Triều Tiên hủy hiệp định đình chiến với HQ
Bình Nhưỡng vừa thông báo chấm dứt thỏa thuận không gây chiến với Hàn Quốc và cắt đường dây nóng với Seoul sau khi Hội đồng bảo an LHQ thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Triều Tiên “hủy bỏ mọi thỏa thuận không gây chiến giữa hai miền Bắc Nam” Ủy ban thống nhất liên Triều vừa thông báo.
“Chúng tôi cũng thông báo với phía Nam rằng chúng tôi sẽ ngay lập tức cắt đường dây nóng Bắc – Nam”, hãng thông tấn nhà nước KCNA thông báo.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của Triều Tiên cứng rắn không kém hai thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm 7/3 nói nước này có thể sẽ thực hiện cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu chống lại kẻ thù trong trường hợp Bình Nhưỡng bị tấn công.
“Vì Mỹ sắp châm ngòi một cuộc chiến hạt nhân, chúng tôi sẽ thực hiện quyền của mình bằng cách tiến hành cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu vào sào huyệt của những kẻ gây sự nhằm bảo vệ quyền lợi tối cao của chúng tôi”, thông báo của đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói.
Video đang HOT
Bản nghị quyết mới được LHQ thông qua hôm 7/3 được soạn thảo bởi Trung Quốc và Mỹ nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân thứ ba của Bình Nhưỡng. Tất cả 15 thành viên của Hội đồng đều bỏ phiếu thông qua sau 3 tuần đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo bản nghị quyết này, Triều Tiên phải chịu hạn chế tài chính nghiêm ngặt hơn vì thử hạt nhân và vi phạm các biện pháp trừng phạt của LHQ. Bản nghị quyết cũng kêu gọi các chính phủ trên thế giới không chấp nhận máy bay của Triều Tiên cất cánh, hạ cánh hoặc bay qua không phận nước mình nếu nghi ngờ máy bay đó chở hàng bất hợp pháp.
Bản nghị quyết lên án vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên là hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng, kèm theo các biện pháp cấm thử tên lửa đạn đạo, thử hạt nhân “hay bất kỳ hay động khiêu khích nào”, và yêu cầu Triều Tiên trở lại Hiệp định không phủ nhận vũ khí hạt nhân.
Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được ký vào ngày 27/7/1953, sau cuộc chiến kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953.
Đến nay, 60 năm sau khi hiệp đình đình chiến được ký nhưng cuộc chiến tranh Triều Tiên trên danh nghĩa chính thức vẫn chưa kết thúc vì hiệp ước hòa bình giữa 2 miền chưa được ký kết. Từ đó đến nay, đã vài lần một bên dùng khả năng tái phát chiến tranh để dọa hoặc răn đe, để thể hiện thế mạnh và gây áp lực đối với bên kia, nhưng chiến tranh như thời 1950-1953 đã không xảy ra. Dù vậy, trên thực tế cũng không thể nói chiến sự đã hoàn toàn chấm dứt.
Ngày 27/5/2009, Bắc Triều Tiên tuyên bố không tuân thủ hiệp định đình chiến (chấm dứt chiến tranh liên Triều 1950-53) và cảnh báo khả năng đáp trả quân sự. Trước đó ít lâu, Hàn Quốc tuyên bố tham gia Sáng kiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ khởi xướng. Hành động này làm dấy lên lo ngại trong dư luận thế giới rằng có thể xảy ra Chiến tranh liên Triều lần 2, đặc biệt là khi Triều Tiên đã thử thành công vũ khí hạt nhân ngày tháng 25/5/2009.
Theo 24h
Iran tố Mỹ "quấy rối"
Iran đã chỉ trích Hải quân Mỹ vì các 'hành động bất hợp pháp và khiêu khích' gần bờ biển của Tehran, bao gồm cả việc vi phạm vào không phận nước này.
Hình minh họa Hàng không mẫu hạm USS John F. Kennedy của Mỹ
Các cáo buộc trước đó và cả lần này đều được gửi hồ sơ cho lãnh đạo của Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ.
Hai lá thư này được gửi tới Tổng thư ký Ban Ki-moon và HĐBA LHQ được Iran chuyển đi từ hôm thứ Sáu tuần qua.
Đại sứ của Iran tại LHQ Mohammad Khazaee dẫn ra một số vụ việc 'quấy rối' của Mỹ, trong đó có các chuyến bay không được phép quanh khu vực ven biển gần Bushehr vào tháng Mười. Tại khu vực này, Iran có một nhà máy điện do Nga xây dựng.
Ông Khazaee cũng nói rằng một máy bay do thám của Mỹ cũng đi vào không phận của Iran vào ngày 1/11 vừa qua, bất chấp đã được cảnh báo qua sóng radio.
Tehran thúc giục Tổng thư ký Ban cảnh báo Mỹ không được 'tiếp tục các hành động vi phạm luật quốc tế và cảnh báo về các hậu quả bất lợi đối với bất kỳ hành động nguy hiểm và khiêu khích nào mà chính quyền Hoa Kỳ có thể phải chịu trách nhiệm".
Nhà Trắng không đưa ra bất kỳ bình luận nào đối với các cáo buộc trên.
Hôm 1/11 vừa qua, hai máy bay chiến đấu của Iran đã bắn vào một máy bay do thám Predator của Mỹ. Chiếc máy bay do thám không người lái này khi đó đang thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tại vùng Vịnh, sau đó đã trở về căn cứ của Mỹ an toàn sau cuộc đụng độ.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lại nói rằng máy bay của họ lúc đó đang bay ở không phận quốc tế, và rằng chiếc máy bay vẫn ở vùng biển quốc tế khi đang bay. Tehran đã phản đối lập luận trên và nói rằng máy bay Mỹ đã vi phạm không phận của họ.
Năm ngoái, Iran đã từng bắt được máy bay do thám không người lái Sentinel của Mỹ trong lãnh thổ Iran.
Sau khi Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz ở vùng Vịnh nhằm đáp trả các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây vào ngành dầu lửa nước này, Mỹ đã điều các tàu chiến và hàng không mẫu hạm tới vùng Vịnh. Các cuộc tập trận quân sự cũng được tiến hành nhiều hơn trong khu vực này.
Theo PL
Rwanda vào Hội đồng Bảo an LHQ LHQ đã bầu Rwanda vào Hội đồng Bảo an - Ảnh: AFP Rwanda đã được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 18.10 bất chấp những cáo buộc về việc nước này hỗ trợ quân nổi dậy ở CHDC Congo. Cuộc bỏ phiếu diễn ra một ngày sau khi một báo cáo bị rò rỉ của LHQ cáo buộc...