Triều Tiên-Iran bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân?
Trang mạng National Interest và quỹ Heritage gần đây đã tiếp cận và rà soát ngẫu nhiên nhiều phần của hiệp định hạt nhân Iran và đặt nghi vấn liệu Triều Tiên có bí mật chế tạo bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo cho Iran bởi cả hai quốc gia đều xem Mỹ là thù chung.
Hiệp định hạt nhân Iran, vốn đạt được vào mùa hè năm ngoái, đã bị lên án mạnh mẽ bởi một số lý do chính, từ khả năng Tehran có thể tiếp tục nghiên cứu công nghệ ly tâm tân tiến cho tới các vấn đề bấu lâu nay chưa có lời giải liên quan đến quy mô quân sự của chương trình hạt nhân của Iran.
Một vấn đề đã bị lờ đi đó là liệu Iran có thể tìm được đối tác phù hợp để cùng bắt tay theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân ngầm, trong khi nước này vẫn tuân thủ các giới hạn được nêu trong hiệp định hạt nhân tháng 7.2015?
Nói khác đi, Tehran có thể vẫn tuân thủ Kế hoạch hành động toàn diện với nhóm nước P5 1 (bao gồm: Trung Quốc, Pháp, Đức/Liên minh châu Âu, Nga, Anh và Mỹ). Cùng lúc, Iran có thể bí mật bắt tay với một quốc gia khác để đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân, đặc biệt né trách việc thanh tra của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và việc giám sát chương trình vũ khí hạt nhân tại Iran.
Hwasong-13: Tên lửa chết người của Triều Tiên. Ảnh: Warnewsupdates
Liệu nước nào phù hợp cho việc ngầm hợp tác hơn là Triều Tiên? Đầu tiên, không còn nghi ngờ gì nữa Triều Tiên có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng hiện đã tiến hành thử 4 vụ thử vũ khí hạt nhân, có thể sớm thử vụ thứ 5 bằng việc sử dụng plutonium và uranium làm nhiên liệu thử (sau các lần thử vào các năm 2006, 2009, 2013 và 2016).
Thứ hai, một số chuyên gia phân tích tin rằng Bình Nhưỡng có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và gắn trên tên lửa đạn đạo thông qua thiết bị thử ngầm dưới lòng đất. Thậm chí nếu Triều Tiên chưa đạt được công nghệ này, thì nước này tiếp tục theo đuổi mục tiêu trên.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng đồng thời cũng mở rộng công đoạn thử tên lửa ngoài các bãi phóng trên đất liền. Cho đến nay, Triều Tiên đã tiến hành ít nhất 2 vụ thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, các vụ thử này có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân. Rõ ràng là các khả năng trên của Triều Tiên có thể tạo hậu thuẫn cho chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.
Một khả năng khác không kém phần quan trọng đó là Bình Nhưỡng sẵn sàng chia sẻ công nghệ hạt nhân với một số quốc gia khác, bằng chứng là nước này đã xây nhà máy hạt nhân cho Syria, sau đó nhà máy này bị phá hủy trong một cuộc không kích của Iran vào năm 2007. Mặc dù các bằng chứng là hiếm hoi, nhưng hoàn toàn hợp lý khi kết luận rằng Bình Nhưỡng và Tehran có thể thiết lập hợp tác an ninh hay quốc phòng nào đó. Ví như, năm 2012, Iran và Triều Tiên được truyền thông đưa tin đã ký một hiệp định khoa học và công nghệ (S&T). Và rõ ràng là hiệp định này liên quan đến vấn đề quốc phòng.
Video đang HOT
Trên thực tế, khi xem xét thực trạng 2 nền kinh tế, các cơ sở nghiên cứu và công nghệ, thì khó mà hiểu được rằng hiệp định dân sự trên mà Bình Nhưỡng có thể đáp ứng gì cho Tehran và ngược lại.
Một lý do đáng lưu ý là tại thời điểm ký kết hiệp định S&T nói trên, thì Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei có đề cập đến chuyện Tehran và Bình Nhưỡng đều có kẻ thù chung, và Mỹ là cái tên được nghĩ đến ngay lập tức.
Sự liên tưởng về sự hợp tác (Iran và Triều Tiên) có lẽ không có gì là ngạc nhiên và dường như Iran và Triều Tiên từng hợp tác ở một chừng mực nào đó về chế tạo tên lửa đạn đạo, trở lại quãng thời gian vào cuối những năm 1990. Từ lâu người ta cho rằng một số tên lửa đạn đạo do Iran chế tạo (như tên lửa Shahab) là dựa trên công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên (như tên lửa Nodong) hay là chuyển giao công nghệ (như tên lửa Scud).
Tờ New York Times từng cảnh báo rằng vụ thử hạt nhân tiến hành vào năm 2013 của Triều Tiên có thể để phục vụ cho các 2 nước. Vấn đề này được các nguồn tin chính phủ Mỹ không tiết lộ danh tính đề cập và cáo buộc rằng Bình Nhưỡng và Tehran có thể đang hợp tác hơn nữa về tên lửa đạn đạo. Đây không phải là lần đầu tiên việc đưa ra cáo buộc dành cho cả Tehran và Bình Nhưỡng một cách không chính thức. Tuy nhiên, có lẽ đây là lần đầu tiên Washington thừa nhận nếu dựa trên nguồn tin không tiết lộ danh tính.
