Triều Tiên không đối thoại với Mỹ về hạt nhân và nhân quyền
Ngày 4/11, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã tuyên bố loại trừ mọi khả năng tiến hành bất kỳ cuộc đối thoại nào với Mỹ về chương trình hạt nhân cũng như tình hình nhân quyền với lý do Mỹ đang tìm cách phá hoại hệ thống xã hội của Triều Tiên.
Hãng thông tấn trung ương KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố Triều Tiên sẽ “không bao giờ chấp nhận đối thoại với kẻ thù luôn tìm cách lật đổ” ban lãnh đạo của Triều Tiên và chế độ xã hội ở nước này dưới chiêu bài vấn đề nhân quyền và cho rằng trong bối cảnh đó, ý tưởng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã trở nên “hoàn toàn vô nghĩa.”
Binh sỹ Triều Tiên bắn đạn pháo trong một cuộc tập trận.
Trước đây, Triều Tiên từng bày tỏ quan tâm tới việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên với Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản về chương trình hạt nhân của mình nhưng Mỹ và Hàn Quốc đòi Triều Tiên trước hết phải có cam kết rõ ràng đối với việc phi hạt nhân hóa.
Gần đây, Triều Tiên đã gia tăng nỗ lực ngoại giao trước việc Liên hợp quốc dự định ra nghị quyết về vấn đề nhân quyền của Bình Nhưỡng. Tuần trước, các quan chức Triều Tiên đã có cuộc gặp với nhà điều tra nhân quyền Marzuki Darusman của Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Trong diễn biến khác, tờ Mainichi số ra ngày 4/11 đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un mới đây đã tiến hành giải thể một đơn vị pháo binh và cách chức 167 sỹ quan cấp cao do những yếu kém của đơn vị được giao phụ trách.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un
Quyết định trên được đưa ra trong một chuyến thị sát huấn luyện pháo binh của ông Kim Jong-Un hồi tháng 4. Theo đó, sau khi chứng kiến các kết quả diễn tập ở mức thấp, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã phê phán đội ngũ chỉ huy, yêu cầu giải thể đơn vị này và tiến hành việc cách chức những quan chức quân sự liên quan.
Biện pháp được đánh giá chưa từng có ở Triều Tiên trong việc xử lý đồng loạt nhiều quan chức cấp cao và giải thể cả một đơn vị của ông Kim Jong-Un thể hiện sự tự tin của nhà lãnh đạo này trong việc nắm quyền điều hành ở cơ quan quân sự tối cao của Triều Tiên.
Nguyên nhân của kết quả huấn luyện yếu kém trên được cho là bởi những ảnh hưởng từ các “công việc phụ” trong việc tập trung nâng cao đời sống của binh sỹ.
Tuy nhiên, điều này không giúp lay chuyển được quyết định cứng rắn của ông Kim Jong-Un trong việc quyết tâm nâng cao chất lượng của quân đội Triều Tiên.
Theo Vietnam
Bị tấn công vì nhân quyền, Triều Tiên dọa Mỹ "phải trả giá đắt"
Chính quyền Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh trước các vụ tấn công của Hoa Kỳ trong lĩnh vực nhân quyền và đe dọa là nước Mỹ nằm trong tầm bắn của vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Ảnh minh họa.
Theo RFI, ngày 25/10/2014, chính quyền Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh trước các vụ tấn công của Hoa Kỳ trong lĩnh vực nhân quyền và đe dọa là nước Mỹ nằm trong tầm bắn của vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Lời đe dọa này được đưa ra sau khi Liên hiệp quốc tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Bắc Triều Tiên. Theo Bình Nhưỡng, chính quyền Mỹ đã đứng đằng sau báo cáo của Liên hiệp quốc.
Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, được hãng thông tấn chính thức KCNA trích dẫn, đã tố cáo Washington thực hiện một vụ "tống tiền" chưa từng thấy trong vấn đề nhân quyền, nhằm phá hoại chủ quyền của nước này. Hồi tháng 9/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên án các vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng xóa bỏ các trại giam "tàn bạo và vô nhân tính".
Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên đe dọa là Washington sẽ "phải trả giá đắt, từ thế hệ này sang thế hệ khác" và Triều Tiên đã "quyết định tiến hành một đợt phản công mạnh theo cách của mình để phá tan thành trì của những kẻ vi phạm nhân quyền".
Bình Nhưỡng nhấn mạnh, hành động phản công này có thể đi kèm với việc dùng vũ khí hạt nhân và tân tiến và nhắc lại là Bắc Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Cho đến nay, Bắc Triều Tiên thường xuyên đe dọa dùng vũ khí nguyên tử tấn công nước Mỹ, Nhà Trắng và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Bắc Triều Tiên cần thêm nhiều thời gian nữa mới có thể chế tạo được loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm bắn xa và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Bizlive
Vấn đề nhân quyền Triều Tiên "nóng" lên tại Liên Hợp Quốc Chủ tịch Ủy ban điều tra về nhân quyền tại Triều Tiên phát biểu tại LHQ về báo cáo gây chấn động hồi đầu năm của ủy ban này, trước khi vấn đề tiếp tục được đưa ra ủy ban nhân quyền của Đại Hội đồng vào tuần sau. Đại diện Triều Tiên đã phản ứng mạnh mẽ. Ông Michael Kirby trả lời...