Triều Tiên- hồ sơ chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất của Mỹ

Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội là một dấu mốc lớn bởi Triều Tiên là một trong những hồ sơ quan hệ quốc tế và chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất đối với Mỹ từ trước tới nay.

Mỹ luỵ không ít đối tác trong đối phó và xử lý quan hệ với Triều Tiên.

Triều Tiên- hồ sơ chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất của Mỹ - Hình 1

Tác động nào từ Hà Nội ?

Những gì đang diễn ra ở Hà Nội trong những ngày này có tác động trực tiếp tới hoà bình, an ninh và ổn định của thế giới và nhiều khu vực cụ thể nói chung cũng như tới không ít đối tác khác nói riêng.

Theo danh nghĩa chính thức, ở Hà Nội diễn ra cuộc gặp cấp cao thứ 2 trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như có chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un . Chuyến thăm chính thức cấp nhà nước này của ông Kim Jong-un diễn ra trong 2 ngày là 1 và 2.3, tức là sau cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng trong ngày 27.2 tại Hà Nội, trước khi tiến hành các cuộc gặp ông Kim Jong-un, ông Trump đã có những cuộc gặp gỡ và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã chứng kiến lễ ký kết những dự án hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước trị giá hơn 20 tỷ USD . Những điều ấy cho thấy chưa cần biết cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un kết cục như thế nào thì mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với Mỹ và Triều Tiên được thúc đẩy mạnh mẽ và thiết thực. Cuộc gặp giữa hai vị kia càng thành công thì tác động của nó tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng như giữa Việt Nam và Triều Tiên càng thêm giá trị và tích cực. Tác động cũng tương tự như vậy cho Mỹ và Triều Tiên trong quan hệ của họ với các đối tác khác.

Triều Tiên là một trong những hồ sơ quan hệ quốc tế và chính trị an ninh thế giới khó nhằn nhất đối với Mỹ từ trước tới nay. Mỹ luỵ không ít đối tác trong đối phó và xử lý quan hệ với Triều Tiên, trước hết là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga là những nước có đường biên giới chung với Triều Tiên, là Nhật Bản vì ở cùng trong khu vực Đông Bắc Á, là Anh và Pháp vì hai nước này đều là thành viên thường trực HDBA LHQ với quyền phủ quyết ở trong đó. Mỹ và Triều Tiên càng chủ động và tự chủ bao nhiêu trong việc cùng nhau xử lý vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như bình thường hoá và thúc đẩy quan hệ song phương thì mức độ luỵ các đối tác kia càng giảm đi bấy nhiêu. Mỹ và Triều Tiên càng đồng thuận bao nhiêu để cùng nhau tiến nhanh và tiến xa hơn thì chính các đối tác kia lại cần đến Mỹ và Triều Tiên nhiều hơn bấy nhiêu. Khi xưa, Mỹ dùng cơ chế đa phương để thúc ép Triều Tiên đi vào đàm phán (như khuôn khổ diễn đàn 6 bên ở Bắc Kinh theo sáng kiến của Trung Quốc) và Triều Tiên cũng cần khuôn khổ diễn đàn đa phương ấy để được nhìn nhận và công nhận là một bên ngang bằng với Mỹ. Bây giờ, sau các cuộc gặp ở Singapore và Hà Nội và nếu như ở Hà Nội ông Trump và ông Kim Jong-un hình thành cơ chế mới là Khuôn khổ diễn đàn Hà Nội hay Tiến trình Hà Nội để xử lý quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên thì họ chủ động hoàn toàn, sẽ tự quyết với nhau khi nào cho đối tác thứ ba nào tham gia đến mức độ nào, qua đó có được con chủ bài mới trong quan hệ của họ với các đối tác khác.

Cuộc gặp cấp cao giữa Mỹ và Triều Tiên ở Hà Nội càng thành công thì Triều Tiên càng tăng được thêm thế cho quan hệ với các nước khác trong khu vực Đông Bắc Á cũng như Đông Nam Á mà đặc biệt là với Hàn Quốc và Mỹ. Hai đối tác này lo ngại nhiều hơn cả và sâu sắc hơn cả về khả năng bị dần gạt ra ngoài tiến trình và suy giảm vai trò trực tiếp trong tiến trình. Đương nhiên, lợi ích của Mỹ và Triều Tiên không phải là gạt tất cả những đối tác kia, đặc biệt Trung Quốc và Hàn Quốc, ra ngoài tiến trình hay không cần đến vai trò của họ nữa mà sử dụng và tận dụng vai trò của họ theo sự đạo diễn và lộ trình của mình, theo sự chỉ đạo và dẫn dắt của Mỹ và Triều Tiên chứ không còn bị luỵ thuộc như lâu nay.

