Triều Tiên “dội nước lạnh” vào Trung Quốc?
Trung Quốc hồi tuần trước đã bày tỏ sự quan ngại của nước này về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên sắp tới. Phản ứng kỳ lạ và hiếm hoi này của Trung Quốc đối với một đồng minh thân thiết như Triều Tiên đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có vấn đề gì trong mối quan hệ Trung-Triều?
Có thể trả lời ngay rằng, mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Trung Quốc và Triều Tiên trên thực tế không hề có sự thay đổi. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh thể hiện sự không hài lòng với Bình Nhưỡng là có lý do.
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn được tin là nước duy nhất có ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triều Tiên. Không ai khác ngoài Trung Quốc có thể cắt đứt mối liên hệ quan trọng nhất của Triều Tiên với thế giới bên ngoài bằng cách chấm dứt nguồn viện trợ lương thực, nhiên liệu và vũ khí. Trung Quốc cũng luôn đứng ra bênh vực Triều Triêu trong những cuộc đối đầu của nước này với các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc Triều Tiên thông báo về kế hoạch phóng vệ tinh mới hồi cuối tuần trước trong bối cảnh xuất hiện tia hy vọng cho việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên rõ ràng là “một gáo nước lạnh” dội vào Bắc Kinh. Trung Quốc chính là nước khởi xướng ra tiến trình đàm phán hạt nhân 6 bên từ năm 2003 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân liên quan đến nước đồng minh thân thiết của họ. Uy tín trên trường quốc tế của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc được gắn rất nhiều với sự thành công của các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.
Dù Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều nhưng tiến trình đàm phán hạt nhân nói trên đã rơi vào đình trệ năm 2006 sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố tẩy chay các cuộc đàm phán 6 bên. Mới đây, hy vọng nối lại các cuộc đàm phán này đã được nhen nhóm lên khi quan hệ Mỹ-Triều Tiên ấm dần lên và bản thân giới lãnh đạo mới ở Triều Tiên cũng tuyên bố sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân. Bình Nhưỡng thậm chí còn đồng ý để các thanh sát viên Liên Hợp Quốc quay trở lại giám sát chương trình hạt nhân của nước này.
Trong khi các nước, trong đó có Trung Quốc, đang tỏ ra lạc quan tin tưởng về viễn cảnh nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân thì thông báo mới nhất của Triều Tiên về kế hoạch phóng vệ tinh đã khiến những nước này bất ngờ. Thông báo này đe doạ sẽ phá hỏng mọi nỗ lực nối lại đàm phán hạt nhân 6 bên của các nước liên quan trong thời gian qua.
Trung Quốc cảm thấy “bẽ mặt” trước các cường quốc thế giới trước việc Bình Nhưỡng “qua mặt” nước này tiếp tục tiến hành phóng vệ tinh. Động thái mới của Bình Nhưỡng chứng tỏ nước này không “nể mặt” nước đồng minh lớn mạnh của họ và nó cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc không có nhiều ảnh hưởng với Triều Tiên như thế giới vẫn nhìn nhận trước đây.
Chắc chắn, Trung Quốc không thể không cảm thấy thất vọng với động thái của Triều Tiên. Đó là lý do khiến Bắc Kinh lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về kế hoạch phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.
Tuy nhiên, phản ứng của Bắc Kinh trước kế hoạch phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng sẽ chỉ dừng lại ở tuyên bố bày tỏ sự quan ngại chứ không đi xa hơn như mong muốn của các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng của Triều Tiên.
Bắc Kinh luôn cố gắng tránh làm Triều Tiên tức giận bởi nước này có một tầm quan trọng đặc biệt với Trung Quốc. Triều Tiên có vai trò là vùng đệm an toàn cho Trung Quốc. Một Triều Tiên bất ổn sẽ gây bất lợi lớn cho Trung Quốc.
Trung Quốc cần có môi trường ổn định để phát triển đất nước. Đây là ưu tiên số 1 của giới lãnh đạo nước này. Một khi nền hoà bình mong manh ở Triều Tiên bị phá vỡ thì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một loạt nguy cơ. Tình hình bất ổn ở Triều Tiên có thể gây ra làn sóng di cư mạnh mẽ từ Triều Tiên đổ vào Trung Quốc, tạo ra gánh nặng lớn cho nền kinh tế nước này. Đáng lo ngại hơn, một Triều Tiên đổ vỡ đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ ở sát ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc. Đây là viễn cảnh mà Trung Quốc không bao giờ muốn phải đối mặt.
Theo VNMedia
Hàn Quốc đổi hướng máy bay tránh vệ tinh của Triều Tiên
Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thay đổi lộ trình một số tuyến hàng không và đường thủy để máy bay và tàu thuyền tránh khỏi những nguy hiểm trong vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên vào tháng tới.
Máy bay của hãng hàng không Asiana hạ cánh xuống sân bay Incheon
Triều Tiên đã thông báo cho tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và Hàng hải quốc tế kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16-4 và cho biết tầng đầu tiên của tên lửa sẽ rơi xuống vùng biển quốc tế giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, cách bờ biển phía tây của Hàn Quốc khoảng 140km. Tầng thứ hai của tên lửa dự đoán sẽ rơi xuống khu vực cách phía bắc Philippines khoảng 190km về phía đông.
Bộ Giao thông và Hàng hải Hàn Quốc do đó yêu cầu các tàu thuyền tránh khỏi khu vực ảnh hưởng từ 7h đến 12h hàng ngày trong thời gian Triều Tiên dự kiến phóng vệ tinh. Hai máy bay chở khách của Hàn Quốc bay qua khu vực này cũng được chuyển hướng cách đó 180km về phía đông.
Liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân quốc tế diễn ra tại Hàn Quốc trong hai ngày 26 và 27-3, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm Khu phi quân sự (DMZ) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong chuyến thăm Hàn Quốc để dự hội nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị này và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 26 đến 29-3.
Theo ANTD
Triều Tiên mời cơ quan giám sát nguyên tử Liên hợp quốc tới thăm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận tổ chức này đã nhận được lời mời tới thăm Bình Nhưỡng, 3 năm sau khi các thanh sát viên của IAEA bị trục xuất ra khỏi Triều Tiên. Một vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên hồi năm 2009. IAEA nhận được lời mời từ Triều Tiên hôm 16/3 và tiết...