Triều Tiên gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hưởng Hàn Quốc
Hàn Quốc cho biết hành động gây nhiễu GPS của Triều Tiên đã ảnh hưởng đến 58 máy bay và 52 tàu của nước này.
Hãng Channel News Asia (CNA) dẫn nguồn tin Hàn Quốc ngày 1-4 cho biết Triều Tiên đang tiếp tục sử dụng sóng vô tuyến để gây nhiễu tín hiệu của hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh hưởng đến nhiều máy bay và tàu tại thời điểm khi căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên leo thang.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên đã gửi các tín hiệu gây nhiễu GPS kể từ hôm 31-3 từ nhiều địa điểm gần biên giới liên Triều.
Bộ Khoa học Hàn Quốc cho biết cho đến nay việc gây nhiễu đã ảnh hưởng tới 58 máy bay và 52 tàu, mặc dù không có các trường hợp nhiễu loạn đáng kể đến các chuyến bay hoặc ngành hàng hải được báo cáo.
Video đang HOT
Một binh sĩ Triều Tiên quan sát trong một tháp canh gác nằm bên bờ sông Yalu, huyện Sakchu, tỉnh Pyongan Bắc của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
“Việc gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu là một hành động khiêu khích. Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên ngừng lại các hành động khiêu khích như vậy và cư xử theo cách mà có thể giúp cải thiện quan hệ liên Triều” – phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-Hee phát biểu trước báo giới.
Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từng cảnh báo rằng Triều Tiên đã sở hữu một thiết bị gây nhiễu do Nga chế tạo có khả năng quấy rối các hệ thống vũ khí dẫn đường.
Hai năm sau đó, trong một khoảng thời gian căng thẳng tương tự giữa hai nước, Hàn Quốc cho biết các hoạt động gây nhiễu của Triều Tiên đã buộc hàng trăm máy bay dân sự và tàu của Hàn Quốc sử dụng các thiết bị hỗ trợ định vị để tránh ảnh hưởng đến sự an toàn.
Bình Nhưỡng đã bác bỏ những cáo buộc này và gọi đó hoàn toàn là “bịa đặt”. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tăng cao trong năm nay kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư vào ngày 6-1 và một vụ phóng tên lửa tầm xa một tháng sau đó.
Bảo Anh
Theo_PLO
Vụ sập cầu ở Ấn Độ: Bắt giữ 5 quan chức công ty xây dựng IVRCL
Lực lượng cứu hộ ngày 1/4 cho biết không còn hy vọng tìm thấy người sống sót sau khi đã dọn sạch đống đổ nát.
Một ngày sau vụ sập cầu vượt kinh hoàng ở khu vực công viên Girish, phía Bắc thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, miền Đông Ấn Độ ngày 31/3, cảnh sát nước này đã bắt giữ 5 quan chức của công ty xây dựng IVRCL Infrastructure Co., chủ thầu công trình xây cầu vượt nói trên, đồng thời quyết định đóng cửa văn phòng của công ty này ở Kolkata.
Các quan chức trên đang bị thẩm vấn. Cảnh sát cho biết họ có thể phải đối mặt với mức án tù lên tới 7 năm, thậm chí là tù chung thân nếu bị kết tội giết người.
Vụ sập cầu vượt khiến 24 người thiệt mạng (Ảnh CNN).
Ông K.P Rao, một quan chức IVRCL, cho biết công ty đang kiểm tra để xem liệu vụ sập cầu liên quan đến vấn đề kỹ thuật hay chất lượng công trình.
Công ty IVRCL đã ký hợp đồng xây dựng cầu vượt trên từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành dự án này. Cây cầu vượt đang xây dở này đã được kéo dài thêm gần bằng chiều rộng một con phố nhằm tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi hơn tại khu vực đông dân cư Bara Bazaar ở thủ phủ bang Tây Bengal.
Theo thông tin mới nhất, lực lượng cứu hộ ngày 1/4 cho biết không còn hy vọng tìm thấy người sống sót sau khi đã dọn sạch đống đổ nát. Tổng số người thiệt mạng hiện là 24 người và hơn 80 người bị thương. 67 người đã được cứu sống sau vụ tai nạn trên. Hiện 39 người vẫn đang phải điều trị tại bệnh viện.
Các kỹ sư đang kiểm tra phần cầu còn lạI, sau đó các công nhân sẽ bắt đầu tháo dỡ toàn bộ phần cầu này để tránh gây thiệt hại cho nhà dân xung quanh./.
Theo TTXVN
Kim Jong Un bí mật nhận viện trợ của Mỹ Tờ Telegraph của Anh ngày 30.3 dẫn một tổ chức phi chính phủ Mỹ cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lặng lẽ chấp nhận gói viện trợ y tế từ tổ chức phi chính phủ nói trên nhằm ngăn chặn nạn dịch lao đang hoành hành tại quốc gia Đông Bắc Á. Theo tổ chức phi chính phủ Mỹ-Quỹ...