Triều Tiên hâm nóng thị trường vũ khí hạt nhân
Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng trước không chỉ là một hành động thể hiện sự thách thức hay niềm tự hào quốc gia mà còn là một màn quảng cáo, hướng tới bất kỳ ai trên thế giới có nhu cầu mua nguyên liệu hạt nhân.
Một người dân ở Seoul xem bản tin về việc Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân thành công hôm nay. Ảnh: AP
Mặc dù Bình Nhưỡng đã đe dọa sẽ khởi động các chương trình tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ, nhưng có lẽ điều đáng lo ngại hơn bây giờ chính là nguy cơ Triều Tiên sẽ sẵn lòng bán công nghệ hạt nhân cho các quốc gia mà Washington cho là những nước tài trợ khủng bố. Nỗi lo sợ về những vụ mua bán kiểu này ngày càng gia tăng trong tuần này, sau khi Nhật Bản vừa xác nhận lượng hàng hóa nước này thu giữ hồi năm ngoái, được cho là có nguồn gốc từ Triều Tiên, có chứa các nguyên liệu chế tạo máy ly tâm hạt nhân – công cụ quan trọng làm giàu uranium để làm bom nguyên tử.
Theo chuyên gia về hạt nhân tại Đại học Harvard Kennedy, ông Graham Allison, thông điệp mà Triều Tiên muốn nhắn gửi chính là: “Tại đây có bán vũ khí hạt nhân”.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh, nhưng Liên Hợp Quốc lại cho rằng đây chỉ là vỏ bọc cho việc thử công nghệ đạn đạo. Vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ 3 vào ngày 12/2 đã khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt cấm vận mới lên Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia hạt nhân trên thế giới cho rằng Triều Tiên có đủ nguyên liệu để chế tạo vài quả bom thô, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy Bình Nhưỡng đủ khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, ngay lúc này, Bình Nhưỡng có thể hỗ trợ các quốc gia khác phát triển công nghệ hạt nhân giống như những gì mà nước này được cho là đã từng làm trong quá khứ.
Ông Joel Wit, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu tại một cuộc hội thảo hạt nhân vừa diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc rằng: “Năng lực kỹ thuật và sự tự tin để bán vũ khí và công nghệ ra nước ngoài của Triều Tiên ngày càng gia tăng mà không lo bị trả đũa, và sự tự tin đó được cho là bắt nguồn từ tiềm lực hạt nhân ngày càng lớn mạnh của nước này.”
Bình Nhưỡng tuyên bố họ cần vũ khí hạt nhân vì cái được gọi là chính sách thù địch của Mỹ nhằm vào Triều Tiên. Một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Ngoại Giao Triều Tiên hôm qua cảnh báo sẽ tấn công quân sự nếu Mỹ tiếp tục các cuộc diễn tập với máy bay ném bom B-52 tại Hàn Quốc.
Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác cho rằng mục đích của Triều Tiên khi đưa ra những lời đe dọa chiến tranh như vậy là viện trợ, cũng như những sự nhượng bộ có tính thực tế khác. Ngay cả Trung Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, cũng phản đối tham vọng hạt nhân của nước này.
Nhà phân tích Shin Beomchul tại Viện phân tích quốc phòng Triều Tiên ở Seoul cho rằng việc bán hạt nhân sẽ giúp nước này kiếm một khoản tiền để lại tiếp tục đầu tư phát triển vũ khí. Năng lực hạt nhân ngày càng vững mạnh có thể giúp Triều Tiên trở lên “đắt khách” hơn, đặc biệt là nếu nước này thực sự dùng được uranium có độ làm giàu cao trong vụ thử tháng trước.
Quan ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng từ cuối năm 2010 khi Triều Tiên xác nhận hoạt động làm giàu uranium mà thế giới đã nghi ngờ nước này thực hiện từ lâu. Hai vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006 và 2009 được cho là sử dụng nguồn dự trữ plutonium ít ỏi của nước này. Một quả bom uranium thô dễ sản xuất hơn bom plutonium và sản xuất uranium cũng dễ che giấu hơn.
