Triều Tiên đứng đầu về tỉ lệ chi tiêu quân sự so với GDP
Triều Tiên xếp thứ 1 về tỷ lệ chi tiêu quân sự trong GDP giai đoạn 2007-2017, mặc dù tổng số tiền chỉ chiếm 1/10 chi tiêu quân sự của Hàn Quốc, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy.
Theo báo cáo chi tiêu quân sự và chuyển giao vũ khí thế giới năm 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ, chi tiêu quân sự của Triều Tiên trung bình khoảng 3,6 tỷ USD mỗi năm, chiếm từ 13,4 đến 23,3 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình của họ là 17 tỷ USD trong giai đoạn này.
Tỷ lệ phần trăm được biểu thị trong một khoảng là do chuyển đổi tỷ giá với đồng USD, báo cáo cho biết.
(Ảnh minh họa: Yonhap News)
Theo báo cáo, Oman đứng thứ hai trong danh sách, chi khoảng 12,1% GDP cho quân đội. Tiếp theo là Ả-rập Xê-út với 9,3%.
Tuy nhiên, về con số, chi tiêu quân sự hàng năm của Triều Tiên trong giai đoạn này chỉ đứng thứ 47 ở mức 3,6 tỷ USD, gần một phần mười trong số 34,8 tỷ USD trung bình mà Hàn Quốc chi cho quân đội. (Chi tiêu quân sự của Hàn Quốc chiếm khoảng 2,6% GDP).
Video đang HOT
Mỹ đứng số 1 trên thế giới về chi tiêu quân sự với trung bình 741 tỷ USD một năm, tiếp theo là Trung Quốc với trung bình 176 tỷ USD/năm.
Mỹ cũng là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, bán vũ khí trị giá trung bình 143 tỷ USD cho nước ngoài hàng năm trong giai đoạn này. Tiếp theo là 97 tỷ USD của Nga.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Yonhap)
Theo vtc.vn
Hé lộ chuyện học thêm chui của con nhà giàu ở Triều Tiên
Trong khi các trường học công ở Triều Tiên có chương trình giáo dục riêng, một số phụ huynh vẫn muốn cho con em mình hưởng một nền giáo dục thực thụ.
Ở Hàn Quốc, những đứa trẻ học đến kiệt sức vì học xong ở trường phải đi thẳng đến hagwon - trung tâm học thêm. Chúng được cha mẹ hướng cho phát triển các năng khiếu âm nhạc, hoặc nâng cao khả năng toán học và tiếng Anh so với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, học thêm gần như là điều bắt buộc.
Ngược lại, ở Triều Tiên, nhà trường thường bắt học sinh lao động bắt buộc trên các cánh đồng sau giờ học.
Trong những năm gần đây, xu hướng học hành của trẻ em Triều Tiên cũng bắt đầu giống với Hàn Quốc hơn, ít nhất là với một vài thành phần trong xã hội.
Trong số 116 người Triều Tiên mới đào tẩu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Seoul phỏng vấn năm nay, 1/3 cho biết từng học thêm khi còn ở Triều Tiên. Một số người còn từng làm gia sư riêng, theo Economist.
Cho Jeong Ah từ Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc cho biết một cuộc khảo sát đã cho thấy quan điểm về giáo dục của các bậc phụ huynh Triều Tiên đang thay đổi. Càng ngày việc học thêm hay học gia sư càng được coi là khoản đầu tư cho tương lai của con em họ, thay vì chấp nhận hoàn toàn theo chính sách của nhà nước như trước đây.
Các gia đình Triều Tiên đua nhau cho con học thêm dù bị chính phủ cấm. Ảnh: Getty.
Về mặt lý thuyết, việc trả tiền cho giáo dục bị cấm ở Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, người Triều Tiên đã phải trả tiền học kể từ sau nạn đói những năm 1990, khi các dịch vụ công bị đình trệ, khiến không chỉ thực phẩm mà sách giáo khoa, trang thiết bị trường học và tiền lương cho giáo viên cũng bị cắt.
Ngày nay, nhiều em học sinh buộc phải trả tiền cho giáo viên để được có mặt trong các lớp học thêm. Nếu không, chúng phải giúp giáo viên thu hoạch vào vụ mùa và vào mùa đông thì mang củi đến lớp.
Các gia sư hàng đầu đều xuất thân là các giáo viên trường công muốn kiếm thêm tiền. Dần dà, việc dạy kèm phát triển thành một nghề trong nền kinh tế xám của Triều Tiên.
Chi phí học gia sư trung bình một tháng một môn vào khoảng 30 USD. Chính phủ cũng có vẻ nhắm mắt làm ngơ trước các trung tâm dạy thêm, miễn là cha mẹ các em không quá phô trương về chúng.
Việc dạy kèm có lẽ giúp ích lớn nhất cho những đứa trẻ con nhà giàu. Theo ông Thae Yong Ho, cựu nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc, các bậc phụ huynh ở Bình Nhưỡng và ở thủ phủ của các tỉnh muốn cho con học thêm để có cơ hội được nhận vào các trường trung học tốt nhất. Ở đó, con họ sẽ được miễn lao động bắt buộc và có cơ hội thi vào các trường đại học cao hơn.
Các bộ môn như âm nhạc và ngoại ngữ rất phổ biến ở các trung tâm học thêm vì những đứa trẻ học chúng có thể trở thành các nhà ngoại giao hoặc nhạc sĩ chuyên nghiệp trong tương lai, có cơ hội đi du lịch nước ngoài.
Tuy những trường hợp của người đào tẩu không thể đại diện cho cả đất nước, nhưng thực tế là những phụ huynh Triều Tiên cũng đang sẵn sàng bỏ tiền để "chạy đua giáo dục" như ở Hàn Quốc.
Theo Zing
Triều Tiên: Mỹ đề xuất họp Hội đồng Bảo an là hành động thách thức Ngày 12/12, Triều Tiên đã có phản ứng chính thức đầu tiên về việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhóm họp bàn về vấn đề hạt nhân của nước này. Trong thông điệp phát đi hôm 12/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng, việc Mỹ đề xuất Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhóm họp bàn...