Triều Tiên dọa xóa sổ quân đội Hàn Quốc bằng sức mạnh hạt nhân
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã gọi quân đội Hàn Quốc là “những con rối” của Mỹ, đồng thời cảnh báo sẽ xóa sổ lực lượng này bằng “sức mạnh hạt nhân” của Bình Nhưỡng.
Quân đội Triều Tiên tập trận bên bờ biển (Ảnh: KCNA)
Trong bài viết được đăng tải trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm qua 4/9, Bình Nhưỡng đã gọi quân đội Hàn Quốc là “con rối bù nhìn” của Mỹ, đồng thời cảnh báo Seoul đang phải đối mặt với “thảm họa khủng khiếp” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ngày càng diễn biến phức tạp.
“Mặc dù các lực lượng bù nhìn, với sự hậu thuẫn của Mỹ, đã khơi mào sự kích động chiến tranh, nhưng họ chẳng khác nào những con cừu xấu xa. Nếu họ khai hỏa, họ sẽ phải chết. Đó là số phận không thể tránh khỏi của những kẻ bù nhìn hiếu chiến”, bài viết trên Rodong Sinmun cho biết.
“Lực lượng quân sự bù nhìn phải luôn nhớ rằng ngay cả khi họ cố tỏ ra dũng cảm, họ cũng không thể nào bảo vệ được chính mình vì không có khả năng đương đầu với những hậu quả xảy ra sau đó”, báo Triều Tiên cho biết thêm.
Quân đội Hàn Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ngày 3/9 (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Những cảnh báo sắc lạnh trên của Triều Tiên được đưa ra sau khi quân đội Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận tên lửa bắn đạn thật với mục tiêu tấn công giả định là khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên hôm 3/9. Giới chức Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận này, cảnh báo Seoul về những “hành động liều lĩnh”, đồng thời dọa “biến Hàn Quốc thành tro bụi”.
“Đây là hành động dại dột và không khác nào tự đặt cổ mình dưới máy chém khi (Hàn Quốc) dám đối đầu với một lực lượng quân sự đẳng cấp thế giới, được trang bị vũ khí hạt nhân tấn công mạnh mẽ. Nếu lực lượng bù nhìn Hàn Quốc tiếp tục có động thái liều lĩnh, xem thường cơn giận dữ và ý chí của quân đội và nhân dân Triều Tiên, thì lực lượng này sẽ phải đối mặt với thảm họa khủng khiếp”, báo Triều Tiên khẳng định.
Cuộc tập trận tấn công khu thử hạt nhân Triều Tiên của Hàn Quốc diễn ra ngay sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hôm 3/9. Đây là vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên trong hơn 10 năm qua và là vụ thử mạnh nhất từ trước đến nay của Bình Nhưỡng.
Ngoài cuộc tập trận trên, Hải quân Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch tiến hành cuộc tập trận khác kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ ngày mai 6/9, ở vùng biển phía nam nước này. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng dự kiến tổ chức cuộc diễn tập quân sự chống tàu ngầm chung trên biển Nhật Bản trong hai ngày 7-8/9.
Phát thanh viên nổi tiếng của Triều Tiên đọc thông báo về vụ thử hạt nhân lần 6
Thành Đạt
Theo Dailymail
Chiến dịch ném 600.000 tấn bom hủy diệt Triều Tiên của Mỹ năm 1950
Mỹ tiến hành không kích rải thảm với tổng cộng 635.000 tấn bom trong ba năm liền, phá hủy gần như mọi mục tiêu tại Triều Tiên.
Một ngôi làng của Triều Tiên bị Mỹ ném bom napalm. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 6/1950, Triều Tiên đưa quân tràn qua vĩ tuyến 38, nhanh chóng đẩy lùi quân đội Hàn Quốc được Mỹ huấn luyện. Được Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực, Mỹ gửi quân đến giải cứu Hàn Quốc, nhanh chóng đánh bật quân đội Triều Tiên qua biên giới.
