Triều Tiên đồng ý nối lại đàm phán về Kaesong trong tuần sau
Sau nhiều ngày im lặng trước đề nghị nối lại đàm phán lần cuối về Kaesong của Hàn Quốc, Triều Tiên hôm nay đã đề xuất đối thoại vào ngày 14/8 tới. Trong khi đó chính phủ Hàn Quốc vừa phải chi hơn 250 triệu USD bồi thường cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Tương lai của Kaesong sẽ lại được đưa ra bàn thảo
Thông tin được hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đăng tải, dẫn bản tin của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA.
Thông báo của Ủy ban tái thống nhất hòa bình Triều Tiên khẳng định, hai nước nên làm việc cùng nhau để tránh công việc bị trì hoãn thêm nữa, như đã từng xảy ra hồi đầu tháng 4 vừa qua. Bình Nhưỡng cũng cam kết đảm bảo an toàn cho toàn bộ phái đoàn Hàn Quốc vào khu công nghiệp này.
Ngòai ra Triều Tiên cũng cho biết lệnh cấm hoạt động tạm thời mà nước này đưa ra hôm 8/4 sẽ bị dỡ bỏ và yêu cầu Seoul chấp nhận đề xuất đàm phán vào ngày 14/8.
Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc hôm nay vừa xác nhận cho phép chi trả 280,9 tỷ won (tương đương 251,2 triệu USD) tiền bảo hiểm cho các doanh nghiệp nước này có nhà máy tại khu công nghiệp chung Kaesong, hoặc đã cung cấp dịch vụ cho các công ty tại đây.
Như vậy sau 4 tháng khu công nghiệp này bị đóng cửa, các công ty đã được bồi thường. Kể từ đó đến nay, 6 vòng đàm phán đã được tổ chức về việc nối lại hoạt động tại đây nhưng chưa đem lại kết quả. Tổng cộng có 109 công ty sẽ được nhận tiền bảo hiểm.
Bộ thống nhất Hàn Quốc cho biết Hội đồng trao đổi và thúc đẩy hợp tác Nam – Bắc, cơ quan rà soát yêu cầu bồi thường của các công ty, đã phê chuẩn việc thanh toán theo chính sách bảo hiểm liên Triều.
“Việc chi trả sẽ bắt đầu từ thứ Năm, thông qua Eximbank”, người phát ngôn Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-suk cho biết. “Có 140 công ty đủ điều kiện nhận tiền chi trả bảo hiểm, trong đó tính tới thứ Hai 114 công ty đã đề nghị được thanh toán”.
Video đang HOT
Hiện còn yêu cầu từ 5 công ty đang được xem xét trong khi 26 công ty khác không đề nghị được chi trả. Những công ty này có thể nộp đề nghị sau đó.
Ông Kim khẳng định các công ty được chi trả theo các điều khoản trong chính sách bảo hiểm đặc biệt được xây dựng năm 2004, trong đó cho phép thực hiện thanh toán nếu hoạt động tại khu công nghiệp bị đình trệ do sự vi phạm hợp đồng quản lý khu công nghiệp liên Triều.
Theo các quy định này, mỗi công ty có thể được bồi thường tối đa 90% tổn thất vốn đầu tư, nhưng không quá 7 tỷ won. Khoản chi trả này sẽ không bao gồm thiệt hại về lợi nhuận do các công ty không thể sản xuất ra sản phẩm.
Vị quan chức này cũng cho biết, một khi các khoản chi trả được thực hiện, chính quyền Hàn Quốc sẽ có quyền bán các nhà máy và các tài sản khác của các công ty nước này tại Kaesong.
Ông Kim cũng khẳng định, dù Seoul đã thanh toán tiền bảo hiểm cho doanh nghiệp, họ vẫn cam kết với sự phát triển và lớn mạnh của Kaesong, biểu tượng cuối cùng còn lại cho sự hợp tác giữa hai miền.
“Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên chấp thuận các biện pháp đảm bảo (do Hàn Quốc đề xuất) và công khai lập trường của mình về vấn đề then chốt này”, ông Kim nói.
Theo Dantri
Chuyện ít biết về cuộc sống của các thủy thủ tàu ngầm Hàn Quốc
Cuộc sống trên tàu ngầm có thể rất khắc nghiệt. Các nhiệm vụ rất nặng nề, trong khi không gian sống chật hẹp và do đó sức khỏe của các thủy thủ có thể bị ảnh hưởng.
Hàn Quốc hiện đang vận hành trên 10 tàu ngầm.
Đại tá Hyun Chang-hoon từng có một hàm rằng khỏe trước khi gia nhập hạm đội tàu ngầm hơn 20 năm trước. Nhưng giờ đây, người đàn ông 47 tuổi này đã mắc bệnh răng miệng, một vấn đề sức khỏe mà các thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu thường mắc phải do mức CO2 bên trong tàu ngầm nhiều hơn bình thường.
"Hãy tưởng tượng rằng một hàm răng nhân tạo được đặt trong một bình nước Coca-Cola, vốn chứa CO2. Hàm răng sẽ bị bào mòn chỉ trong 2 ngày sau đó", ông Hyun nói. "Hàm răng xấu của tôi là một ví dụ về cuộc sống dưới biển sâu, nơi không có ánh sáng".