Nhìn nhận như thế sẽ thấy là ở Hà Nội, ông Trump có phát biểu rằng Triều Tiên đang có cơ hội lịch sử. Đúng ra phải nói là cả hai đang có cơ hội lịch sử. Ông Trump không nói thẳng ra thôi chứ trong thâm tâm không thể không nghĩ như thế.

Theo Danviet

5 điều cần lưu ý trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều.

Tổng thống Mỹ Trump đã nói rằng ông "không vội vàng" để đạt được thoả thuận phi hạt nhân hoá và "không gây sức ép buộc Triều Tiên đưa ra thời gian biểu cho tiến trình phi hạt nhân hoá", đồng thời cam kết sẽ đảm bảo các giải pháp phát triển kinh tế cho Triều Tiên nếu nước này tuân thủ cam kết về phi hạt nhân hoá một cách an toàn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần thứ 2 tại Hà Nội vào ngày 27-28/2. Cuộc gặp lần thứ nhất diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018.

5 điều cần lưu ý trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. - Hình 1

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Reuter)

Donald Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 27-28/2/2019, hơn tám tháng sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tổ chức tại Singapore.

Video đang HOT

Tiến gần đến cuộc hội đàm vào ngày 27-28/2,các quan chức của Mỹ và Triều Tiên sẽ không tiết lộ chi tiết về trọng tâm của cuộc họp.

Tổng thống Mỹ đã nói rằng ông "không vội vàng" để đạt được thoả thuận phi hạt nhân hoá và "không gây sức ép buộc Triều Tiên đưa ra thời gian biểu cho tiến trình phi hạt nhân hoá", đồng thời cam kết sẽ đảm bảo các giải pháp phát triển kinh tế cho Triều Tiên nếu nước này tuân thủ cam kết về phi hạt nhân hoá một cách an toàn.

Về phía Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đề ra những bước đi khéo léo để Tổng thống Trump có thể đạt được điều này, song Triều Tiên sẽ không cần nhượng bộ quá nhiều. Bên cạnh đó, các yêu cầu của Triều Tiên cũng bao gồm nới lỏng hình phạt, kết thúc chiến tranh Triều Tiên, cắt giảm lực lượng quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, công nhận quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ, ký kết một hiệp ước hoà bình và tăng cường hỗ trợ kinh tế.

Vấn đề còn bỏ ngỏ sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore.

Vào tháng 6 năm ngoái, Singapore đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên Kim Jong-un.

Đây là Hội nghị thượng đỉnh mang tính chất lịch sử, diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng gia tăng được đánh dấu bằng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, các lệnh trừng phạt mới và các mối đe doạ "huỷ diệt hoàn toàn", đã kết thúc bằng một tuyên bố mơ hồ và không tạo ra những tiến bộ rõ rệt.

Tại Singapore, Kim và Trump đã vạch ra bốn cam kết: thiết lập "quan hệ mới" vì hoà bình và thịnh vượng; xây dựng "chế độ hoà bình ổn định trên Bán đảo Triều Tiên"; hướng tới "phi hạt nhân hoá"; phục hồi và hồi hương hài cốt của những người lính bị giết trong Chiến tranh Triều Tiên.

Tuy nhiên, thoả thuận này không xác định rõ ràng vấn đề phi hạt nhân hoá - dẫn đến sự bất đồng về ý nghĩa của thoả thuận - cũng như không nêu chi tiết mốc thời gian cụ thể để phá huỷ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

5 điều cần lưu ý trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. - Hình 2

Thoả thuận được ký kết tại Singapore đã tạo ra một số kết quả cụ thể. (Ảnh:AP)

Trump muốn gì từ Kim?

Như Trump đã nói rõ, yêu cầu chính của Mỹ là Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa - đầu đạn hạt nhân siêu lớn có khả năng tấn công Mỹ.