Tuy không có nhiều thông tin về chương trình sản xuất uranium của Triều Tiên, nhưng có hai điều mà Mỹ và các nước quan tâm hiện vẫn chưa có giải đáp. Đó là liệu có phải nước này đang sản xuất uranium làm giàu cao là để chế tạo bom và liệu uranium có được sử dụng trong vụ thử hạt nhân lần thứ ba vừa qua không.
Một vụ thử hạt nhân sử dụng uranium làm giàu cao “sẽ là thông điệp cho toàn thể thế giới – bao gồm cả những khách hàng tiềm năng – rằng Triều Tiên đang vận hành một dây chuyền sản xuất nguyên liệu vũ khí hạt nhân mới và chưa được khám phá,” chuyên gia hạt nhân Allison nhận định trên trang The New York Times sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ cũng nói bóng gió rằng sẽ có những hành động đáp trả nếu Washington phát hiện Triều Tiên dính líu đến bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào nhằm vào Mỹ hay đồng minh của Mỹ.
Video đang HOT
Tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, Tom Donilon, tuyên bố sự chuyển giao công nghệ hạt nhân và sử dụng bất kỳ vũ khí hàng loạt của Bình Nhưỡng “được cho là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và đồng minh, và chúng tôi sẽ buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hậu quả của các hành vi đó.”
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, trong tháng 11/2012, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran đề nghị giám sát vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, sau khi dẫn nguồn tin mật ngoại giao phương Tây về mối quan hệ Bình Nhưỡng-Tehran.
Triều Tiên được cho là đã giúp Syria xây dựng cái mà các nhân viên tình báo cấp cao Mỹ gọi là lò phản ứng hạt nhân bí mật để sản xuất plutonium. Trong năm 2007, máy bay Israel ném bom khu vực này trong một sa mạc hẻo lánh ở Syria.
Chính phủ Nhật Bản hôm 18/3 cho biết đã xác định một lô hàng có khả năng từ Triều Tiên vi phạm lệnh cấm vận của LHQ vì nó chứa vật liệu mà có thể được sử dụng để làm máy ly tâm hạt nhân.
Lô hàng chứa hợp kim nhôm bị thu giữ từ một tàu mang cờ Singapore quá cảnh Tokyo hồi tháng 8 năm ngoái. Theo giới truyền thông, con tàu đang trên đường tới Myanmar từ cảng Đại Liên, Trung Quốc, nhưng chính phủ Nhật Bản không cho rằng điểm đến của con tàu là Myanmar.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga cho biết, Tokyo cho tìm kiếm con tàu bởi vì họ tin rằng nó vận chuyển lô hàng của Triều Tiên. Theo một số nguồn tin, chính Mỹ đã thông báo cho Nhật Bản điều này. Ông Suga cũng cho biết thêm rằng theo các phân tích ngay sau đó, những thanh hợp kim nhôm này có thể được dùng để chế tạo các máy ly tâm hạt nhân.
Ông Suga cho biết đây là vụ việc đầu tiên kiểu này, sau khi một đạo luật đặc biệt được Nhật Bản thông qua năm 2010. Đạo luật này cho phép kiểm soát những động thái của các tàu thuyền chở nguyên liệu có thể được sử dụng trong các chương trình hạt nhân và tên lửa nhập cảnh hoặc xuất cảnh từ Triều Tiên.
Sự mù mờ về việc bí mật buôn bán vũ khí hạt nhân đang là mối lo ngại lớn nhất. Rất khó có thể biết cách thức mua bán nguyên liệu và công nghệ hạt nhân, hay điểm đến của những nguyên liệu này sau khi được bán.
Cựu quan chức ngoại giao cao cấp Mỹ Robert Gallucci, người tham gia đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều Tiên trong những năm 1990, đã nhận định tại Seoul hồi cuối tháng trước rằng: “Mối đe dọa khủng bố từ một thiết bị hạt nhân tự chế được gửi nặc danh và theo một cách chưa từng thấy bao giờ, bằng một con thuyền hoặc một chiếc xe tải chạy qua đường biên giới dài và không có phòng bị quân sự, là một trong những điều thúc đẩy những hành động răn đe hay đáp trả quân sự mạnh mẽ hơn”.
