Triều Tiên kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân không giới hạn
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân “không giới hạn” và hoàn tất công tác chuẩn bị chiến tranh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại Hội nghị lần thứ 4 của các chỉ huy tiểu đoàn và chính trị viên Quân đội Nhân dân Triều Tiên ngày 15/11. Ảnh: Yonhap
Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Chủ tịch Kim Jong-un đã đưa ra tuyên bố trên trong Hội nghị lần thứ 4 của các chỉ huy tiểu đoàn và chính trị viên Quân đội Nhân dân Triều Tiên hôm 15/11, ngày cuối cùng của sự kiện kéo dài hai ngày được tổ chức tại Bình Nhưỡng. Đây là hội nghị đầu tiên sau 10 năm.
Lãnh đạo Triều Tiên cũng kêu gọi các quan chức quân sự tập trung vào hoàn tất công tác chuẩn bị chiến tranh. Ông nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh.
“Chúng ta sẽ tăng cường sức mạnh tự vệ, tập trung vào lực lượng hạt nhân không giới hạn, không ngừng nghỉ, không tự mãn với mức độ hiện tại”, ông Kim Jong-un phát biểu.
Ông cũng gọi hợp tác ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản là yếu tố quan trọng đe dọa đến hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
“Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã mở rộng sang các khu vực lớn hơn bao gồm châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Kim nói.
Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ và phương Tây đã dàn dựng một cuộc chiến chống Nga bằng cách sử dụng Ukraine làm “lực lượng xung kích” nhằm mở rộng phạm vi can thiệp quân sự của Washington ra thế giới.
Phát biểu của ông Kim Jong-un xuất hiện trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức hội nghị thượng đỉnh bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Peru hôm 15/11, trong đó đề cập việc Triều Tiên ngày càng tăng cường hợp tác quân sự với Nga.
Lo ngại tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên
Hàn Quốc và Nhật Bản ra cảnh báo sau khi CHDCND Triều Tiên đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp.
Hãng thông tấn KCNA hôm qua đưa tin CHDCND Triều Tiên đã đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp sửa đổi. Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Nhân dân tối cao khóa 14 (SPA, tức Quốc hội Triều Tiên), diễn ra từ ngày 26 - 27.9.
Ông Kim Jong-un (giữa, ở hàng trước) tại kỳ họp. Ảnh AFP
"Sự kiện lịch sử"
Phát biểu tại kỳ họp của SPA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên quyết định bổ sung điều 58 chương 4 của hiến pháp để đảm bảo quyền tồn tại và phát triển của đất nước, răn đe chiến tranh và bảo vệ hòa bình khu vực cũng như toàn cầu bằng cách phát triển nhanh chóng vũ khí hạt nhân lên tầm cao hơn. "Đây là sự kiện lịch sử mang lại đòn bẩy chính trị mạnh mẽ nhằm tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ quốc gia", ông Kim phát biểu.
Cũng tại kỳ họp trên, nhà lãnh đạo Kim nói rằng việc thành lập cái ông gọi là "liên minh quân sự tam giác" giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản "cuối cùng đã dẫn đến sự xuất hiện của "NATO phiên bản châu Á". Ông Kim còn cho rằng Mỹ cũng "tối đa hóa các mối đe dọa chiến tranh hạt nhân" bằng cách nối lại các cuộc tập trận chung chiến tranh hạt nhân quy mô lớn và đưa việc triển khai các khí tài hạt nhân chiến lược của mình đến gần bán đảo Triều Tiên trên cơ sở lâu dài.
Từ đó, nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần nhanh chóng tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và đa dạng hóa khả năng tấn công hạt nhân, cũng như triển khai khả năng này cho các quân chủng.
Cảnh báo rắn từ láng giềng
Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm qua cho rằng hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên cho thấy "ý chí vững chắc" của Bình Nhưỡng trong việc không từ bỏ chương trình hạt nhân. "Chúng tôi tái nhấn mạnh Triều Tiên sẽ đối mặt với sự kết thúc chế độ nếu sử dụng vũ khí hạt nhân", Bộ Thống nhất Hàn Quốc cảnh báo, theo Reuters.
Binh sĩ Mỹ bị Triều Tiên trục xuất đã đến Texas
Binh sĩ Travis King (23 tuổi) đã được máy bay đưa đến một căn cứ quân sự ở bang Texas (Mỹ) vào sáng 28.9 sau khi bị trục xuất khỏi Triều Tiên, theo CNN. Chính phủ Mỹ cho biết khi trở về, King trước tiên sẽ trải qua đánh giá, sau đó là quá trình tái hòa nhập để có thể đoàn tụ với gia đình, theo Reuters.
Trước đó, KCNA ngày 27.9 cho hay Triều Tiên quyết định trục xuất King sau khi binh sĩ này khai rằng anh ta vào Triều Tiên bất hợp pháp vì vỡ mộng về xã hội Mỹ bất bình đẳng. King lẽ ra phải có mặt trên chuyến bay về Mỹ vào ngày 17.7 sau gần 2 tháng bị giam giữ ở căn cứ tại Hàn Quốc do vi phạm điều lệ trong quân ngũ. Tuy nhiên, anh ta lại rời sân bay và tham gia một đoàn du lịch tham quan Bàn Môn Điếm trước khi tách đoàn bỏ trốn sang Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc thả King "chỉ diễn ra một lần" và không phải là dấu hiệu của sự "đột phá" trong mối quan hệ Mỹ - Triều, theo AFP.
Hàn Quốc duyệt binh "dương oai" sau 10 năm gián đoạn, cảnh báo Triều Tiên
Ngoài ra, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cùng ngày cảnh báo: "Việc phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đặt ra mối đe dọa đối với hòa bình và an toàn của đất nước chúng tôi cũng như cộng đồng quốc tế và không bao giờ có thể được dung thứ". Ông Matsuno nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc và phần còn lại của cộng đồng quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ và phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên".
Tiếp tục leo thang đối địch ở bán đảo Triều Tiên Căng thẳng giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên về việc Bình Nhưỡng gửi quân sang Nga chưa kịp tạm lắng xuống, thì vòng xoáy leo thang đối địch mới giữa hai miền Triều Tiên lại bùng phát. Chiến đấu cơ Hàn Quốc và Mỹ tham gia một hoạt động huấn luyện chung.. ẢNH: REUTERS Sau khi phía Bình Nhưỡng phóng tên lửa...