Mỹ cũng mong muốn Bình Nhưỡng loại bỏ tất cả vũ khí trong các chương trinh huỷ diệt hàng loạt của mình, cũng như đưa ra một lộ trình và kế hoạch hành động cụ thể để loại bỏ mối đe doạ trực tiếp đến an ninh của Mỹ cũng như các nước đồng minh.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Stanford cho biết,trong một năm vừa qua, Triều Tiên đã sản xuất đủ nguyên liệu để bổ sung thêm 7 vũ khí hạt nhân vào kho vũ khí của mình.

"Nếu kế hoạch phi hạt nhân hoá Triều Tiên thành công, đây sẽ là thành tựu ngoại giao lớn, giúp Trump chuyển hướng chú ý của công chúng khỏi các vụ bê bối trong nước, đồng thời, nhận được sự ủng hộ lớn cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông tại Nhà Trắng.Tôi nghĩ rằng họ sẽ cố gắng đưa ra một hiệp ước hoà bình nào đó. Đó là một chiến thắng cùng có lợi cho cả hai bên" -theo Ben Young - nhà phân tích sử học Triều Tiên.

5 điều cần lưu ý trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. - Hình 3

Tổng thống Mỹ Dolnald Trump trên chiếc Air Force One khởi hành đến Việt Nam. (Ảnh: Reuter)

Một số chính trị gia và nhà phân tích của Mỹ đã suy đoán rằng Trump có thể đồng ý cắt giảm sự hiện diện của 28.500 binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc.

"Kiên nhân với Triều Tiên không phải là lựa chọn tồi tệ nhất. Gây sức ép và áp lực với Bình Nhưỡng để đạt được thời gian biểu chính xác cho tiến trình phi hạt nhân hoá có thể khiến Triều Tiên cảm thấy bị bắt nạt và không khoan nhượng.

Triều Tiên rất kiêu hãnh và coi trọng phẩm giá quốc gia. Điều cuối cùng mà chính quyền Trump muốn là trở lại thời kỳ của " Lửa và giận dữ".

- ông Young nói.

Kim muốn gì từ Trump?

Ngoài việc nới lỏng các lệnh trừng phạt và tuyên bố chính thức chấm dứtChiến tranh Triều Tiên, Triều Tiên cũng đang kêu gọi khởi động lại một số dự án kinh tế liên Triều và mở văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng.

Gánh nặng từ các lệnh trừng phạt quốc tế do Mỹ dẫn đầu đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên làm cho đất nước này luôn trong tình trạng thiếu lương thực. Ông Kim luôn mong đến thời điểm có thể đứng bên Tổng thống Mỹ ra một tuyên bố chính trị chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, tuyên bố này sẽ cho phép ông Kim hướng trọng tâm đất nước từ phòng bị chiến tranh sang tập trung phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Triều Tiên luôn mong mỏi cả Hàn Quốc và lực lượng của Mỹ tại khu vực này cũng phải cam kết đảm bảo môi trường phi hạt nhân trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên cũng chưa bao giờ ngừng hy vọng Mỹ sẽ rút quân khỏi Hàn Quốc, chấm dứt các cuộc tập trận ucngx như cam kết không thực hiện các tấn công hạt nhân. Chỉ khi những biện phát này được thực hiện thì Triều Tiên mới thực sự cảm thấy an toàn và giảm bớt nỗi lo về các cuộc tấn công trực tiếp.

Kab-Woo Ko - giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul - nói rằng Bình Nhưỡng "cần phải đảm bảo lợi ích kinh tế, chính trị và ngoại giao từ hội nghị thượng đỉnh này".

Trong trường hợp thoả thuận chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên được thực hiện tại Hà Nội, Ko nói rằng nên theo dõi chặt chẽ bên nào sẽ ký trước một tuyên bố như vậy.

"Sẽ rất thú vị khi xem liệu thoả thuận chỉ được thực hiện giữa Mỹ và Triều Tiên, hay liệu nó sẽ bao gồm cả Trung Quốc" , ông nói.

Hàn Quốc mong gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều?

Tưởng rằng sự thù địch đã dừng lại vào năm 1953 bởi một thoả thuận ngừng bắn được ký kết bởi Mỹ - đại diện cho lực lượng Liên Hợp Quốc - và quân đội của Triều Tiên, thế nhưng cuộc chiến hai miền Triều Tiên vẫn chưa chính thức chấm dứt, tình hình xung đột chưa bao giờ được giải quyết triệt để..