“Đối với người Mỹ, mối đe dọa này nghiêm trọng hơn các mối đe dọa mơ hồ rằng một ngày nào đó Triều Tiên sẽ phóng tên lửa đạn đạo mang theo vũ khí hạt nhân,” ông cho hay.
Theo vietbao
Sức mạnh quân sự của Triều Tiên
Tiềm lực quân sự Triều Tiên là một đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt hiện nay, khi Hàn Quốc và Triều Tiên liên tục kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu chống lại sự khiêu khích từ bên kia.
Thông tin về năng lực quân sự của Triều Tiên không được chính thức công bố và có sự khác biệt tùy nguồn tin. Theo các tài liệu được công nhận rộng rãi, lợi thế quân sự lớn nhất của Triều Tiên so với Hàn Quốc và đồng minh Mỹ là lực lượng quân đội trên mặt đất. Quân đội Triều Tiên gồm hơn 1 triệu binh lính, với thêm 8 triệu nữa thuộc lực lượng dự trữ. Một thay đổi trong sức mạnh quân sự của Triều Tiên, là việc nước này mới đây tuyên bố trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sau lần thử dưới lòng đất vào tháng 2. Đồ họa: NewsLimitedNetwork
Quân đội Triều Tiên diễn tập. Con át chủ bài của quân đội nước này có thể là năng lực của lực lượng đặc biệt, bao gồm hàng chục nghìn quân tinh nhuệ được huấn luyện khắc nghiệt, rèn giũa và được trang bị vũ khí, có thể là lực lượng gây khó khăn lớn cho hậu phương đối phương.
Trong khi đó, Hàn Quốc có 600.000 quân lính thường trực và 28.500 lính Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Hàn Quốc có hơn 170 tàu chiến hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm, tàu khu trục và 600 máy bay quân sự do Mỹ sản xuất như chiến đấu cơ F-16. Còn lực lượng không quân và hải quân Triều Tiên chỉ được trang bị các thiết bị từ thời Xô viết. Ảnh: AFP
Xe tăng Kokpung diễu hành ở Bình Nhưỡng. Tính đến năm 2010, có ít nhất 200 - 300 chiếc đang phục vụ trong quân đội Triều Tiên.
Giáo sư Alan Dupont ngành An ninh Quốc tế thuộc Đại học New South Wales, Australia cho rằng rất ít có khả năng Triều Tiên tiến hành tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc vì điều đó đồng nghĩa với tự sát.
Tuy nhiên, nếu nước này điều quân trong một cuộc tấn công phủ đầu vào Hàn Quốc, sẽ khiến 9,6 triệu dân Seoul hoảng sợ, và gây quan ngại lớn cho 50 triệu dân Hàn Quốc. Nhưng quân đội nước này sẽ bị lực lượng phòng vệ Hàn Quốc "nuốt chửng", với 2.400 xe tăng chiến đấu, 460 xe bọc thép, pháo binh phản lực và lực lượng không quân hiện đại có thể phủ rợp bầu trời. Ảnh: Militaryphoto
Có khoảng 1.600 xe tăng T-55 phục vụ quân đội Triều Tiên. Theo Giáo sư Alan Dupont, Triều Tiên có thể cho nổ bom hạt nhân dưới lòng đất, nã pháo qua biên giới, hoặc thỉnh thoảng phóng tên lửa Taepodong qua trời Nhật Bản, hoặc thậm chí đặt thủy lôi quanh bờ biển, nhưng thực tế là nguồn ngân sách hạn hẹp và thiếu lương thực khiến Triều Tiên không thể gây đe dọa lớn với Hàn Quốc. Ảnh: Xinhua
Pháo phản lực M-1978 170 mm do Triều Tiên thiết kế và sản xuất, được đưa vào phục vụ từ năm 1978. Loại vũ khí này được triển khai tại khu vực phi quân sự, gần biên giới với Hàn Quốc, thường được ngụy trang dưới đất, cát. Theo Wikipedia, quân đội Triều Tiên đã cung cấp loại pháo này cho Iran trong cuộc chiến Iran-Iraq và nó đã được sử dụng với thành công nhất định. Ảnh: Xinhua
