Triều Tiên đòi HQ xử tử quan chức xúc phạm Kim Jong-un
Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul xin lỗi vì xúc phạm danh dự nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên và xử tử công khai những quan chức chịu trách nhiệm vụ tấn công giả định vào tổng hành dinh của ông Kim Jong-un.
Pháo binh Triều Tiên diễn tập ở bờ biển nước này.
Triều Tiên đe dọa nếu như bà Park Geun-hye không thực hiện nội dung tối hậu thư nước này đưa ra vài giờ sau khi tung video tên lửa hạt nhân hủy diệt Washington ngày 26.3, Bình Nhưỡng sẽ “đáp trả bằng hành động quân sự không khoan nhượng với sự giúp sức của các khẩu đội pháo binh tầm xa”.
Sau hai cuộc tập trận thường niên lớn nhất lịch sử mang tên Đại bàng non và Giải pháp then chốt diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã đưa ra rất nhiều tuyên bố đáp trả hành động mà Bình Nhưỡng coi là “leo thang căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên”. Cuộc tập trận này góp mặt 300.000 lính Hàn Quốc và 17.000 lính Mỹ.
Trong đoạn video tuyên truyền 4 phút Triều Tiên đăng tải ngày 26.3 có lời hăm dọa “nếu đế quốc Mỹ tiến một xăng ti mét tới Triều Tiên thì chúng ta sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân ngay lập tức”. Cờ Mỹ cháy đỏ rực trong biển lửa cũng xuất hiện trong đoạn phim.
Đáp trả tối hậu thư của Triều Tiên, Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc đã tuyên bố ngày 27.3 Bình Nhưỡng cần dừng ngay mọi hành động khiêu khích và kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các biện pháp tấn công trên mặt trận ngôn từ. “Sự khiêu khích của Triều Tiên chỉ càng làm cho chế độ Kim Jong-un mau lụi tàn”, thông báo viết.
Bình Nhưỡng không có dấu hiệu gì muốn hạ nhiệt căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Truyền hình nhà nước Triều Tiên ngày 27.3 tuyên bố các nghiệp đoàn của nước này sẵn sàng đặt công cụ sản xuất xuống và tham gia quân đội cách mạng trong cuộc chiến hủy diệt thành trì của chế độ Park Geun-hye.
Lãnh đạo Kim Jong-un thăm một trang trại nuôi dê.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được Ủy ban Trung Ương Tổng hội nghiệp đoàn Triều Tiên đưa ra, khẳng định sự tự tin Triều Tiên sẽ chiến thắng trong trận chiến cuối cùng và sẽ giành được thống nhất cho bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye và đồng nghiệp của bà sẽ phải “trả giá đắt vì hành động của mình”.
Hãng tin KCNA thông tin 30.000 học sinh cấp II ở Triều Tiên sẵn sàng tham gia quân đội “với ý chí quật cường tiêu diệt những kẻ xâm lăng”.
KCNA dẫn lời Ri hyok-song, học sinh trường cấp II Kang Pan Sok ở Bình Nhưỡng: “Không có chỗ nào trên trái đất này dung thứ cho kẻ dám cả gan xúc phạm lãnh đạo tối cao Triều Tiên”. Ri tự nhận mình sẽ là một “quả bom sống” lao vào trận chiến với Mỹ và Hàn Quốc.
Theo Danviet
Mạng lưới chiến binh IS "nằm vùng" để khủng bố Châu Âu
Lực lượng IS thực hiện vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ mới đây đã nằm vùng trong thời gian dài, có sự chuẩn bị và huấn luyện kỹ càng.
Lực lượng IS thực hiện vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ mới đây đã nằm vùng trong thời gian dài, có sự chuẩn bị và huấn luyện kỹ càng.
Hai kẻ đánh bom liều chết trong loạt vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ ngày 22/3 là cặp anh em sinh ra ở Bỉ - Ibrahim và Khalid El Bakraoui. Giới chức trước đó chỉ biết 2 kẻ này với tư cách là những tên tội phạm thông thường chứ không phải là những phần tử cực đoan chống phương Tây.
Lực lượng an ninh Bỉ tại sân bay Zaventem. Ảnh: Cleveland.
Theo kênh truyền hình nhà nước Bỉ RTBF, giới chức nước này chỉ nhận ra chân tướng của chúng khi phát hiện được mối liên hệ giữa một trong các căn hộ chúng với tên Abdeslam - kẻ tẩu thoát sau vụ tấn công khủng bố Paris.
Tương tự, một công dân Algeria bị thiệt mạng trong một căn hộ vào ngày 15/3 chỉ có tiền án ăn cắp vặt ở Thụy Điển nhưng hóa ra y đã ký tên tình nguyện làm kẻ đánh bom tự sát cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và quay trở lại châu Âu để tham gia âm mưu tấn công Paris vào ngày 13/11/2015.
Khi nhận trách nhiệm về vụ tấn công Brussels ngày 22/3, nhóm Nhà nước Hồi giáo đã mô tả về một "tiểu tổ các binh sĩ bí mật" được phái tới Brussels để thực hiện phi vụ này.