Thoả thuận đình chiến được Hàn Quốc tuân thủ nhưng không được ký kết, các nhà lãnh đạo lúc đó đã bác bỏ ý tưởng ngừng bắn khiến bán đảo bị chia cắt và không đạt được một hiệp ước hoà bình chi phối cuộc xung đột kể từ đó.

Một phát ngôn viên của Tổng thống Mỹ tại Seoul cho biết một tuyên bố kết thúc chiến tranh chỉ cần hai bên - Triều Tiên và Mỹ - là đủ, thêm vào đó cần tập trung vào việc "Triều Tiên phi hạt nhân hoá ".

Chính phủ Hàn Quốc hoan nghênh bất kỳ hình thức thoả thuận kết thúc chiến tranh nào nếu nó đóng vai trò đẩy nhanh phi hạt nhân hoá.

Cuộc hội đàm tại Hà Nội diễn ra sau mối quan hệ tan vỡ giữa Bắc và Nam Triều Tiên vào năm ngoái, ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp nhau ba lần.

Trong các hội nghị thượng đỉnh đó, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý một loạt các cử chỉ thiện chí, hứa hẹn sẽ nối lại hợp tác kinh tế khi có thể và thực hiện các bước để giảm bớt các mối đe doạ quân sự.

Cũng giống như Bình Nhưỡng, các dự án kinh tế liên Triều cũng được Seoul lưu ý, bao gồm cả việc tái khởi động các hoạt động tại Khu công nghiệp Kaesong, đã bị đình chỉ trong 3 năm.

Nằm ngay gần khu phi quân sự của Triều Tiên, một tổ hợp đã được ra mắt vào năm 2004 với sự kết hợp từ các công ty Hàn Quốc, họ sản xuất sản phẩm của họ bằng lao động của Triều Tiên, giúp cải thiện nền kinh tế.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết, để giành được một số nhượng bộ từ Mỹ, Triều Tiên có thể thông qua việc đóng cửa tổ hợp hạt nhân chính Yongbyon, cũng như bãi bỏ các cơ sở tên lửa quan trọng trước sự chứng kiến của các chuyên gia nước ngoài.

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định chính quyền của ông sẽ nỗ lực hết sức trong việc hỗ trợ và hợp tác với các nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Trump nhằm đạt được hoà bình trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Moon Jae-in đánh giá cao quyết tâm gác lại quá khứ, hướng tới tương lai của Chủ tịch Kim Jong-un bằng việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế, thay vì vũ khí hạt nhân.

Kịch bản nào có thể xảy ra?

5 điều cần lưu ý trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. - Hình 4

Các nhà phân tích không dự đoán hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sẽ kết thúc với một thoả thuận Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng hội nghi này đã thúc giục Mỹ sẵn sàng thực hiện các bước tạm thời để có thể có bất kỳ thoả thuận nào.

Giáo sư Carlyle Thayer thuộc trường Đại học New South Wales nhận định: "Nhiều khả năng, Triều Tiên sẽ cho phép các thanh sát viên quốc tế đến thanh sát cơ sở hạt nhân tại Yongbyon. Để đạt được thoả thuận đó, Mỹ sẽ phải dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên". Dự đoán này càng có cơ sở khi thông cáo báo chí ngày 21/1 của Nhà Trắng cho biết, "nếu Triều Tiên tuân thủ cam kết về phi hạt nhân hoá hoàn toàn thì Mỹ sẽ đảm bảo các biện pháp phát triển kinh tế cho Triều Tiên".

Bên cạnh những hy vọng cho một bước ngoặt lịch sử lớn hướng tới "phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên",vẫn có những kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ đưa ra tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.

Ko nói rằng ông muốn thấy Triều Tiên "đồng ý về quy trình phá dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon". Ông dự đoán các cuộc đàm phán ở Hà Nội sẽ cho thấy Mỹ đã mang lại cho Triều Tiên một số lợi ích cần thiết trên các mặt trận chính trị, quân sự và kinh tế, và cuộc đàm phán này sẽ không kết thúc theo cách "rỗng" như Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore.

