Triều Tiên không có bệnh nhân AIDS
Triều Tiên không có bệnh nhân AIDS, là kết quả của những nỗ lực phòng chống và kiểm soát dịch bệnh chủ động của các cơ quan y tế nước này, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn tin đăng tải trên tờ Choson Sinbo.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm một bệnh viện ở Bình Nhưỡng – Ảnh: Reuters
Trong một bài phát biểu nhân kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1.12, ông Stephan Paul Jost, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bình Nhưỡng cho biết không có bệnh nhân AIDS hoặc nhiễm HIV ở Triều Tiên, theo tờ Choson Sinbo, cơ quan ngôn luận của người dân Triều Tiên tại Nhật Bản.
Tờ báo cũng dẫn lời một quan chức y tế của Triều Tiên cho biết nước này đã kiểm tra trên diện rộng hàng nghìn người mỗi năm theo những hướng dẫn của WHO về phòng chống AIDS.
Video đang HOT
Hơn 20.000 khách du lịch, 9.000 tình nguyện viên quốc tế, 6.000 phụ nữ mang thai, 20.000 người hiến máu và 5.000 bệnh nhân đã được xét nghiệm vật lý mỗi năm, tờ Choson Sinbo dẫn lời quan chức y tế trên.
Ngoài ra, các cơ quan y tế cũng đã phân phối các tài liệu về xét nghiệm AIDS, tư vấn tại các trung tâm y tế và các địa điểm công cộng khác, đồng thời nâng cao nhận thức về bệnh thông qua truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, đào tạo các chuyên gia để thực hiện các xét nghiệm AIDS, bài báo dẫn lời quan chức y tế.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Đại dịch AIDS kết thúc đe doạ vào năm 2030
Một kế hoạch 5 năm và được tiến hành nhanh chóng nhằm chống lại HIV có thể sẽ dập tắt mối đe doạ của đại dịch AIDS trên toàn cầu vào năm 2030, Reuters dẫn lời báo cáo tình hình dịch bệnh AIDS thường niên của Liên Hiệp Quốc cho biết.
Ông Michel Sidibe - Chủ tịch UNAIDS (trái) và diễn viên Charlize Theron (phải) tại sự kiện công bố báo cáo hằng năm về đại dịch AIDS hôm 19.11 - Ảnh: Reuters
Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS, hay còn gọi là UNAIDS nói hôm thứ Tư 19.11 rằng các mục tiêu nhanh chóng đang được đặt ra sẽ giúp cả thế giới ngăn chặn 28 triệu ca nhiễm vi rút HIV mới vào năm 2030, kết thúc mối đe doạ của căn bệnh thế kỉ này trên toàn cầu.
Một trong các mục tiêu của UNAIDS đưa ra là 90-90-90, tức 90% người nhiễm HIV biết mình bị HIV, 90% người nhiễm HIV được chữa trị và 90% trường hợp chữa trị có tác dụng khi kiềm chế được số lượng vi rút trong người bệnh nhân ở mức thấp nhất. Một mục tiêu khác của kế hoạch này là giảm số người mắc bệnh mới mỗi năm xuống còn 89% trên toàn thế giới.
Vi rút HIV - vi rút suy giảm hệ miễn dịch ở người là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS và được lây truyền qua 3 đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Hầu hết những người nhiễm HIV nếu không được chữa trị sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm. Người bệnh AIDS thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch không lâu sau đó.
Ông Michel Sidibe, Chủ tịch UNAIDS - Ảnh: Reuters
UNAIDS cho biết, hiện vẫn chưa có cách ngăn ngừa loại vi rút này. Tuy nhiên, nguy cơ chuyển sang giai đoạn AIDS sẽ được đẩy lùi đáng kể nếu người nhiễm HIV tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV).
Đại dịch AIDS bắt đầu từ cách đây 30 năm và đã giết đến 40 triệu người trên toàn thế giới. UNAIDS ước tính đến tháng 6, có 13,6 triệu người trên toàn thế giới đang dùng thuốc ARV để điều trị HIV, tăng đáng kể so với con số 5 triệu người dùng thuốc vào năm 2010.
Theo báo cáo của UNAIDS, năm 2013, cả thế giới có 35 triệu người đang sống chung với vi rút HIV, 2,1 triệu ca nhiễm vi rút HIV mới và 1,5 triệu người khác chết vì bệnh AIDS. Tỉ lệ ca nhiễm vi rút HIV mới hàng năm giảm 38% kể từ năm 2001 và tỉ lệ người chết vì bệnh AIDS đã giảm 35% kể từ năm 2005.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Không có người Việt thiệt mạng trong vụ lở tuyết ở Nepal Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, Đại Đại sứ quán Nepal tại Ấn Độ khẳng định không có công dân Việt Nam nào trong danh sách những người thiệt mạng trong vụ lở tuyết xảy ra ngày 15/10/2014. Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 23/10/2014, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt...