Triều Tiên ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan COVID-19
Ít nhất 6 người có các triệu chứng sốt đã qua đời ở Triều Tiên, trong đó 1 người được xác nhận mắc COVID-19, theo KCNA.
Hôm 13/5, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết ít nhất 6 người có các triệu chứng sốt đã qua đời, trong đó một người được xác nhận nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Theo KCNA, khoảng 187.800 người hiện đang được điều trị cách ly sau khi bệnh sốt không rõ nguồn gốc “bùng nổ trên toàn quốc” kể từ cuối tháng 4. Hiện khoảng 350.000 người có dấu hiệu sốt này, trong đó 18.000 người mới báo cáo các triệu chứng hôm 10/5. Khoảng 162.200 người trong số họ đã được điều trị cho đến nay.
Tuy nhiên chưa rõ có bao nhiêu người trong số này dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người dân tại Triều Tiên cuối tháng 3/2020. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến thăm trung tâm chỉ huy chống virus để kiểm tra tình hình và công tác phản ứng sau khi tuyên bố “tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng nhất” và ra lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 12/5.
Video đang HOT
Ông cho rằng sự lây lan của cơn sốt tại khu vực thủ đô trung tâm cho thấy “có một điểm yếu trong hệ thống phòng chống dịch mà chúng ta đã thiết lập”, KCNA trích dẫn.
Nhà lãnh đạo Kim hiện chỉ ra việc tích cực cách ly và điều trị cho những người bị sốt là ưu tiên hàng đầu, đồng thời kêu gọi đưa ra các phương pháp và chiến thuật điều trị khoa học “nhanh như chớp” và tăng cường các biện pháp cung cấp thuốc.
Trong một báo cáo khác, KCNA cho biết các cơ quan y tế Triều Tiên đang cố gắng tổ chức các hệ thống xét nghiệm và điều trị cũng như tăng cường công tác khử trùng.
Dù nâng cao mức độ chống dịch, nhà lãnh đạo Triều Tiên hom 12/5 tiếp tục chỉ thị cho các quan chức thúc đẩy các dự án xây dựng, phát triển nông nghiệp và các dự án nhà nước khác theo lịch trình, đồng thời củng cố phòng thủ để tránh tạo ra bất kỳ khoảng trống an ninh nào.
Ông Kim Jong-un cũng muốn các quan chức xây dựng các bước chống dịch để giảm bớt sự bất tiện cho cộng đồng cũng như các tác động tiêu cực khác.
Trước đó, Triều Tiên phủ nhận việc có bất kỳ ca COVID-19 nào và từ chối nhận vaccine từ bên ngoài. Việc Triều Tiên ghi nhận dịch bệnh lần này có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao đang hoành hành khắp thế giới.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về việc liệu chủng này có ít nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 hay không, hay liệu việc tiêm phòng và miễn dịch từ việc mắc các chủng trước có làm giảm tác động của chủng mới hay không.
Triều Tiên đã có các biện pháp ngăn chặn COVID-19 quyết liệt, đặc biệt là việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Cùng với các lệnh trừng phạt quốc tế, COVID-19 cũng tác động lớn đến kinh tế Triều Tiên.
Cận cảnh vụ phóng tên lửa "nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh" của Triều Tiên
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã công bố hình ảnh về vụ phóng tên lửa siêu vượt âm được cho là có khả năng bay "nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh".
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 12/1 xác nhận nước này đã thực hiện thành công giai đoạn phóng thử cuối cùng tên lửa siêu vượt âm (Ảnh: Reuters).
Triều Tiên cho biết trong vụ phóng ngày 11/1, thiết bị trượt siêu vượt âm của nước này đã đánh trúng mục tiêu giả định ở ngoài khơi cách đó 1.000 km (Ảnh: Reuters).
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát vụ phóng tên lửa ngày 11/1 của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un bày tỏ hy vọng rằng, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa của Triều Tiên sẽ giúp nâng cao năng lực răn đe chiến tranh của nước này với các thành tựu nghiên cứu khoa học hiện đại (Ảnh: Reuters).
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, trong vụ phóng hôm 11/1, Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông. Tên lửa này bay xa hơn 700 km và đạt độ cao tối đa 60 km, tốc độ tối đa Mach 10, nghĩa là gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Ảnh: Reuters).
Đây là vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm thứ hai của Triều Tiên trong vòng chưa đầy một tuần và là vụ thứ 3 kể từ trước đến nay. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cũng đánh giá, vụ phóng mới nhất cho thấy sự "cải thiện" so với những lần thử nghiệm trước đó của Triều Tiên (Ảnh: Reuters).
Giới chuyên gia nhận định, việc Triều Tiên tiến hành 2 vụ thử tên lửa trong một tuần nhằm gây thêm sức ép, buộc các đối thủ phải thừa nhận Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân, đồng thời nới lỏng các biện pháp trừng phạt (Ảnh: Reuters).
Vì sao Triều Tiên thử tên lửa hành trình nhưng lại gọi là 'vũ khí chiến lược' Khi Mỹ gặp các đồng minh ở Tokyo, Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa hành trình, vốn là "vũ khí chiến thuật", và tuyên bố đây là "vũ khí chiến lược quan trọng". Triều Tiên phóng thử tên lửa hành trình tầm xa mới. Ảnh: AFP/KCNA Sáng 13/9, các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin Bình Nhưỡng...