Mặc dù Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chưa thể giải quyết toàn bộ khúc mắc giữa Mỹ và Triều Tiên, song để đạt được bất kỳ thoả thuận nào thì cả hai đều phải có bước đi nhượng bộ và cơ sở quan trọng nhất để đạt được điều này vẫn là việc hai bên cần phải trao gửi cho nhau niềm tin.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump: Phát ngôn của ông Zelensky "khiến mọi thứ trở nên tồi tệ"Tổng thống Trump: Phát ngôn của ông Zelensky "khiến mọi thứ trở nên tồi tệ"
23:07:56 26/05/2025
Hình ảnh Nữ hoàng tương lai của Bỉ, người đang bị 'vạ lây' trong cuộc chiến tại HarvardHình ảnh Nữ hoàng tương lai của Bỉ, người đang bị 'vạ lây' trong cuộc chiến tại Harvard
20:10:18 27/05/2025
Cái chết của nữ vận động viên nhảy dù và câu chuyện uẩn khúc phía sauCái chết của nữ vận động viên nhảy dù và câu chuyện uẩn khúc phía sau
21:37:31 27/05/2025
Mỹ: Nổ thuyền máy, 11 người bị thươngMỹ: Nổ thuyền máy, 11 người bị thương
19:32:02 27/05/2025
Điện Kremlin: Ông Trump bị "quá tải cảm xúc"Điện Kremlin: Ông Trump bị "quá tải cảm xúc"
23:05:58 26/05/2025
Vụ trốn tù lạ nhất nước MỹVụ trốn tù lạ nhất nước Mỹ
10:45:49 28/05/2025
New York Times: Tổng thống Trump có thể rút khỏi đàm phán UkraineNew York Times: Tổng thống Trump có thể rút khỏi đàm phán Ukraine
21:05:41 27/05/2025
Đại dương toàn cầu tối dần, đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biểnĐại dương toàn cầu tối dần, đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biển
20:33:34 27/05/2025

Tin đang nóng

Sốc: IU bị tố "đi khách" 130 triệu/đêm, Jennie (BLACKPINK) có clip nóng với con trai người thừa kế tập đoàn BMW?Sốc: IU bị tố "đi khách" 130 triệu/đêm, Jennie (BLACKPINK) có clip nóng với con trai người thừa kế tập đoàn BMW?
17:06:47 28/05/2025
Phát hiện cô gái tử vong trong phòng tắm của chung cư cao cấp ở Hà NộiPhát hiện cô gái tử vong trong phòng tắm của chung cư cao cấp ở Hà Nội
21:35:12 28/05/2025
Thông báo nóng của Đoàn Di Băng sau khi cơ quan chức năng vào cuộcThông báo nóng của Đoàn Di Băng sau khi cơ quan chức năng vào cuộc
20:10:42 28/05/2025
Con trai nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, danh ca Tuấn Ngọc: "Tôi sốc lắm"Con trai nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, danh ca Tuấn Ngọc: "Tôi sốc lắm"
19:55:31 28/05/2025
Nghiên cứu phương án khác để tìm kiếm nạn nhân rơi xuống 'hố tử thần' ở Bắc KạnNghiên cứu phương án khác để tìm kiếm nạn nhân rơi xuống 'hố tử thần' ở Bắc Kạn
19:49:49 28/05/2025
8 người Việt bị công ty của Elon Musk khởi kiện8 người Việt bị công ty của Elon Musk khởi kiện
18:18:34 28/05/2025
Cựu Phó Vụ trưởng Nguyễn Lộc An khai việc nữ đại gia xòe sổ đỏ, đòi tặng nhàCựu Phó Vụ trưởng Nguyễn Lộc An khai việc nữ đại gia xòe sổ đỏ, đòi tặng nhà
18:23:49 28/05/2025
Có 1 người la hét thất thanh, làm náo loạn concert SOOBIN, đòi "trả tiền" mà không ai dám cãiCó 1 người la hét thất thanh, làm náo loạn concert SOOBIN, đòi "trả tiền" mà không ai dám cãi
20:59:17 28/05/2025

Tin mới nhất

Người mẹ mua bảo hiểm 3,7 tỷ đồng vài giờ trước khi con trai qua đời, không đưa con đến bệnh viện

Người mẹ mua bảo hiểm 3,7 tỷ đồng vài giờ trước khi con trai qua đời, không đưa con đến bệnh viện

22:41:08 28/05/2025
Một người mẹ ở Hàn Quốc đang bị điều tra vì cáo buộc ưu tiên khoản tiền bảo hiểm nhân thọ hơn mạng sống của con trai đang nguy kịch.
Số ca Covid-19 gia tăng ở Campuchia, Thái Lan

