Triều Tiên không dự phiên điều trần nhân quyền ở LHQ
Triều Tiên sẽ không tham dự phiên họp đầu tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) thảo luận về tình hình nhân quyền của Bình Nhưỡng, USA Today dẫn lời đại diện cơ quan Ngoại giao Triều Tiên ngày 22.12.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng thân tín – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi không công nhận cuộc họp của HĐBA. Vấn đề nhân quyền của chúng tôi không thuộc quyền hạn của HĐBA. Chúng tôi sẽ không tham dự. Nếu Liên Hiệp Quốc ( LHQ) có bất kỳ hành động nào, chúng tôi có thể sẽ có những biện pháp đối phó cần thiết”, The Washington Post dẫn lời nhà ngoại giao Kim Song đại diện phái đoàn Triều Tiên tại LHQ ngày 22.12.
Gần đây, nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế lên Bình Nhưỡng với cáo buộc phạm các tội ác chống lại nhân loại và kêu gọi LHQ đưa nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un ra hầu Tòa Hình sự Quốc tế. Đồng thời Triều Tiên bị Washington cáo buộc đứng sau vụ tấn công mạng Mỹ, nhắm vào hãng Sony Pictures Entertainment.
Tuy nhiên, Triều Tiên luôn bác bỏ các cáo buộc và tố LHQ cùng với Mỹ thực hiện âm mưu lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tháng trước, Triều Tiên đã từng đe dọa tiến hành thử hạt nhân tiếp theo nhằm ngăn chặn việc Ủy ban nhân quyền LHQ đưa hồ sơ của Bình Nhưỡng ra HĐBA.
Theo thủ tục, Triều Tiên phải gửi đặc phái viên đến tham dự cuộc họp này nhằm thảo luận các vấn đề này giữa các bên. Nhưng trước đó, 19.12, Triều Tiên đã tuyên bố không cử đại diện tham dự phiên họp, theo Reuters.
Video đang HOT
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dọa cho “nổ tung” Nhà Trắng nếu Mỹ có hành động “trả đũa” mạng nước này – Ảnh: Reuters
Mặc cho những phản đối từ phía Trung Quốc và Nga, cuộc họp ngày 22.12 gồm 15 thành viên HĐBA sẽ bàn về tình hình vi phạm nhân quyền của Bình Nhưỡng bao gồm nạn đói và hệ thống nhà tù chính trị khắc nghiệt với hơn 120.000 tù nhân, theo The Washington Post.
Mới đây, hôm 21.12, Triều Tiên dọa sẽ cho “nổ tung” Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các thành trì khác của Mỹ nếu Washingotn có hành động “trả đũa” nước này sau cáo buộc tấn công mạng.
Đáp trả lại tuyên bố của Bình Nhưỡng, Tổng thống Mỹ Obama đang cân nhắc các lệnh trừng phạt Triều Tiên, bao gồm cả việc đưa nước này trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
Mộc Di
Theo Thanhnien
LHQ yêu cầu Mỹ xem lại luật cho cảnh sát dùng vũ lực
Các nhà nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu những cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ ngừng phân biệt chủng tộc và xem lại luật cho cảnh sát sử dụng vũ lực gây chết người, theo Reuters.
Những người biểu tình nằm xuống ở ga Grand Central, New York - Ảnh: AFP
Các chuyên gia phát biểu ngày 5.12, rằng họ lấy làm tiếc khi bồi thẩm đoàn Mỹ đã thất bại trong hai trường hợp truy tố cảnh sát giết chết hai thanh niên da màu là Michael Brown ở Ferguson, Missouri và Eric Garner ở New York; gây ra các cuộc biểu tình lớn trên cả nước.
"Tôi lo ngại về những quyết định của bồi thẩm đoàn và các chứng cứ vẫn còn mâu thuẫn trong cả hai vụ việc trên", Rita Izsak, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân tộc thiểu số cho biết.
"Các quyết định của tòa để lại một câu hỏi lớn về tính hợp pháp cho các trường hợp sử dụng vũ lực đối với cộng đồng Mỹ gốc Phi hoặc các cộng đồng thiểu số khác", Rita Izsak nói thêm.
Ông Mutuma Ruteere, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về nạn phân biệt chủng tộc thời hiện đại cáo buộc rằng vụ việc trên là bằng chứng rõ ràng của phân biệt chủng tộc. Ông nói "phải diệt tận gốc những hành động này"
Luật pháp quốc tế cho phép sử dụng vũ lực gây chết người khi thật sự cần thiết để tự vệ, theo ông Christof Heyns, một đặc phái viên khác của Liên Hiệp Quốc.
"Nhiều tiểu bang của Mỹ đang sử dụng luật này rất dễ dãi vì nhiều trường hợp không cần thiết phải sử dụng vũ lực. Cho nên, cần nhìn nhận lại vấn đề một cách hệ thống và toàn diện như loại vũ khí được sử dụng, các khóa tập huấn cảnh sát và việc gắn camera trên người cảnh sát để làm bằng chứng giải trình", Heyns phát biểu.
Cảnh sát tuần hành trong cuộc biểu tình ở Ferguson ngày 18.8 - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ Eric Holder đã cân nhắc nhiều về quyền dân sự trong vụ nổ súng tại Missouri và hứa sẽ điều tra về vụ việc ở New York.
Vào thứ năm 4.12 bồi thẩm đoàn New York đã ra phán quyết không buộc tội cảnh sát da trắng Pantaleo gây ra cái chết của người đàn ông da màu Eric Garner hồi tháng 7 vừa qua.
Trong khi các vụ biểu tình liên quan đến trường hợp thanh niên da màu Michael Brown vẫn chưa lắng dịu thì phán quyết mới này càng khiến chính quyền Washington lo lắng.
Tổng thống Obama cho rằng vụ việc lần này sẽ càng khiến cả nước Mỹ quan tâm hơn những vấn đề của cộng đồng da màu và phải có những cải cách tư pháp để minh bạch hoá quá trình thực thi nhiệm vụ.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Nga lên tiếng về làn sóng biểu tình ở Mỹ Nga ngày 25/11 đã lên án tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đồng thời cảnh báo điều này sẽ đặt ra thách thức lớn đối với sự ổn định của cường quốc số một thế giới. Nước Mỹ đang chìm trong làn sóng biểu tình bạo động tồi tệ nhất nhiều năm trở lại đây. Đại diện Bộ Ngoại giao Nga...