Triều Tiên gần như khôi phục xong bãi phóng tên lửa tầm xa
Triều Tiên gần như đã khôi phục xong bãi phóng tên lửa tầm xa chủ chốt ở Dongchang-ri, bờ biển phía tây nước này, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết.
Bình Nhưỡng bắt đầu tái xây dựng bãi phóng trên từ tháng 2, trước khi Mỹ và Triều Tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, các nghị sĩ Hàn Quốc dẫn thông báo của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) tại một cuộc họp của Uỷ ban Tình báo Hạ viện nước này cho biết.
Triều Tiên dường như bắt đầu tháo dỡ các phần của cơ sở này vào tháng 7/2018, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un đồng ý phá huỷ bãi phóng tại cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào tháng 6 cùng năm.
Video đang HOT
Các hoạt động khôi phục của Triều Tiên làm dấy lên tin đồn rằng nước này sẽ phóng một tên lửa hoặc một tên lửa đem theo vệ tinh, nhằm thể hiện sự thất vọng vì bế tắc trong đàm phán với Mỹ, Yonhap đưa tin.
NIS cũng cho biết thêm, Triều Tiên dường như vẫn duy trì hoạt động của cơ sở làm giàu uranium tại khu liên hợp hạt nhân Yongbyon, phía bắc Bình Nhưỡng. Theo NIS, lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt của Triều Tiên tại Yongbyon đã ngừng chạy vào cuối năm ngoái.
Hoài Linh
Theo Vietnamnet
Báo Hàn Quốc: Triều Tiên có thể sắp sửa hiến pháp
Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho rằng, Triều Tiên có thể sửa đổi hiến pháp trong tháng 4 tới để đưa ông Kim Jong-un chính thức trở thành nguyên thủ, báo Korea Times cho biết.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: KCNA)
Theo báo Korea Times, tại cuộc họp với Ủy ban tình báo quốc hội Hàn Quốc ngày 29/3, Giám đốc Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) Suh Hoon cho biết, Hàn Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng cho diễn biến Triều Tiên có thể sửa đổi hiến pháp vào tháng 4 tới để đưa Chủ tịch Kim Jong-un trở thành nguyên thủ chính thức.
Dẫn lại thông tin từ đại diện của NIS, nghị sĩ đảng Tự do Hàn Quốc Lee Eun-jae nói: "Với việc ông Kim giữ chức vụ nào trong quốc hội sau cuộc bầu cử hôm 10/3, NIS đang theo dõi một số kịch bản có thể xảy ra như (Triều Tiên) sửa đổi hiến pháp nhân kỳ họp Hội đồng Nhân dân tối cao dự kiến vào ngày 11/4 tới".
Bình luận trên được đưa ra sau khi có những đồn đoán rằng Triều Tiên có thể thay đổi cơ cấu chính phủ bởi cơ cấu hiện tại khiến ông Kim Jong-un khó được coi là nguyên thủ trong các hoạt động ngoại giao.
Các chức danh hiện tại của ông Kim Jong-un gồm có Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, lãnh đạo tối cao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ông Kim từng tranh cử đại diện khu vực bầu cử số 11 ở khu vực núi thiêng Paektu của Triều Tiên trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2014. Tuy nhiên, ông lại không tham gia cuộc bầu cử hồi đầu tháng này.
Hãng tin Yonhap dẫn danh sách đại biểu Quốc hội khóa mới do đài phát thanh trung ương Triều Tiên (KCBS) công bố, cho biết trong 687 người được bầu lần này, không có tên ông Kim Jong-un. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên, một nhà lãnh đạo tối cao không có tên trong danh sách đại biểu Quốc hội khóa mới. Trước đây, cả ông nội và cha của ông Kim, 2 nhà cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, đều có ghế trong Quốc hội nước này.
Một số chuyên gia nói với Yonhap rằng quyết định này dường như là nỗ lực của ông Kim nhằm thể hiện rằng mình là nhà lãnh đạo của một quốc gia giống các quốc gia khác, có sự tách biệt giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.
Theo DNVN
Nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu đang 'mất tích' Hiện Triều Tiên chưa bình luận về sự việc của ông Jo. Ông Jo, 48 tuổi, đã giữ chức quyền Đại sứ từ tháng 10/2017 sau khi Italy trục xuất cựu Đại sứ Mun Jong Nam động thái nhằm phản đối chính quyền Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân một tháng trước đó. Nghị sĩ Hàn Quốc Kim Min-ki hôm nay...