Trong cuộc chiến này, Mỹ đã phát động một chiến dịch ném bom không thương tiếc nhằm vào các mục tiêu của Triều Tiên kéo dài suốt nhiều năm nhằm hủy diệt hậu phương của đối thủ, theo National Interest.
"Rất ít người Mỹ biết hoặc nhớ rằng chúng ta từng ném bom rải thảm xuống Triều Tiên trong vòng ba năm mà không cần quan tâm đến thương vong dân thường", sử gia Mỹ Bruce Cumings cho biết.
Thiếu tướng Emmett O'Donnell, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy oanh tạc cơ B-29 ở khu vực Viễn Đông, cho biết mục đích của chiến dịch ném bom là san phẳng 5 thành phố lớn của Triều Tiên và hủy diệt toàn bộ 18 mục tiêu chiến lược trọng điểm. Tướng Curtis Lemay nói rằng không quân chiến lược Mỹ đã hủy diệt tất cả các thành phố lớn ở Triều Tiên lẫn Hàn Quốc và khiến 20% dân số Triều Tiên thiệt mạng trong vòng ba năm.
Theo Newsweek, Mỹ thả tổng cộng 635.000 tấn bom xuống Triều Tiên, trong đó có 32.557 tấn bom napalm. Để so sánh, Mỹ đã dùng 503.000 tấn bom trên toàn mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II.
80% hệ thống đường sắt Triều Tiên bị phá hủy. Ảnh: Wikipedia.
Bình Nhưỡng không có nhiều cơ sở công nghiệp, nên số mục tiêu ném bom chiến lược của Washington cũng hạn chế. Đến mùa thu năm 1952, Mỹ không còn mục tiêu chiến lược để oanh tạc, buộc họ chuyển hướng sang các khu vực ít quan trọng hơn.
Mọi thành phố, thị trấn, khu công nghiệp ở Triều Tiên đều bị không kích. Các vụ ném bom của Mỹ đã hủy diệt hoàn toàn tỉnh Sinanju, 95% thủ phủ Sariwon của tỉnh Bắc Hwanghae, 85% thị trấn Hungnam, 80% thành phố cảng Wonsan và Hamhung, cũng như 75% thủ đô Bình Nhưỡng.
Sau đó, máy bay Mỹ và đồng minh bắt đầu nhắm đến nhà máy thủy điện và 20 đập nước ở Triều Tiên, nơi cung cấp 75% lượng nước để phục vụ nông nghiệp và sản xuất lúa gạo. Tháng 5/1953, không quân Mỹ phá hủy 5 đập nước, gây lũ lụt nghiêm trọng, đẩy hàng triệu người dân Triều Tiên vào cảnh đói khát. Các vụ ném bom còn khiến tình trạng mất điện lan rộng và phá hủy 80% tuyến đường sắt của Triều Tiên.
Giới phân tích tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của chiến dịch ném bom hủy diệt trong chiến tranh Triều Tiên, đặc biệt là mục tiêu phá hủy các cây cầu gần sông Áp Lục nhằm cắt đứt sự hỗ trợ của Trung Quốc và Liên Xô. Các mục tiêu này đều được bố trí lưới phòng không dày đặc, khiến chiến dịch ném bom không thực sự thành công.
Hàng triệu người rơi vào nạn đói do các con đập bị ném bom. Ảnh: Wikipedia.
Trên thực tế, Triều Tiên khắc phục thiệt hại chiến tranh nhanh hơn Hàn Quốc, dù phải chịu tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch ném bom hủy diệt này là một phần lý do khiến người Triều Tiên căm thù Mỹ cho đến nay. "Tất cả người dân Triều Tiên đều biết về chiến dịch này và nó vẫn in sâu trong tâm trí họ", ông Cummings nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Hàn Quốc tính cải tổ quân đội để đối phó Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi cải tổ toàn diện lực lượng vũ trang nước này để củng cố năng lực phòng thủ trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters. "Tôi tin chúng ta cần cải cách quốc phòng ở cấp độ tái sinh, thay vì chỉ có một số sự cải thiện hoặc điều...