Triều Tiên giam giữ một người Mỹ
Một công dân Mỹ đã bị bắt giữ ở Triều Tiên, quốc gia không có mối quan hệ ngoại giao với Mỹ, một quan chức Mỹ ngày 11/12 cho hay.
Cựu Tổng thống Bill Clinton đã phải tới Triều Tiên đàm phán để nước này thả hai phóng viên người Mỹ bị bắt vào đầu năm 2009.
“Chúng tôi biết rõ về thông tin một người Mỹ bị giam giữ ở Triều Tiên. Chúng tôi không có ưu tiên nào cao hơn quyền lợi của công dân chúng tôi”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay.
Tuy nhiên bà từ chối cung cấp thông tin chi tiết để bảo mật thông tin cá nhân, và cho biết chỉ có sứ quán Thụy Điển thường đại diện cho Washington liên lạc với Bình Nhưỡng về các vấn đề liên quan đến công dân Mỹ tại quốc gia này”.
Theo tờ Kookmin Ilbo của Hàn Quốc dẫn nguồn hãng thông tấn Yonhap, một nhà tổ chức du lịch Mỹ gốc Hàn 44 tuổi đã bị giam giữ hồi đầu tháng 11 khi ông tới cảng Rajin ở đông bắc Triều Tiên. Khi đóông đi cùng 5 khách du lịch khác trong chuyến đi 5 ngày vào 3/11. Ông bị bắt khi một ổ cứng máy tính được phát hiện trong đống đồ đạc của nhóm.
Video đang HOT
Nhiều người Mỹ đã bị bắt giữ tại Triều Tiên trong những năm gần đây. Năm 2010, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã đàm phán thành công, giải cứu được một công dân Mỹ, Aijalon Mahli Gomes, bị kết án 8 năm lao động khổ sai ở Triều Tiên vì vượt biên trái phép vào Triều Tiên.
Trong một sứ mệnh khó khăn khác trước đó, vào đầu năm 2009, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã phải tới Triều Tiên đàm phán để giải cứu cho hai phóng viên truyền hình Mỹ Laura Ling và Euna Lee sau khi họ đi sang biên giới Triều Tiên, giáp với Trung Quốc.
Vụ bắt giữ mới nhất diễn ra khi Triều Tiên công bố kế hoạch phóng một tên lửa tầm xa, mà theo nước này là đưa vệ tinh vào quỹ đạo, song vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Vào ngày hôm qua, nhiều nguồn tin cho biết vụ phóng có thể sẽ bị hoãn thêm, khi toàn bộ tên lửa đã bị dỡ bỏ khỏibệ phóng để sửa chữa.
Theo Dantri
Mỹ, ASEAN tái cảnh cáo Triều Tiên về tên lửa
Mỹ và ASEAN hôm qua tái cảnh cáo Triều Tiên, sau khi nước này mở rộng thời hạn phóng tên lửa tới ngày 29/12.
Binh sĩ Triều Tiên đứng gác trước tên lửa Unha-3 hồi tháng 4. Ảnh: AP
"Chúng tôi tiếp tục quan ngại rằng đây chỉ là một sự trì hoãn, và Triều Tiên vẫn có kế hoạch phóng tên lửa, vệ tinh hay một thứ gì khác có thể vi phạm cam kết với quốc tế", Xinhua dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm qua cho hay.
Phát biểu này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thông báo do "khiếm khuyết kỹ thuật" ở module động cơ tên lửa, thời hạn phóng sẽ được kéo dài thêm một tuần, nghĩa là tới ngày 29/12.
Yonhap dẫn lời bà Nuland cho hay Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng vừa chia sẻ quan điểm với những người đồng cấp của Nga, Trung Quốc về vụ phóng tên lửa Triều Tiên.
Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Campuchia, kiêm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Hun Sen kêu gọi Triều Tiên dừng cuộc phóng tên lửa và cho rằng nó sẽ chỉ đem đến "nỗi lo sợ và căng thẳng" trong khu vực. "Nhân danh chủ tịch ASEAN, tôi kêu gọi Triều Tiên hoãn phóng vĩnh viễn", AFP dẫn lời ông Hun Sen nói trong bài phát biểu trên đài phát thanh.
Triều Tiên cho rằng vụ phóng tên lửa nhằm đưa vệ tinh lên quỹ đạo, trong khi Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc lại coi đây thực chất là cuộc thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Theo VNE
"Cánh tay phải" Bạc Hy Lai và những chuyện động trời Ông Giám đốc công an một thời thét ra lửa ở Trùng Khánh bị nói là người thường hay quát mắng, xỉa xói và văng tục với nhân viên. Hôm 21/3/2011, cựu thư ký Hân Kiến Uy khi được thả ra từ "trụ sở đả hắc" (nơi giam giữ những người bị cho là tham nhũng, phạm pháp dưới thời cặp đôi Bạc...