Triều Tiên hoãn kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc
Kim Jong-un quyết định đình chỉ những kế hoạch hành động quân sự với Hàn Quốc sau cuộc họp với Quân ủy Trung ương của đảng Lao động Triều Tiên.
“Tại cuộc họp sơ bộ, Quân ủy Trung ương đã xem xét tình hình hiện tại và quyết định đình chỉ các kế hoạch hành động quân sự chống lại Hàn Quốc, do Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên đề xuất cho cuộc họp lần thứ 5 của Quân ủy Trung ương Khóa 7″, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) thị sát một vụ thử vũ khí hồi tháng 3. Ảnh: KCNA.
KCNA cho biết thêm rằng cuộc họp qua video do lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì hôm qua cũng tiến hành đánh giá các mục trong chính sách quân sự quan trọng, dự kiến công bố trước cuộc họp lần thứ 5 của Quân ủy Trung ương, đồng thời nghiên cứu một số tài liệu về những biện pháp tăng cường củng cố sức mạnh đất nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, KCNA không đề cập khi nào cuộc họp của Quân ủy Trung ương Triều Tiên sẽ được tổ chức.
Đây được cho là động thái gây bất ngờ của Bình Nhưỡng, khi nước này gần đây gia tăng căng thẳng với Seoul do tình trạng những người đào tẩu sang Hàn Quốc rải truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới. Họ gọi Seoul là “kẻ thù” và cắt đứt mọi đường dây liên lạc, đe dọa sẽ tiến hành thêm hành động “trừng phạt”.
Tuần trước, Triều Tiên đã giật sập văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc đặt tại thành phố Kaesong, nơi từng được coi là biểu tượng quan hệ liên Triều. Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên sau đó cho hay họ sẽ tái triển khai binh sĩ tới núi Kumgang và Kaesong gần biên giới, đồng thời dựng lại các trạm gác tại khu phi quân sự.
Quân đội Hàn Quốc đã lên án ý định đưa quân trở lại biên giới của Triều Tiên, đồng thời cảnh báo nước này “chắc chắn phải trả giá” nếu thực hiện hành động quân sự. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn nếu Triều Tiên tiếp tục gây căng thẳng.
Hàn-Triều căng thẳng, tham vọng tái thống nhất thêm xa vời?
Căng thẳng bất ngờ leo thang trở lại với Triều Tiên đang đe dọa tham vọng của Tổng thống Hàn Quốc trong việc tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên đang lắp đặt lại loa phóng thanh ở các khu vực dọc biên giới liên Triều sau khi dỡ bỏ chúng theo thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 với Hàn Quốc. Đây là động thái mới nhất trong các hành động làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây nhằm đáp trả việc các nhà hoạt động rải tờ rơi chống Triều Tiên qua biên giới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ảnh: Reuters
Triều Tiên được cho là đã bắt đầu lắp đặt lại loa phóng thanh ở nhiều nơi bên trong Khu phi quân sự (DMZ) từ hôm 21/6 và tới nay đã có khoảng 20 hệ thống loa phóng thanh được lắt đặt. Theo một quan chức Văn phòng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, hoạt động này đang diễn ra cùng lúc tại hơn 10 khu vực. Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ, cũng như nghiên cứu cách thức đối phó với các hoạt động gây hấn của Triều Tiên, vì việc khôi phục hệ thống loa phát thanh tại biên giới là vi phạm thỏa thuận liên Triều.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào ngày 27/4/2018, hai miền Triều Tiên đã đồng ý tạm dừng mọi hành động thù địch, bao gồm phát sóng tuyên truyền qua loa và phát tờ rơi. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo hôm nay một lần nữa cảnh báo, Bình Nhưỡng sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình nếu tiếp tục phá hoại các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hòa bình.
"Chúng tôi đã nói rằng, Triều Tiên sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu họ tiếp tục có những hành vi đi ngược lại với các nỗ lực chung và những bước tiến mà cả Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được trong thúc đẩy mối quan hệ liên Triều và duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên".
Phản ứng của Hàn Quốc là điều được dư luận đặc biệt quan tâm bởi căng thẳng bất ngờ leo thang trở lại với Triều Tiên đang đe dọa tham vọng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong việc tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên, đồng thời có thể buộc nhà lãnh đạo này phải cân nhắc một chiến lược mới khi cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra trong hai năm nữa.
Bùng phát hồi đầu tháng 6 vừa qua sau các vụ rải truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới, cuộc khủng hoảng mới này có thể khiến quan hệ hai nước một lần nữa quay lại thời kỳ tồi tệ. Bình Nhưỡng đã đe dọa sẽ phát tờ rơi chống Hàn Quốc và thực hiện các hành động trả đũa khác, nhằm phản đối việc Seoul không ngăn chặn những người đào tẩu tiến hành các chiến dịch tuyên truyền chống Triều Tiên.
Tuần trước, Triều Tiên đã cho nổ tung Văn phòng Liên lạc liên Triều tại thị trấn biên giới Kaesong, một biểu tượng hòa bình giữa hai miền Triều Tiên và là thành tựu quan trọng của Tuyên bố Bàn Môn Điếm (Panmunjom).
Cần phải nhấn mạnh, chính các Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều và Hàn - Triều đã giúp nâng tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Moon Jae In lên 70-80%. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người mất dần niềm tin khi tiến trình giải giáp hạt nhân ở Triều Tiên không đạt thêm tiến triển cụ thể nào, chính quyền Bình Nhưỡng liên tục không giữ đúng cam kết đã đạt được, trong khi đó, những bế tắc trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa có lời giải.
Giới chính trị gia và cử tri cánh hữu đã bắt đầu lên tiếng chỉ trích ông Moon Jae In về việc dành sự quan tâm "hơi quá mức" cho Triều Tiên và có thái độ "phục tùng" cả Mỹ lẫn Triều Tiên. Hai năm không phải là thời gian dài để cho những thử nghiệm hay phiêu lưu chính trị. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng do Covid-19, với những tác động ngày một sâu rộng vẫn chưa chấm dứt, thì mọi sự do dự hay bước đi sai hướng đều có thể gây ảnh hưởng tới tương lai chính trị của Tổng thống Moon Jae In./.
Văn phòng Liên lạc Liên Triều có thể chưa sập Ảnh vệ tinh cho thấy Văn phòng Liên lạc chung Liên Triều bị hư hại nhưng vẫn đứng vững, khác đống gạch vụn trong ảnh do Triều Tiên cung cấp. Những bức ảnh vệ tinh thương mại chụp khu vực đặt Văn phòng Liên lạc chung Liên Triều ở thành phố Kaesong, biên giới Triều Tiên hôm 22/6 cho thấy tòa nhà 4...