Triều Tiên hoãn thử tên lửa vì… lỗi Windows 8?
Truyền thông thế giới đang xôn xao trước thông tin hé lộ rằng “Triều Tiênhoãn thử tên lửa vì lỗi hệ điều hành Windows 8″.
Theo nguồn tin xuất phát từ trang mạng NewYorker, Hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên KCNA đã thông báo nước này phải hoãn chương trình thử tên lửa do gặp trục trặc với Windows 8.
Cũng theo nguồn tin, thông báo này đã hé lộ một góc nhìn hiếm hoi vào chương trình tên lửa của Triều Tiên. Cho đến năm 2011, chương trình này vẫn được xây dựng bởi hệ thống máy tính chạy trên nền Windows 95.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận kỹ khi nguồn tin trên xuất phát từ trang mạng NewYorker – một trang mạng chuyên đăng tin trào phúng. Thêm vào đó, tác giả của bản tin trên là Andy Borowitz – một cây bút châm biếm nổi tiếng của Mỹ. Do đó, thông tin trên là hết sức đáng ngờ.
Ngoài ra, trước đây có thông tin cho biết, Triều Tiên đã tự phát triển một hệ điều hành riêng của nước này. Hơn nữa, một hệ thống tên lửa là trụ cột sức mạnh của quốc gia không thể nào sử dụng một hệ điều hành ngoại quốc. Do đó, không có lý do gì mà Triều Tiên sử dụng hệ điều hành do một công ty Mỹ phát triển.
Video đang HOT
Theo Dantri
Sự bùng nổ của thiết bị di động đe dọa "đế chế" Microsoft?
Thị trường máy tính cá nhân liên tục sụt giảm và dự đoán sẽ còn sụt giảm tiếp trong thời gian tới. Đây là dấu hiệu có thể khiến "gã khổng lồ phần mềm" Microsoft phải cảm thấy lo lắng nếu không có chiến lược "chuyển mình" để phù hợp với xu thế công nghệ.
Vẫn đang thống trị trên lĩnh vực máy tính cá nhân với hệ điều hành Windows, tuy nhiên Microsoft sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong 4 năm tiếp theo bởi vì thị trường PC sẽ tiếp tục bị thu hẹp lại trong thời gian sắp đến, một nghiên cứu vừa được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Gartner cho biết.
Những thiết bị di động sẽ uy hiếp "triều đại PC" của Microsoft
Theo Gartner, từ nay đến năm 2017, các thiết bị di động sử dụng nền tảng Android của Google sẽ sớm vượt qua máy tính và điện thoại sử dụng Windows của Microsoft. Trong khi dó, doanh số của PC sử dụng Windows sẽ tương đương với smartphone iPhone và máy tính bảng iPad của Apple, một tình huống chưa từng có từ những năm 1980 cho đến nay.
Cụ thể, theo Gartner, đến năm 2015, doanh số của máy tính bảng sẽ vượt qua doanh số của máy tính cá nhân truyền thống (lapto, máy tính để bàn), cùng với đó nền tảng Android và iOS sẽ tăng thêm thị phần trên thị trường của toàn bộ hệ điều hành (tính chung cả hệ điều hành cho PC và thiết bị di động). Trong đó, riêng nền tảng Android dự kiến sẽ đạt mốc 1 tỉ thiết bị bán ra trong năm 2014.
Trong khi đó, phân khúc máy tính "ultramobile" mới, bao gồm máy tính bảng Surface Pro hay dòng laptop siêu nhẹ ultrabook sử dụng Windows sẽ có sự tăng trưởng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng này chưa đủ để bù vào mức độ sụt giảm của thị phần máy tính truyền thống để vực dậy Microsoft trong thời gian tới.
Theo Carolina Milanesi, trưởng nhóm nghiên của Gartnet cho biết những năm tới sẽ là "bước ngoặc lịch sử của Microsoft" và hãng phần mềm này phải đưa ra chiến lược phù hợp nếu không muốn bị tụt lại phía sau.
"Giành chiến thắng trên thị trường máy tính bảng và điện thoại di động là điều kiện quan trọng để Microsoft có thể thực hiện bước ngoặc này", Milanesi nhận xét. "Chúng ta đang nói về sự thay đổi thị trường phần cứng, tuy nhiên bước ngoặc này cũng bao gồm cả sự thay đổi của hệ điều hành lẫn các ứng dụng".
Hiện tại, doanh thu từ Windows và bộ ứng dụng văn phòng Office vẫn là nguồn doanh thu chính của hãng phần mềm này, chiếm gần đến 100% lợi nhuận từ các máy tính bán ra. Tuy nhiên, trong khi Microsoft vẫn đang thống trị trên thị trường máy tính thì trên thị trường di động, Micorosft vẫn kém rất xa so với các đối thủ.
Tính đến hết quý IV/2012, nền tảng di động Windows Phone của Microsoft chỉ chiếm khiêm tốn 3% thị phần, kém xa so với 20% thị phần của iPhone và hơn 70% thị phần của Android.
Vấn đề quan trọng nhất mà Microsoft đang phải đối mặt hiện nay là thói quen sử dụng của người dùng đã thay đổi. Với nhiều người chưa từng sở hữu một loại thiết bị công nghệ nào, chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển ở châu Phi và châu Á thì họ sẽ lựa chọn smartphone hay máy tính bảng để làm "máy tính" đầu tiên của mình, thay vì sử dụng một chiếc máy tính truyền thống.
"Họ thường khởi đầu với smartphone, chứ không phải PC. Và khi họ muốn chuyển sang một thiết bị lớn hơn, họ lại đã quá quen thuộc với trải nghiệm trên smartphone nên sẽ tiếp tục chọn máy tính bảng", Milanesi phân tích.
Dĩ nhiên, hơn ai hết, Microsoft biết những khó khăn mà mình đang đối mặt. Đó chính là lí do hãng trình làng Windows 8 cũng như chiếc máy tính bảng Surface của riêng mình, đồng thời hợp tác với Nokia để phát triển Windows Phone 8... những động thái nhằm tiến sâu hơn và mở rộng thị phần của mình trên thị trường di động.
Tuy nhiên, nếu so với các đối thủ khác như Apple và Google, Microsoft đã có phần chậm chân hơn khi 2 nền tảng iOS và Android đã tạo được những nền móng vững chắc mà Microsoft khó có thể cạnh tranh được.
Theo thongtincongnghe
Microsoft sẽ hợp nhất Windows RT vào Windows Blue Chiến lược mới sẽ giúp hãng tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn cho hệ điều hành Windows cũng như chiến lược quảng bá sản phẩm không bị phân mảnh. Windows RT sẽ hợp nhất vào Windows Blue. Microsoft và các đối tác sản xuất phần cứng đã có nhiều động thái nhằm quảng cáo máy tính Windows RT dựa trên vi xử...