truyền thống dân tộc và là chính sách của Đảng và Nhà nước VN.
Ta nói rõ về sự vi phạm của TQ, cũng như chính sách đúng đắn về đối ngoại của VN. Các nước đã lắng nghe tiếp thu và thấy rõ sự vi phạm đó, đánh giá cao thiện chí và chính nghĩa của VN. Đó là tiền đề, điều kiện để các nước thấy được sự thật.
- Việt Nam dự kiến sẽ có bước đi tiếp theo nào - trên mặt trận ngoại giao - để kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi hơn từ cộng đồng quốc tế trước việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép?
- Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát đi thông điệp rất rõ ràng của chúng ta. Đó là phải thông tin rõ, kịp thời, chủ động về vụ việc này; làm rõ sự vi phạm; thông tin rõ chính sách đối ngoại nhất quán của VN là hòa bình, hòa hiếu với các nước, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.
VN kêu gọi tất cả các nước, các cá nhân, các tổ chức quốc tế, cùng nhìn nhận thẳng vào sự việc đó để đòi hỏi, yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Chính sách của ta luôn trân trọng, tôn trọng và vun đắp cho quan hệ tốt đẹp Việt - Trung. Ngay trong vụ việc này, ta cũng kiên trì đối thoại, đàm thoại ở tất cả các cấp.
- Sau cuộc điện đàm gần nhất giữa VN và TQ được công bố hôm 7.5, liên lạc giữa nước dường như đang rơi vào im lặng. Vậy có cách nào khơi thông bế tắc đó không, thưa Thứ trưởng?
- Việt Nam luôn khẳng định sẽ kiên trì mọi kênh đối thoại. Chúng ta cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế, kể cả TQ cùng bảo vệ luật pháp quốc tế, trong đó có việc tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển, vì lợi ích của hòa bình, của quan hệ tốt đẹp Việt - Trung.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Tô Phương Thủy
Lao Động
Trung Quốc lại vu khống cho Việt Nam Không bất ngờ khi ngay sau Hội nghị cấp cao ASEAN ở Myanmar kết thúc, Trung Quốc bắt đầu đưa ra các luận điệu vu khống Việt Nam, nhằm bảo vệ cho hành động ngang ngược của mình trên Biển Đông. Hôm thứ Hai (12/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện thái độ coi thường dư luận quốc tế khi lên...