Đại Hyun, thuyền trưởng một tàu ngầm 1.800 tấn được đặt theo tên nghĩa sĩ Hàn Quốc Ahn Jung-geun (1877-1910), người đấu tranh vì độc lập dân tộc, đã tiết lộ về cuộc sống khắc nghiệt của các binh sĩ trong chuyến thăm của phóng viên hãng tin Yonhap tới căn cứ của đội tàu ngầm số 9 tại thành phố cảng Jinhae, miền đông nam đất nước.
Vệ sinh răng miệng kém chỉ là một trong những khó khăn mà thủy thủ đoàn phải đối mặt khi sống trong không gian chật hẹp trong những thời gian dài.
"Khi tôi trở về nhà sau các sứ mệnh kéo dài nhiều tháng, tôi đã tới phòng tắm hơi công cộng để trút bỏ các mùi trên cơ thể nhưng vẫn không hết", một phó đô đốc từng phục vụ trong đội tàu ngầm số 9 gần 30 năm, cho hay.
Do không gian chật hẹp, không phụ nữ nào được phép sống tại đơn vị kể từ khi nó được thành lập vào những năm 1990.
Hải quân Hàn Quốc gần đây đã mở cửa tàu ngầm Loại 214, chiếc thứ 3 loại này được đưa vào sử dụng để từ năm 2010, để công chúng có dịp hiếm hoi nhằm chiêm ngưỡng con tàu, từ hệ thống vũ khí, máy móc, các không gian hạn chế và cuộc sống trên tàu.
Việc đảm bảo bí mật và giảm tiếng ổn là rất quan trọng đối với các thủy thủ tàu ngầm để họ không bị thiết bị định vị dưới nước của các tàu ngầm khác phát hiện. Một cách để họ có thể giảm tiếng ồn là đi giày đế mềm.
Hàn Quốc hiện đang vận hành trên 10 tàu ngầm, trong đó có các tàu Loại 209 và Loại 214.
Hải quân Hàn Quốc đang có kế hoạch đóng mới các tàu ngầm tấn công công loại 3.000 tấn sau năm 2020, với các hệ thống radar và vũ khí tiên tiến hơn so với các tàu trước đó. Tổng cộng 9 tàu ngầm 3.000 tấn dự kiến sẽ được chế tạo với công nghệ nội địa. Đến năm 2020, hải quân Hàn Quốc sẽ vận hành trên 20 tàu ngầm.
Trong bối cảnh đội tàu ngầm số 9 sẽ nhận thêm các tàu mới trong những năm tới, nó sẽ trở thành sở chỉ huy tàu ngầm của Hàn Quốc vào năm 2015.
Kế hoạch mua sắm phản ánh cuộc đua ngầm ngày càng căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3/2010. Tổng cộng 46 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ tai nạn và Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên là thủ phạm của vụ việc.
Giới chức hải quân đã nhấn mạnh tới sự cần thiết nhằm đẩy mạnh các khả năng tàu ngầm, cho rằng những căng thẳng hải quân ngày càng gia tăng quanh bán đảo Triều Tiên có thể biến thành một cuộc xung đột.
Sự hiện diện hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc và sự tăng cường quân sự của Nhật Bản nhằm đối phó với Bắc Kinh cũng cho thấy sự cần thiết nhằm tăng cường các khả năng tác chiến chống tàu ngầm.
"Chúng tôi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc do thám các hành động khiêu khích hải quân của Triều Tiên và bảo vệ lợi ích quốc gia ở biển sâu", Đại tá Huyn nói.
Khó thu hút nhân tài
Nhưng thách thức lớn nhất đối với tham vọng đó là việc thu hút và giữ được các thủy thủ giàu kinh nghiệm, vì ngày càng có ít học viên nộp đơn vào đơn vị tàu ngầm trong những năm gần đây sau khi hệ thống tuyển người thay đổi.
Khi đội tàu ngầm số 9 được thành lập hơn 2 thập niên trước, các học viên hàng đầu đã được chọn cho chương trình tàu ngầm và gia nhập cùng các sĩ quan của đội tàu ngầm để vận hành các vũ khí hải quân chiến lược đề phòng Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng vận hành một hạm đội tàu ngầm lớn kể từ những năm 1960.
Tuy nhiên, sau khi hệ thống tuyển người bị chỉ trích là tước đi của các học viên cơ hội để lựa chọn các đơn vị khác, hải quân Hàn Quốc giờ đây nhận đơn của các tình nguyện viên muốn trở thành các thủy thủ tàu ngầm. Các quan chức cho hay họ gặp khó khăn trong việc thu hút các sĩ quan và các học viên để tham gia đội tàu ngầm.
Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, hải quân Hàn Quốc giờ đây đang tìm cách tăng lương cho các thủy thủ nhưng việc nhận thêm ngân sách từ chính phủ không phải là điều dễ dàng, một đại tá hải quân phụ trách đơn vị huấn luyện tàu ngầm cho biết.
"Chúng ta cần các thủy thủ với niềm đam mê và sự hiểu biết sâu rộng, vì các tàu ngầm dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hàng hải", ông Huyn nói.
Theo Dantri
Triều Tiên cắt ngắn tập trận vì lũ lụt Triều Tiên vừa cắt ngắn các cuộc tập trận mùa hè để triển khai binh sĩ cho hoạt động cứu trợ lũ lụt, sau khi mưa lớn làm hàng chục người thiệt mạng trên toàn nước này. Quân đội Triều Tiên ngừng tập trận để đối phó với lũ lụt. Ảnh minh họa: post.jagran Bình Nhưỡng đang tổ chức các cuộc tập trận...