Số ca Covid-19 gia tăng ở Campuchia, Thái Lan

22:37:47 28/05/2025
Trong lúc số ca mắc Covid-19 đang gia tăng, ngày càng có nhiều người ở Campuchia được tiêmvắc xinđể bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi sự lây lan của dịch bệnh.
Chính quyền Mỹ sẽ cắt toàn bộ tài trợ cho Harvard

Chính quyền Mỹ sẽ cắt toàn bộ tài trợ cho Harvard

22:34:41 28/05/2025
Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 27.5 thông báo sẽ hủy toàn bộ hợp đồng liên bang tài trợ cho Đại học Harvard còn sót lại, với tổng giá trị ước tính là 100 triệu USD.
Nổ lớn tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc

Nổ lớn tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc

22:30:59 28/05/2025
Một vụ nổ xảy ra tại một xưởng sản xuất của Công ty Hóa chất Youdao ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc ngày 27.5.
Tình báo Mỹ: Trung Quốc hỗ trợ Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân

Tình báo Mỹ: Trung Quốc hỗ trợ Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân

22:27:15 28/05/2025
Báo cáo của tình báo quân đội Mỹ cho rằng Pakistan đang phát triển kho vũ khí hạt nhân với sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
Ấn Độ thông qua chương trình tiêm kích thế hệ 5 sau xung đột với Pakistan

Ấn Độ thông qua chương trình tiêm kích thế hệ 5 sau xung đột với Pakistan

22:22:25 28/05/2025
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua kế hoạch chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 và sẽ mở thầu cho các công ty nhà nước lẫn tư nhân.
Trung Quốc tiến hành nghiên cứu biển trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản?

Trung Quốc tiến hành nghiên cứu biển trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản?

22:20:05 28/05/2025
Nhật Bản hôm 27.5 cáo buộc Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học biển mà không thông báo trước trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản quanh đảo cực nam của nước này ở Thái Bình Dương.
Xả súng tại công viên ở Mỹ, nhiều người bị bắn

Xả súng tại công viên ở Mỹ, nhiều người bị bắn

22:15:40 28/05/2025
Một vụ xả súng hàng loạt tại công viên Fairmount của thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania (Mỹ) vào tối 26.5 đã khiến 2 người thiệt mạng và ít nhất 8 người bị thương, theo Đài ABC News.
Mỹ điều máy bay ném bom B-52 đến Tây Thái Bình Dương?

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 đến Tây Thái Bình Dương?

22:11:54 28/05/2025
Mỹ dường như đã luân chuyển đội máy bay ném bom đến Tây Thái Bình Dương khi triển khai B-52 đến đảo Guam, theo báo Newsweek ngày 26.5.
Trung Quốc trở thành chủ nợ của 60 nước đang phát triển

Trung Quốc trở thành chủ nợ của 60 nước đang phát triển

22:09:07 28/05/2025
Báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Lowy (Úc) chỉ ra vị thế cho vay ròng của Trung Quốc đã phát triển đáng kể sau hơn 10 năm.
Ông Putin nói Microsoft, Zoom nên bị 'bóp nghẹt' tại Nga

Ông Putin nói Microsoft, Zoom nên bị 'bóp nghẹt' tại Nga

21:49:36 28/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26.5 cảnh báo sẽ bóp nghẹt các công ty phương Tây còn cung cấp dịch vụ ở Nga nhưng hành động chống lại lợi ích của nước này, theo AFP.
Mỹ tăng số binh sĩ ở Đài Loan, thách thức lằn ranh đỏ của Trung Quốc?

Mỹ tăng số binh sĩ ở Đài Loan, thách thức lằn ranh đỏ của Trung Quốc?

21:44:45 28/05/2025
Một số nhà phân tích nhận định việc Washington tiết lộ rằng có khoảng 500 quân nhân Mỹ đang đồn trú ở Đài Loan báo hiệu hỗ trợ phòng thủ đáng kể hơn cho hòn đảo này, theo tờ South China Morning Post.

Có thể bạn quan tâm

NSND Bạch Tuyết: Không còn tiếng đàn của NSND Thanh Hải, tôi biết hát với ai?