Tất nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng từ khi hiệp định hạt nhân Iran có hiệu lực. Iran hiện có nhiều tham vọng hơn trong việc đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân của mình, đặc biệt tình hình an ninh khu vực đang thay đổi nhanh chóng, trong khi không mất đi những lợi ích mà bản hiệp định mang lại, như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Xét từ góc độ Iran, nhu cầu hợp tác với Triều Tiên lớn hơn bao giờ hết.
Không chỉ có Tehran mà Bình Nhưỡng cũng đang cần đẩy mạnh với lý do của riêng mình, như nền kinh tế tập thể nước này đang ốm yếu, các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế đang được tăng cường do nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân.
Ngoài ra, Triều Tiên có thể sử dụng sự hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình phóng vệ tinh lên vũ trụ vì Iran sở hữu công nghệ (tên lửa đẩy) tân tiến hơn, điều này trở nên quan trọng đối với chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng.
Lý do cuối cùng là cả Iran và Triều Tiên đều căm ghét Mỹ và một số đồng minh của Mỹ (như Hàn Quốc và Israel). Theo đó, Iran và Triều Tiên có thể đều có lợi khi một trong số họ có khả năng thách thức Mỹ bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân (ICBM). Nói một cách khác, có nhiều động cơ chính trị và quân sự để Triều Tiên và Iran thắt chặt quan hệ hợp tác về lĩnh vực hạt nhân và tên lửa hiện nay, thậm chí còn hơn cả mùa hè năm ngoái, thời điểm hiệp định hạt nhân Iran đi vào hiệu lực.
Theo Danviet
Mỹ không nợ Nhật lời xin lỗi vụ ném bom hạt nhân
Tổng thống Mỹ Barack Obama không tin Mỹ nợ Nhật Bản một lời xin lỗi về vụ ném bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima.
Đó là thông tin chính thức được phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, ngày 2/5, tại buổi họp báo.
Cụ thể, khi được hỏi về việc liệu ông Obama có nghĩ rằng Nhật Bản xứng đáng nhận được một lời xin lỗi về vụ ném bom năm 1945 hay không, ông Earnest nói rằng "Không, ông ấy không".
Phát ngôn viên Nhà Trắng cũng cho biết, Tổng thống Obama chưa quyết định liệu ông có thăm chính thức Hiroshima trong thời gian ở Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5 hay không.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest
Trước đó, ngày 10/4, Ngoại trưởng John Kerry đã dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, và trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thành phố bị ném bom nguyên tử năm 1945.
Ngày 11/4, ông John Kerry cũng là quan chức Mỹ cấp bậc cao nhất cho đến nay đến thăm đài tưởng niệm hạt nhân, tạo ra thông điệp hòa bình và mở ra hy vọng thế giới phi hạt nhân hóa sau khi Mỹ sử dụng loại vũ khí hủy diệt này lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Ông Kerry cũng đến thăm Công viên Hòa bình của Thành phố Hiroshima và thăm bảo tàng thành phố cùng các ngoại trưởng của 7 nước Công nghiệp hàng đầu thế giới.
Tổng cộng có 140.000 người Nhật đã chết trong vụ ném bom hạt nhân tại Hiroshima, chỉ vài ngày trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
"Đây là khoảnh khắc mà tôi hy vọng sẽ nhấn mạnh với thế giới về tầm quan trọng của hòa bình và tầm quan trọng của các đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau để làm cho thế giới an toàn hơn, và cuối cùng chúng tôi mong thế giới có thể thoát khỏi nguy cơ từ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Và trong khi chúng tôi tưởng nhớ quá khứ và vinh danh những người đã thiệt mạng, chuyến đi này không phải để nói chuyện quá khứ", ông Kerry nói.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) cùng Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida (trái) tại Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima ngày 11/4
Chưa từng có một tổng thống Mỹ đến khu vực tưởng niệm, phải mất 65 năm sau vụ tấn công một Đại sứ Mỹ mới đến tham dự lễ tưởng niệm hàng năm của thành phố.
Một quan chức Mỹ giấu tên đi cùng với ông Kerry cho biết, Ngoại trưởng Mỹ không xin lỗi người Nhật nhưng thể hiện nỗi buồn sâu sắc trước vong linh của các nạn nhân.
Trước đó, có các thông tin cho rằng kế hoạch tới thăm Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử năm 1945, và đây có thể là cơ hội để Ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên đưa ra lời xin lỗi.
Theo nhiều nguồn tin, cho đến nay vẫn chưa rõ là ông Barack Obama sẽ có thăm đài tưởng niệm ở Hiroshima vào tháng 7 khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 hay không.
Trong năm đầu tiên khi trở thành người đứng đầu Nhà Trắng ông Obama cho biết mình sẽ được "vinh danh" nếu đến thăm đài tưởng niệm.
Ngày 6/8/1945, máy bay ném bom của Mỹ đã thả một quả bom hạt nhân xuống Hiroshima, và ba ngày sau, một quả bom hạt nhân khác được thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Kim Jong Un nhàn nhã đi xem sách để đánh lạc hướng thử hạt nhân? Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có chuyến thăm nhà máy sản xuất văn phòng phẩm, trong bối cảnh nhiều thông tin cho biết Triều Tiên đang âm thầm tiến hành thử hạt nhân. Hãng tin KCNA nêu rõ: "Đồng chí Kim Jong Un đã đến thăm và hướng dẫn thực tế...