Triều Tiên “khoe” có quân đội bất khả chiến bại
Báo Rodong Sinmun của Triều Tiên nói rằng Triều Tiên sở hữu một lực lượng quân đội bất khả chiến bại và đang chờ lệnh để tiến hành một cuộc chiến thần thánh cuối cùng.
Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên trong lễ diễu binh hôm 15/4. (Ảnh: Reuters)
Trong một bài xã luận đăng tải hôm 5/5, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, nói rằng Triều Tiên có lực lượng quân đội “bất khả chiến bại” được trang bị các loại vũ khí cực mạnh và những chiến thuật “bách chiến, chiến thắng”.
Bài viết cũng đề cập đến chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump với cáo buộc Mỹ đang cố đạt được mục đích của mình thông qua đe dọa quân sự và sử dụng các loại vũ khí chiến thuật, chiến lược với mục đích đe dọa hay phô diễn sức mạnh”.
“Quân đội Triều Tiên, hừng hực tinh thần tiêu diệt kẻ thù, đang chờ lệnh sẵn sàng tiến hành cuộc chiến thần thánh cuối cùng, phá hủy mọi mục tiêu đáng ghê tởm. Cuộc tấn công sẽ khiến tất cả đồng loạt chìm trong biển lửa và tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù, giành chiến thắng cuối cùng”, Rodong Sinmun viết. Bài báo cũng nhấn mạnh, những cảnh báo này không phải lời lẽ suông và rằng Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường về phòng vệ trước các mối đe dọa.
Video đang HOT
Triều Tiên đến nay tiếp tục tuyên bố theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân vì mục đích phòng vệ trước chính sách “thù địch” của Mỹ. Hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong Sik nói rằng, Triều Tiên sẵn sàng tấn công phủ đầu nhằm vào Mỹ. Quan chức này cũng cảnh báo, các cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Minh Phương
Theo Dailymail
Thế giới có nên lo sợ lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên?
Theo chuyên gia của National Interest, một bộ phận quan trọng của cỗ máy chiến tranh Triều Tiên là kỹ năng chiến đấu của binh lính. Bình Nhưỡng sở hữu một trong những lực lượng đặc nhiệm lớn nhất thế giới với số lượng lên đến 200.000 người.
Kyle Mizokami, nhà phân tích an ninh quốc gia và quốc phòng ở San Francisco, Hoa Kỳ, đã có bài viết đánh giá về lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên trên tạp chí Foreign Policy mới đây. Theo ông, các lính biệt kích của Bình Nhưỡng đã được huấn luyện để hoạt động trên khắp bán đảo Triều Tiên và có thể còn xa hơn thế, để cho thấy một mối đe dọa không tương xứng với các kẻ thù của mình.
Từ nhiều thập kỷ qua, Triều Tiên vẫn duy trì một lực lượng vũ trang toàn bộ hết sức ấn tượng, từ xe tăng tới bộ binh cơ giới, pháo binh, đặc công và đặc nhiệm. Tuy nhiên, lực lượng binh lính thông thường của nước này phải đối mặt với sự tụt dốc sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh với các trang thiết bị cũ kỹ và thiếu nguồn cung cấp. Ví dụ, Bình Nhưỡng sở hữu rất ít xe tăng, một số là T-72 những năm 1970 của Liên Xô còn hầu hết đều là biến thể của T-62 từ thời kỳ 1960. Các binh đoàn vũ trang còn lại của Triều Tiên cũng gặp khó khăn tương tự, khiến cho những lực lượng này có phần yếu thế so với Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Đáp lại, Triều Tiên đã đẩy mạnh tầm quan trọng của lực lượng đặc nhiệm. Quốc gia này duy trì 25 lực lượng đặc nhiệm và các lữ đoàn làm nhiệm vụ đặc biệt, cùng 5 tiểu đoàn đặc nhiệm chuyên thực hiện các nhiệm vụ ngầm từ tuyến đầu DMZ (khu vực phi quân sự biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc), cụ thể là các nhiệm vụ ám sát hoặc nhảy dù. Cục hướng dẫn đào tạo bộ binh, một cơ quan thuộc quân đội nhân dân Triều Tiên, có chức năng tương tự như Bộ Tư lệnh hành quân đặc biệt Hoa Kỳ, phối hợp với các lực lượng đặc nhiệm của lục quân, không quân và hải quân Hàn Quốc.
Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên trong lễ diễu binh ngày 15/4 vừa qua. Nguồn: Atlantic
Trong số 200.000 lính biệt kích của Triều Tiên, khoảng 150.000 người thuộc các đơn vị bộ binh hạng nhẹ. Nhiệm vụ tiền tiêu của họ là thâm nhập hoặc tấn công bên sườn vào ranh giới của kẻ thù nhằm bao vây hoặc mở đường cho các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng thù địch. Địa hình đồi núi của Triều Tiên cũng như hệ thống đường hầm mà nước này đã hình thành ở nhiều nơi quanh khu vực DMZ đã góp phần phát triển kỹ năng chiến thuật này cho lực lượng đặc nhiệm. 11 lữ đoàn đặc nhiệm Triều Tiên thuộc các lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ, ngoài ra còn có những đơn vị bộ binh nhỏ hơn nằm trong từng sư đoàn chiến đấu riêng biệt.