Tổ nằm vùng này đã được cơ quan cảnh sát EU (Europol) xác nhận.
Nhánh "đặc nhiệm" hoạt động ngầm của IS
Hồi cuối tháng 1/2016, Europol báo cáo rằng các quan chức tình báo tin là tổ chức IS đã "xây dựng được một bộ chỉ huy hành động hải ngoại chuyên về tổ chức tấn công theo kiểu đặc nhiệm".
Các công dân nói tiếng Pháp có mối liên hệ với Bắc Phi, Pháp và Bỉ có thể là những kẻ chỉ huy các đơn vị "đặc nhiệm" đó và chịu trách nhiệm về việc xây dựng chiến lược tấn công ở châu Âu - một quan chức an ninh châu Âu giấu tên cho biết.
Quan chức này cũng nắm được các cuộc thẩm vấn các cựu chiến binh mới quay trở lại châu Âu. Một số đã bị tống giam sau khi rời bỏ IS còn số khác thì bị đuổi khỏi nhóm khủng bố này. Chúng bao gồm những người Hồi giáo và các kẻ cải đạo sang Hồi giáo đến từ khắp nơi ở châu Âu.
Theo quan chức an ninh này, các chiến binh trong các đơn vị đặc biệt nói trên được huấn luyện về chiến lược chiến trường, thuốc nổ, kỹ năng theo dõi và phản theo dõi.
Ông này nói: "Sự khác biệt nằm ở chỗ, vào năm 2014, một số chiến binh IS chỉ có hai tuần để huấn luyện. Còn giờ đây, chiến lược đã thay đổi. Các đơn vị chuyên biệt đã được thành lập. Việc huấn luyện kéo dài hơn. Và mục tiêu có lẽ không còn là giết thật nhiều người mà là mở thật nhiều chiến dịch khủng bố, nhằm buộc đối phương phải chi thêm nhiều tiền và sử dụng thêm nhân lực."
Các biện pháp tương tự đã được al-Qaeda phát triển nhưng IS đã nâng chúng lên một tầm cao mới - vị chuyên gia nói.
Sự khác biệt thứ hai là các chiến binh IS hiện được huấn luyện để trở thành chính người thực hiện chủ động chứ không nhất thiết là theo mệnh lệnh cụ thể từ tổng hành dinh IS ở Raqqa (Syria) hay nơi nào khác.
Một số quan chức an ninh mới đây cho hay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn việc huấn luyện như thế này diễn ra ở Syria, Libya và nơi khác ở Bắc Phi.
Trong trường hợp vụ tấn công Bỉ hôm 22/3, vụ bắt tên Abdeslam có thể chỉ là ngòi nổ cho một âm mưu đã được chuẩn bị từ trước đó rất lâu.
Shiraz Maher - một nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Cực đoan của Đại học Kings ở London, cho biết: "Thực hiện một cuộc tấn công có độ phức tạp như thế này đòi hỏi anh phải huấn luyện, lên kế hoạch, chuẩn bị thiết bị...".
Trung tâm của Maher sở hữu một trong các cơ sở dữ liệu lớn nhất về các chiến binh cực đoan và mạng lưới của chúng.
Maher, người đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các chiến binh nước ngoài, nói: "Ngay cả trong trường hợp các chiến binh này thực hiện luôn việc tấn công thì chúng cũng cần ít nhất 4 ngày".
Còn bao nhiêu tên IS đang ẩn mình nữa?
Câu hỏi hiện nay đối với các quan chức tình báo an ninh là còn bao nhiêu chiến binh nữa đã được huấn luyện và sẵn sàng mở thêm các cuộc tấn công.
Một quan chức tình báo Iraq cấp cao giấu tên cho biết, những kẻ thuộc tiểu tổ tiến hành vụ tấn công khủng bố ở Paris hiện đã phát tán ra khắp nước Đức, Anh, Italy, Đan Mạch và Thụy Điển. Theo ông này, mới đây, một nhóm mới đã xâm nhập châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm 23/3, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một trong những kẻ tấn công tự sát ở Brussels, là Ibrahim El Bakraoui, đã bị bắt vào tháng 6/2015 gần biên giới Syria và bị trục xuất sang Hà Lan. Khi đó Ankara cảnh báo với giới chức Hà Lan và Bỉ rằng y là một "chiến binh khủng bố nước ngoài". Nhưng y đã được nhà chức trách Hà Lan thả do thiếu chứng cứ về sự dính líu của y vào hoạt động cực đoan bạo lực.
Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Koen Geens cho biết, giới chức không có lý do giam giữ El Bakraoui bởi y chỉ bị xem là tội phạm thông thường có đủ điều kiện thả tự do và không có hành động khủng bố nào được biết đến.
Theo_Kiến Thức
Lực lượng IS tiến hành hai vụ tấn công hóa học ở Iraq Các quan chức Iraq ngày 12/3 cho biết các phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thực hiện hai vụ tấn công hóa học ở gần thành phố Kirkuk, miền Bắc Iraq, khiến một em bé 3 tuổi thiệt mạng và 600 người bị thương. Người dân tổ chức đám ma cho em bé 3 tuổi thiệt...