Triều Tiên hủy 2 kế hoạch đàm phán với Hàn Quốc
Sau khi chủ động đề xuất Hàn Quốc đàm phán việc đoàn tụ các gia đình ly tán và nối lại các tour du lịch tới núi Kumgang bên cạnh hội đàm về khu công nghiệp Kaesong, Triều Tiên hôm qua đã tuyên bố hủy hai kế hoạch đầu tiên.
Khu cửa khẩu biên giới liên Triều tại Paju
Thông tin vừa được các quan chức Hàn Quốc công bố với báo giới nước này. Trước đó, trong ngày thứ Tư, chính Bình Nhưỡng đã đề xuất tổ chức hội đàm để nối lại các tour du lịch xuyên biên giới tới khu nghỉ dưỡng núi Kumgang vào ngày 17/7, và đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình ly tán do chiến tranh vào ngày 19/7.
Hàn Quốc đã ngay lập tức chấp thuận bàn thảo về việc đoàn tụ các gia đình ly tán, trong khi muốn hoãn hội đàmvề vấn đề du lịch cho đến khi đàm phán về việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong hoàn tất, hãng tin Yonhapdẫn lời Bộ thống nhất Hàn Quốc cho biết.
Thế nhưng đến hôm qua, Bình Nhưỡng đã gửi một thông điệp qua làng đình chiến Panmunjom, khẳng định đồng ý với ý kiến của Seoul rằng tốt hơn hết hai bên nên tập chung để bàn thảo về vấn đề Kaesong.
“Triều Tiên nói rằng họ chấp thuận đề xuất của Hàn Quốc đưa ra hôm thứ Tư về việc tập trung cho vấn đề Keasong”, thông báo của Bộ thống nhất Hàn Quốc viết.
Video đang HOT
Đến nay sau hai vòng đàm phán trong tuần qua, các bên vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận cụ thể về kế hoạch bình thường hóa hoạt động khu công nghiệp này. Vòng đàm phán thứ ba sẽ diễn ra trong ngày thứ Hai tới.
Khúc mắc chính chưa được giải quyết đó là Seoul muốn có các biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo một vụ đóng cửa tương tự sẽ không xảy ra trong tương lai. Đồng thời họ yêu cầu Bình Nhưỡng phải xin lỗi về những tổn thất về tài chính và các tổn thất khác mà nước này gây ra cho các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Trong khi đó Triều Tiên muốn nối lại hoạt động của Kaesong ngay lập tức và khẳng định Hàn Quốc mới là những người có lỗi nhiều hơn trong việc khu công nghiệp này bị đóng cửa.
Kể từ sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, hàng triệu người dân hai miền đã bị chia tách khỏi người thân. Chỉ có vài nghìn người được đoàn tụ tạm thời. Lần gần đây nhất hoạt động này diễn ra là vào tháng 11/2010.
Còn các tour du lịch tới núi Kumgang đã bị đóng cửa kể từ năm 2008, sau 10 năm hoạt động, do một du khách Hàn Quốc bị bắn chết.
Kể từ đó đến nay Seoul yêu cầu Bình Nhưỡng phải đảm bảo rằng sẽ không có thêm dân thường nào bị tổn thương. Tuy nhiên Triều Tiên một mực khẳng định người phụ nữ bị bắn chết đã đi vào khu vực cấm.
Theo Dantri
Vụ máy bay cháy ở Mỹ: Những nữ tiếp viên quả cảm
"Cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn đã cõng hành khách trên lưng và chạy đi khắp nơi khi nước mắt chảy dài trên gương mặt. Cô ấy khóc nhưng vẫn giữ được bình tĩnh để giúp đỡ mọi người" - một hành khách kể về nữ tiếp viên trong chuyến bay Hàn Quốc gặp nạn ở Mỹ.
Kim Ji-yeon (bìa trái) sau khi đưa hành khách ra ngoài máy bay. Ảnh: Eugene Anthony Rah
Vụ máy bay rơi khi đang hạ cánh tại sân bay quốc tế San Francisco - Mỹ hôm 6/7 được coi là kỳ diệu khi có tới 305 trong tổng số 307 hành khách trên chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Hàn Quốc Asiana Airlines sống sót. Trong đó, chỉ một số ít người bị thương nặng.
Theo lời các nhân chứng và nhân viên cứu hộ, nếu không có hành động kịp thời của phi hành đoàn, số người chết và bị thương có thể cao hơn rất nhiều.
Sau tai nạn, Eugene Rah - một nhà sản xuất nhạc hip hop - đã lên tiếng ca ngợi nữ tiếp viên Kim Ji-yeon vì tận tâm tận lực cứu sống rất nhiều hành khách trong tình thế dầu sôi lửa bỏng.
"Cô ấy là anh hùng. Cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn đã cõng hành khách trên lưng và chạy đi khắp nơi trong khi nước mắt chảy dài trên gương mặt. Cô ấy khóc nhưng vẫn giữ được bình tĩnh để giúp đỡ mọi người" - ông Rah nói với The Wall Street Journal.
Nam hành khách này cho biết các tiếp viên còn lại cũng đã nỗ lực đưa mọi người ra khỏi chiếc máy bay đang bốc khói nghi ngút từ khu vực buồng lái, đuôi bị mất và một cánh bị gãy.
Lee Yoon-hye - người rời máy bay cuối cùng khi đưa tất cả hành khách ra ngoài. Ảnh: Yonhap
Ngoài Kim, Giám đốc Sở Cứu hỏa San Francisco Joanne Hayes-White còn lên tiếng ca ngợi tiếp viên Lee Yoon-hye đã có hành động dũng cảm không kém. Theo thông tin từ hãng Asia Airline, Lee Yoon-hye là tiếp viên hàng không 18 năm kinh nghiệm. Nhiều nhân chứng kể rằng Lee là người cuối cùng rời khỏi máy bay và chỉ nhập viện khi các nhân viên y tế yêu cầu.
Giám đốc Sở Cứu hỏa cũng cho biết phi hành đoàn được đào tạo rất bài bản, chuyên nghiệp, giữ được sự điềm tĩnh khi sự cố xảy ra.
Theo thông tin từ hãng hàng không lớn thứ hai Hàn Quốc này, tổng cộng có 12 tiếp viên phục vụ trên máy bay gặp nạn, trong đó có 2 tiếp viên người Thái. Tuy nhiên, khi tai nạn xảy ra, 7 tiếp viên đã ngất xỉu, chỉ còn 5 người - trong đó có Kim và Lee - tận tình giúp đỡ hành khách thoát khỏi máy bay an toàn.
Theo Dantri
Doanh nghiệp Hàn Quốc được thị sát Kaesong từ tuần tới Kết thúc phiên đàm phán hôm qua tại làng đình chiến Panmunjom, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí về nguyên tắc việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong. Thứ Tư tới, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ được trở lại để kiểm tra nhà xưởng Hàn Quốc và Triều Tiên đã thống nhất sẽ bình thường hóa hoạt động của...