Ba lữ đoàn khác là lực lượng bộ binh xương sống, có thể thực hiện nhiệm vụ như lực lượng đặc nhiệm. Các lữ đoàn lục quân 38, 48 và 58 đều hoạt động giống như sư đoàn lục quân 82, chuyên tiến hành các chiến dịch chiến lược bao gồm thả quân đánh chiếm những cơ sở hạ tầng hoặc địa hình quan trọng. Các lực lượng lục quân của Triều Tiên có thể nhắm vào nhiều cơ sở của kẻ thù, các tòa nhà chính phủ của Hàn Quốc, những tuyến phố, đường cao tốc quan trọng để ngầm phá hoại lực lượng của kẻ địch. Song không giống như sư đoàn 82, các lữ đoàn lục quân này không thể triển khai trong các chiến dịch lớn hay cấp cao hơn do thiếu các phương tiện vận chuyển tầm xa vượt quá bán đảo Triều Tiên.
Thêm vào đó, Triều Tiên sở hữu khoảng 8 "lữ đoàn bắn tỉa", ba thuộc Lục quân (lữ đoàn 17, 16 và 61), ba thuộc lực lượng không quân của lục quân (11, 16 và 21), và hai thuộc Hải quân (29 và 291). Mỗi lữ đoàn này có khoảng 3.500 binh lính, được tổ chức thành 7 đến 10 tiểu đoàn bắn tỉa. Các đơn vị này đóng rất nhiều vai trò khác nhau và tương đương với lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ, biệt kích Hoa Kỳ và SEALs của Hải quân Mỹ. Không giống như các đồng nghiệp Hoa Kỳ, lính bắn tỉa Triều Tiên còn có thêm kỹ năng chiến đấu như lục quân thông thường, đột kích không quân hoặc tham gia bộ binh hải quân.
Các lữ đoàn bắn tỉa được huấn luyện trong các nhiệm vụ "hành động trực tiếp" và trinh sát chiến lược bao gồm nhiệm vụ ám sát, đột kích nhằm vào các mục tiêu kinh tế và quân đội cấp cao, phá hoại ngầm, phá vỡ hệ thống dự trữ của Hàn Quốc, che giấu vận chuyển vũ khí hủy diệt và tổ chức các chiến dịch du kích chống chính phủ ở Hàn Quốc. Họ thường ngụy trang thành dân thường, thậm chí là mặc cả đồng phục lính Hàn Quốc và lính Mỹ. Một trung đội gồm khoảng 30 đến 40 binh lính ở mỗi lữ đoàn bắn tỉa lục quân chỉ toàn phụ nữ, được huấn luyện để tiến hành các hoạt động chiến đấu cải trang thành dân thường.
Cuối cùng, Cơ quan trinh sát Triều Tiên bao gồm bốn lữ đoàn trinh sát riêng biệt. Được huấn luyện và tổ chức hết sức bài bản, các lữ đoàn gồm 500 binh lính này có nhiệm vụ dẫn đầu trong mỗi quân đoàn lục quân đi qua khu vực DMZ đầy nguy hiểm. Họ được trang bị những hiểu biết, kiến thức và cả thông tin tuyệt mật về cả lực lượng quốc phòng của đồng minh và quân địch ở khu vực phi quân sự. Lữ đoàn thứ 5 được cho là chuyên tổ chức các chiến dịch bên ngoài lãnh thổ Triều Tiên.
Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên trong một buổi diễn tập. Nguồn: NI
Các lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên thường hoạt động phía sau ranh giới quân địch. Đối với lực lượng mặt đất, một trong những phương tiện hiển nhiên giúp thâm nhập vào Hàn Quốc là thông qua khu vực DMZ, ngoài ra còn có các đường hầm xuyên biên giới chưa được phát hiện. Về đường biển, Bình Nhưỡng có khả năng triển khai khoảng 5.000 binh lính một lần, sử dụng tất cả các tàu thuyền thương mại cho tới tàu đổ bộ lớp Nampo, hạm đội tàu đệm khí lớp Kongbang và tàu ngầm ven biển Sang-O cũng như tàu ngầm loại nhỏ Yeono.
Về đường hàng không, Triều Tiên có một phi đội khoảng 200 phương tiện cất, hạ cánh ngắn già cỗi An-2, với khả năng bay thấp và chậm để tránh radar, mỗi chiếc An-2 có thể đem theo 12 lính biệt kính đổ bộ xuống những bề mặt xấu hoặc cho binh lính nhảy dù xuống các mục tiêu. Bình Nhưỡng cũng sở hữu khoảng 250 trực thăng vận chuyển, hầu hết là có nguồn gốc Liên Xô, và trực thăng Hughes 500MD tương tự như loại của Hàn Quốc. Ngoài ra, Triều Tiên cũng có được những phương tiện hiện đại, tầm xa như máy bay P-750 XSTOL, sản xuất tại New Zealand, cho phép các lực lượng đặc nhiệm nước này có thể tới được Nhật Bản và Okinawa.
Nếu xảy ra chiến tranh, Triều Tiên có thể tiến hành hàng chục vụ tấn công riêng biệt vào Hàn Quốc từ DMZ cho tới cảng Busan. Liệu lực lượng này có thể băng qua được các tuyến phòng thủ trên không và trên biển của Hàn Quốc hay không lại là một câu hỏi khác. Tuy nhiên, các lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên có thể đột kích ban đầu và sau đó tiến hành những cuộc tấn công nguy hiểm hơn rất nhiều. Họ có khả năng mang theo vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân hoặc phóng xạ và nếu thành công, chúng có thể giết chết hàng nghìn người dân thường.
(Theo Infonet)
Chùm ảnh hiếm về cuộc sống đời thường ở Triều Tiên Một phóng viên ảnh người Canada đã bí mật ghi lại hình ảnh về cuộc sống của người dân Triều Tiên khi đến thủ đô Bình Nhưỡng. Nữ cảnh sát Triều Tiên làm nhiệm vụ ở thủ đô Bình Nhưỡng. Theo The Sun, những bức ảnh được phóng viên ảnh tự do Gavin John, 31 tuổi chụp trong chuyến thăm Bình Nhưỡng năm...