NSND Bạch Tuyết: Không còn tiếng đàn của NSND Thanh Hải, tôi biết hát với ai?

Sao việt

23:08:11 28/05/2025
Sự ra đi của NSND Thanh Hải - người tâm huyết với sân khấu cải lương - để lại nhiều tiếc nuối cho đồng nghiệp và các học trò.
Soobin: Từ nghệ sĩ underground đến 'anh tài toàn năng'

Soobin: Từ nghệ sĩ underground đến 'anh tài toàn năng'

Nhạc việt

23:05:07 28/05/2025
Lấy cảm hứng từ hình ảnh một nghệ sĩ toàn năng, All-Rounder vừa là tên concert và cũng chính là thông điệp xuyên suốt mà Soobin muốn gửi gắm
Tuyên án tử hình nghịch tử người nước ngoài sát hại cha

Tuyên án tử hình nghịch tử người nước ngoài sát hại cha

Pháp luật

23:01:48 28/05/2025
Mâu thuẫn vợ chồng, người đàn ông Hàn Quốc đã bạo hành vợ, khiến vợ con hoảng sợ phải bỏ ra ngoài. Khi cha của bị cáo vừa sang Việt Nam để khuyên giải, mới được một đêm, liền bị nghịch tử ra tay sát hại.
Nữ chính U.40 chủ động chinh phục nam kế toán chưa có mối tình 'vắt vai'

Nữ chính U.40 chủ động chinh phục nam kế toán chưa có mối tình 'vắt vai'

Tv show

22:59:09 28/05/2025
Được mai mối với nam kế toán nhút nhát, cô thể hiện sự chủ động trong cuộc trò chuyện và quyết định bấm nút hẹn hò với anh.
Lý do Ana de Armas chưa muốn tiến xa hơn với Tom Cruise

Lý do Ana de Armas chưa muốn tiến xa hơn với Tom Cruise

Sao âu mỹ

22:56:35 28/05/2025
Trong những cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, Anna đi sâu hơn vào tầm quan trọng của việc phân định ranh giới giữa sự nổi tiếng và bản sắc cá nhân.
Căng: 1 Hoa hậu ly thân vì chồng diễn viên phá sản, nợ nần nghìn tỷ không trả nổi?

Căng: 1 Hoa hậu ly thân vì chồng diễn viên phá sản, nợ nần nghìn tỷ không trả nổi?

Sao châu á

21:59:13 28/05/2025
Ngày 28/5, tờ QQ đưa tin cuộc hôn nhân bất ổn của Hoa hậu Hải Hà Kim Hỷ và Lý Á Bằng đang là tâm điểm của showbiz Trung Quốc.
YG công bố kế hoạch đầy tham vọng nửa cuối năm 2025

YG công bố kế hoạch đầy tham vọng nửa cuối năm 2025

Nhạc quốc tế

21:32:28 28/05/2025
YG Entertainment vừa công bố lộ trình hoạt động trong nửa cuối năm 2025, khẳng định quyết tâm mở rộng tầm ảnh hưởng và nâng cấp hệ thống sản xuất nội dung.
Ông Trump muốn biết 'tên và quốc gia' của tất cả sinh viên quốc tế tại Harvard

Ông Trump muốn biết 'tên và quốc gia' của tất cả sinh viên quốc tế tại Harvard

21:32:20 28/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn biết tên và quốc gia của mọi sinh viên quốc tế tại Đại học Harvard, nhưng ông than phiền rằng trường không chịu cung cấp.
Bà ngoại bất ngờ khi được cháu gái nhỏ tặng cành hoa, nhưng chi tiết đáng sợ phía sau khiến các bậc phụ huynh tranh cãi

Bà ngoại bất ngờ khi được cháu gái nhỏ tặng cành hoa, nhưng chi tiết đáng sợ phía sau khiến các bậc phụ huynh tranh cãi

Netizen

21:04:07 28/05/2025
Chỉ là một đoạn video dài 36 giây cắt từ camera, nhưng có lẽ chính nhân vật bà ngoại trong video cũng không ngờ nhà mình lại thu hút hơn 2 triệu lượt xem nhờ một khoảnh khắc dễ thương của cháu gái.
Người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Thanh Hóa

Người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

20:57:09 28/05/2025
Công an tỉnh Thanh Hóa đang điều tra, làm rõ vụ việc một người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám chuyên khoa ngoại tư nhân.