Trong ảnh là pháo 240 mm. Theo Yonhap, người Triều Tiên đã sản xuất hai loại pháo 240 mm là M-1985 gồm 12 nòng và M-1991 gồm 22 nòng. Ảnh:armyrecognition
Theo trang GlobalSecurity, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Kn-02 là phiên bản nâng cấp của tên lửa Xô viết SS-21, có tầm phóng từ 100 đến 120 km. Theo trangmissilethreat, nó được cho là dài 6,4 m, đường kính 0,65 m, nặng 2.010 kg. Nó có thể chứa 450 kg chất nổ trong đầu đạn. Kể từ năm 2004, nó đã được phóng thử ít nhất 17 lần. Ảnh: military-today
Đặc điểm kỹ thuật của tên lửa đạn đạo tầm trung Musu-dan cải tiến, với chiều dài từ 12 đến 19 m, đường kính 1,5 tới 2 m, trọng lượng phóng từ 19.000 đến 26.000 kg, và tầm phóng từ 2.500 đến 4.000 km. Tên lửa được cho là có đầu đạn đơn với lượng chất nổ 1.200 kg và sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính. Ảnh: Yonhap
Tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong -1 được phóng hôm 31/1/1998. Nó có chiều dài 25 m, nặng 1.000 kg. Ảnh: Xinhua
Tên lửa đạn đạo ba tầng Taepodong-2 là bản kế thừa của Taepodong-1, được phóng thử một lần nhưng thất bại. Ảnh: Xinhua
Hình vẽ chi tiết các loại tên lửa chính của Triều Tiên. Taepodong-2 là tên lửa dài tới 32 m và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ cho rằng tên lửa Taepodong-2 thậm chí có thể đạt tầm hoạt động lên tới 15.000 km nếu được trang bị bộ phận đẩy phụ. Đồ họa: Realdealtalk
Khoảng 40 máy bay Mig-29 phục vụ không quân Triều Tiên. Mig-29, do Xô viết sản xuất, là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân Triều Tiên, được sử dụng chủ yếu để bảo vệ không phận nước này. Ảnh: KCNA
Triều Tiên có hơn 150 máy bay Mig-21, số lượng lớn nhất trong các loại máy bay của nước này. Mig-21 PFM là một phiên bản mới hơn của Mig-21, với nhiều cải tiến so với thế hệ đầu. Nó bao gồm các hệ thống như tiếp nhận cảnh báo radar, hệ thống xác nhận đồng đội - đối phương (IFF), vốn cần thiết trong các cuộc chiến không quân hiện đại. PFM còn được trang bị pháo GSh-23 với 200 viên đạn, hai tên lửa AA-2 Atoll và có chỗ cho tên lửa Kh-66. Ảnh: militaryphoto
Tàu ngầm Sang-O xuất xứ từ Triều Tiên là tàu ngầm diesel điện duyên hải, nặng 300 tấn, được sản xuất theo hai loại: Sang-O I dài 34 m và Sang-O II dài 39 m. Theo GlobalSecurity, các tàu này được sử dụng để cài thủy lôi, tác chiến các tàu trên mặt nước.
Theo Wikipedia, trong một nghiên cứu năm 2010, Triều Tiên sở hữu tổng cộng 70 tàu ngầm, trong đó có 40 tàu ngầm lớp Sang-O, 20 tàu ngầm lớp Romeo (1.800 tấn) và 10 tàu ngầm cỡ nhỏ như tàu lớp Yeono (130 tấn) đang hoạt động. Ảnh: Xinhua
Theo vietbao
Iran tuyên bố sẵn sàng ngừng làm giàu urani Iran bất ngờ tuyên bố sẵn sàng ngừng làm giàu urani ở cấp độ 20% Ngày 13/10, Iran lại bất ngờ tuyên bố sẵn sàng ngừng làm giàu urani ở cấp độ 20% nếu như nước này nhận được nguồn nguyên liệu hạt nhân trên từ các quốc gia khác. Một nguồn tin ở LHQ dẫn tuyên bố cùng ngày của người phát...