Triều Tiên đòi ký hiệp ước hòa bình với Mỹ trước, đàm phán hạt nhân sau
Chính phủ Triều Tiên tuyên bố chỉ ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ về vấn đề phi hạt nhân hóa với điều kiện Washington ký hiệp ước hòa bình với Bình Nhưỡng trước.
Triều Tiên đòi ký hiệp ước hòa bình với Mỹ trước, đàm phán hạt nhân sau – Ảnh minh họa: AFP
Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 13.11 tuyên bố Triều Tiên chỉ đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ, Hàn Quốc nếu Washington ký hiệp ước hòa bình với Bình Nhưỡng trước.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết hiệp ước hòa bình thực sự rất cần thiết để thay thế thỏa thuận ngừng bắn ký hồi năm 1953 giữa Mỹ và Triều Tiên.
Video đang HOT
“Hiệp ước hòa bình nhằm tạo niềm tin cho cả 2 nước và đảm bảo Mỹ không còn là kẻ thù của Triều Tiên trước khi đưa bất kỳ vấn đề gì lên bàn đàm phán”, Tân Hoa xã dẫn nguồn KCNA.
Đây là phản ứng của Triều Tiên đối với phát biểu trước đó của Đại sứ Sung Kim, đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách Triều Tiên. Hồi đầu tuần này, tại một diễn đàn ở Washington, ông Kim đã gọi yêu cầu của Triều Tiên đối với hiệp ước hòa bình là một đòi hỏi “sai thứ tự”, và các bên cần đạt được bước tiến trong đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên trước khi bàn về các vấn đề khác, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc).
Dù vậy, phát biểu ngày 13.11 của phía Triều Tiên được xem có chút nhượng bộ so với tuyên bố cứng rắn trước đó. Người phát ngôn của Triều Tiên cảnh cáo Mỹ không nên xem thường thiện chí của Triều Tiên và nên cân nhắc kỹ đề nghị của Bình Nhưỡng trước khi đưa ra quyết định từ chối.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nga tố Mỹ 'làm luật' trong cuộc đối thoại về Syria
Nga tố cáo Mỹ đang cố gắng gây ảnh hưởng lên cuộc đối thoại về tương lai của Syria sẽ diễn ra vào ngày 14.11.
Nga tố Mỹ muốn chia rẽ các bên trong đàm phán về Syria - Ảnh minh họa: AFP
Người phát ngôn Ngoại trưởng Nga hôm 12.11 tố Mỹ đang "cướp" diễn đàn của cuộc họp trù bị cho cuộc đối thoại về Syria ở Vienna, Áo với sự tham gia của 20 quốc gia, trong đó có Nga, Mỹ và Iran vào ngày 14.11, AP cho hay. Trước đó, các siêu cường đã tranh giành ảnh hưởng ngay từ cuộc họp trù bị hôm 11.11.
Người phát ngôn Ngoại trưởng Nga, bà Maria Zakharova cho biết Bộ Ngoại giao Nga nhận được email từ Đại sứ quán Mỹ thay vì qua những kênh liên lạc thông thường để thông báo về cuộc họp trù bị, và Moscow rất ngạc nhiên về cách thông báo này của Mỹ.
"Nga xem việc làm này của Mỹ là nhằm chia các nước tham gia thành phe điều khiển hoặc phe bị điểu khiển. Chúng tôi không thể chấp nhận luật chơi này", bà Maria được AP trích phát biểu.
Người phát ngôn của Ngoại trưởng Nga còn nói rằng những nước như Iran, Iraq, Li Băng, Ý và Liên minh châu Âu (EU) không nằm trong nhóm công tác, nhóm sẽ quyết định những nội dung của đối thoại. Tuy nhiên quan chức Mỹ và EU đã phủ nhận điều này.
Một quan chức của Mỹ không nêu tên nói rằng Mỹ được phân công vai trò dẫn dắt nhóm công tác do ông Staffan de Mistura, Đại sứ Liên Hiệp Quốc ở Syria, lựa chọn.
Cũng như lần trước hồi cuối tháng 10.2015, cuộc đối thoại vào ngày mai (14.11) không có đại diện của Syria, kể cả Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập. Moscow cáo buộc "các tay chơi quốc tế" cố tình ngản cản sự tham gia của người Syria để giải quyết vấn đề của Syria, theo AFP.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết cuộc đối thoại được tổ chức "rất toàn diện về thành phần tham gia". "Chúng tôi hy vọng Nga sẽ là một đối trọng trong cuộc đối thoại này", ông Kirby nói với AP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Myanmar đề nghị họp với các đảng vào ngày 15.11 Tổng thống Myanmar Thein Sein đề nghị một cuộc họp với các đảng chính trị ở nước này vào ngày 15.11 để bàn về các vấn đề hậu bầu cử, theo The Myanmar Times. Tổng thống Myanmar, Thein Sein đề nghị một cuộc họp với các đảng chính trị ở nước này vào ngày 15.11 - Ảnh: AFP The Myanmar Times ngày 12.11...