Triều Tiên đóng mọi cửa ngõ vào thủ đô để phòng dịch COVID-19
Ngày 27/11, các nghị sĩ Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã cấm người và phương tiện ra vào thủ đô Bình Nhưỡng, đồng thời phong tỏa các thành phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Quyết định này dường như là chỉ thị của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách tại một nhà ga ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên trong nỗ lực chống dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Triều Tiên đã đóng mọi cửa ngõ của thủ đô Bình Nhưỡng từ ngày 20/11 vừa qua. Thành phố Hyesan giáp giới Trung Quốc bị phong tỏa kể từ ngày 1/11, tiếp đến là thành phố Nampo – nơi có cảng biển lớn nhất của Triều Tiên, bị phong tỏa vào ngày 6/11.
Cho đến nay, Triều Tiên chưa công bố ca mắc COVID-19 nào, nhưng kể từ đầu năm nước này đã cấm mọi hoạt động đi lại đến và đi từ Trung Quốc và Nga. Điều này gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn của nước này. Triều Tiên cũng khẳng định sẽ không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài, cho rằng viện trợ nước ngoài có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
* Cùng ngày 27/11, Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết ông không tính đến việc yêu cầu các trường học phải đóng cửa, ngay cả trong trường hợp Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Hagiuda giải thích rằng nguy cơ trẻ em có các triệu chứng nặng của bệnh COVID-19 thấp hơn so với người lớn và dịch bệnh hiện chưa lây lan từ trường học. Tại thời điểm hiện nay, Chính phủ Nhật Bản chưa có kế hoạch yêu cầu đóng cửa các trường học trên cả nước giống như giai đoạn phong tỏa hồi mùa Xuân năm nay.
Bộ trưởng Hagiuda cho biết, nếu Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai, chính quyền các địa phương sẽ quyết định liệu có nên đóng cửa các trường học hay không. Ông cho rằng chỉ nên đóng cửa các trường học khi cực kỳ cần thiết. Ông cũng cho hay Bộ đang lên kế hoạch tổ chức các kỳ thi tuyển đầu vào đại học theo đúng kế hoạch vào tháng 1/2021, nhưng sẽ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh triệt để.
Trong những ngày gần đây, Nhật Bản đã ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức cao kỷ lục, khiến các thành phố lớn như Tokyo và Osaka phải yêu cầu các cơ sở giải trí ban đêm rút ngắn thời gian kinh doanh. Ngày 27/11, chính quyền Tokyo thông báo có thêm 570 ca mắc, mức tăng trong một ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại thủ đô Tokyo trong tháng này tính đến nay lên 8.567 ca, cao hơn tổng số 8.125 ca mắc ghi nhận trong tháng 8. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản là hơn 137.000 ca, trong đó 2.000 ca tử vong.
Tin tặc Triều Tiên bị nghi tấn công công ty vaccine Covid-19
Tin tặc Triều Tiên được cho là cố gắng đột nhập hệ thống hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh, một trong các đơn vị phát triển vaccince Covid-19.
Các tin tặc đóng giả là nhà tuyển dụng trên mạng xã hội LinkedIn và ứng dụng WhatsApp để gửi "lời mời làm việc" tới nhân viên của AstraZeneca, kèm theo tài liệu "mô tả công việc" với mã độc bên trong có thể truy cập máy tính của nạn nhân, hai nguồn tin cho biết ngày 27/11.
Một nguồn tin cho biết nỗ lực tấn công của "tin tặc Triều Tiên" nhằm vào một số người, bao gồm các chuyên gia đang nghiên cứu về Covid-19, song không thành công.
Hãng AstraZeneca từ chối trả lời còn phái bộ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc chưa bình luận về thông tin trên. Trước đó, Triều Tiên phủ nhận tổ chức các cuộc tấn công mạng.
Nguồn tin cho biết công cụ và kỹ thuật được sử dụng trong các cuộc tấn công cho thấy chúng là một phần chiến dịch trên không gian mạng, vốn bị các quan chức Mỹ và chuyên gia an ninh mạng nghi do Triều Tiên triển khai.
Chiến dịch tấn công này từng tập trung vào các hãng quốc phòng và đơn vị truyền thông, song vài tuần trước chuyển sang mục tiêu liên quan đến Covid-19, ba điều tra viên cho biết.
Lọ chứa dán nhãn vaccine Covid-19 đặt trước biểu tượng của AstraZeneca. Ảnh: Reuters .
Những vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan y tế, chuyên gia vaccine và công ty dược phẩm tăng vọt trong bối cảnh Covid-19 hoành hành. Các nhóm tội phạm mạng nghi do một số chính phủ hậu thuẫn triển khai những vụ tấn công nhằm đánh cắp nghiên cứu và thông tin mới nhất về đại dịch.
Giới chức phương Tây nhận định bất cứ thông tin nào bị đánh cắp đều có thể bị bán, sử dụng để tống tiền nạn nhân hoặc mang lại cho một số chính phủ lợi thế chiến lược quý giá khi họ chiến đấu với đại dịch đã khiến hơn 1,4 triệu người chết.
Microsoft cho biết phát hiện hai nhóm "tin tặc Triều Tiên" tấn công các hãng phát triển vaccine tại nhiều quốc gia trong tháng 11 bằng nhiều phương pháp, bao gồm "gửi tin nhắn với mô tả công việc giả mạo". Tuy nhiên, Microsoft không nêu cụ thể danh tính mục tiêu.
Giới chức Hàn Quốc ngày 27/11 cho biết Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đã "vô hiệu hóa nhiều nỗ lực của tin tặc Triều Tiên". Trước đó, truyền thông đưa tin tin tặc Iran, Trung Quốc và Nga cố gắng đột nhập hệ thống các hãng dược phẩm hàng đầu và thậm chí cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Iran, Trung Quốc và Nga bác cáo buộc.
Một số tài khoản được sử dụng trong các cuộc tấn công vào AstraZeneca đăng ký bằng địa chỉ email của Nga, có thể nhằm đánh lừa các điều tra viên, một nguồn tin cho biết.
Triều Tiên từng bị công tố viên Mỹ cáo buộc triển khai những vụ tấn công mạng dữ dội và gây thiệt hại nặng nhất thế giới, bao gồm vụ tấn công nhằm vào Sony Pictures vào năm 2014, vụ trộm 81 triệu USD từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh và phát tán mã độc tống tiền Wannacry năm 2017. Triều Tiên tuyên bố những lời buộc tội này "là một phần nỗ lực bôi nhọ của Mỹ".
Hàn Quốc tố Triều Tiên định đánh cắp dữ liệu vaccine Covid-19 Tình báo Hàn Quốc tuyên bố ngăn được nỗ lực tấn công mạng của Triều Tiên nhằm vào những hãng dược đang phát triển vaccine Covid-19 của nước này. Nghị sĩ Ha Tae-keung, thành viên Ủy ban Tình báo quốc hội Hàn Quốc, hôm nay cho biết Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đã vô hiệu hóa nhiều nỗ lực của tin...