Triều Tiên dọa tấn công Nhật nếu có chiến tranh
Một tờ báo của Triều Tiên hôm nay tuyên bố rằng nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ tấn công Nhật Bản và “những nước thù địch” khác.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un quan sát Hàn Quốc bằng ống nhòm trên đảo Jangjae của Triều Tiên hôm 7/3. Ảnh: KCNA.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay đăng một bài báo đả kích Tokyo mang tựa đề “Lũ phản động Nhật Bản”. Đây là phản ứng sau khi Nhật Bản kêu gọi các nước áp dụng những biện pháp trừng phạt riêng rẽ đối với Triều Tiên.
Bài báo bình luận rằng, trong trường hợp Mỹ gây nên chiến tranh hạt nhân, Triều Tiên sẽ thực hiện quyền tấn công phủ đầu đối với những “nước gây hấn” và Nhật Bản không phải là ngoại lệ.
“Nhật Bản sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu họ nghĩ rằng họ sẽ an toàn trong trường hợp chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên và khi lực lượng phòng vệ của họ tham gia cuộc chiến”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) khẳng định.
Việc Triều Tiên đe dọa Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đơn phương hủy hiệp định đình chiến với Hàn Quốc. Hàng triệu thanh niên Triều Tiên đã đăng ký nhập ngũ. Trang mạng Uriminzokkiri của Triều Tiên cảnh báo rằng họ có thể tấn công một số đảo, bao gồm Yeonpyeong, và kêu gọi người dân Hàn Quốc trên các đảo đó sơ tán.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin quân sự cho biết, một đơn vị quân đội của Triều Tiên đã phóng thử hai quả tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản hôm 15/3 để thử khả năng đối phó tên lửa tầm ngắn. Nguồn tin nhấn mạnh rằng đây là vụ thử ở cấp đơn vị quân đội, chứ không phải cấp quốc gia.
Theo vietbao
Anh dọa rút khỏi EU
Việc một thành viên trụ cột như Anh dọa rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã khiến liên minh này thêm chao đảo trong bối cảnh đang phải vật lộn vất vả để chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng.
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố tiến hành trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EU
Trong bài diễn văn quan trọng đọc tại thủ đô London ngày 23-1, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về việc Anh có tiếp tục là thành viên EU hay không nếu đảng Bảo thủ của ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa Xuân năm 2015. Dù không nói thẳng ra, song giới phân tích cho rằng đây chính là tín hiệu cảnh báo của người đứng đầu Chính phủ Anh về việc xem xét khả năng rút khỏi liên minh gồm 27 thành viên này.
Thủ tướng Cameron cho biết, trước hết ông muốn thương lượng lại những điều kiện về tư cách thành viên của Anh trong EU trong bối cảnh sự thất vọng của người dân Anh đối với EU đã lên đến đỉnh điểm. Đồng thời, ông cũng tiết lộ đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ đưa vấn đề trưng cầu ý dân về việc Anh có tiếp tục là thành viên EU hay không vào cương lĩnh tranh cử sắp tới.
Tuyên bố trên của Thủ tướng Cameron là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần qua chính quyền Anh tỏ ý xem xét lại việc tiếp tục làm thành viên EU. Trước đó, ngày 11-1, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cũng đã cảnh báo "Xứ sở sương mù" sẽ rút khỏi EU nếu Liên minh không tiến hành cải cách và điều chỉnh chính sách cần thiết.
Việc chính quyền Thủ tướng Cameron liên tiếp lên tiếng đề cập tới tư cách thành viên EU diễn ra trong bối cảnh liên minh này vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng này đã làm suy yếu vị thế của EU, đồng thời bộc lộ những vấn đề nội bộ đáng quan ngại của liên minh kinh tế - chính trị này.
Dù là một trong những cường quốc quan trọng bậc nhất ở châu Âu nhưng nước Anh vẫn có sự nghi ngại nhất định về tiến trình nhất thể hoá tại cựu lục địa này. Trong đó, điển hình là việc nước Anh cự tuyệt để đồng tiền của mình -đồng Bảng Anh-tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), bỏ đồng nội tệ để sử dụng chung đồng Euro như các cường quốc Đức, Pháp...
Khoảng cách giữa Anh và EU dường như được kéo ra thêm khi xảy ra những bất đồng trong cách thức xử lý cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Trong khi Anh muốn cắt giảm mạnh ngân sách liên minh trong bối cảnh khủng hoảng thì nhiều thành viên khác lại không đồng tình. Đây là một trong những nguyên nhân khiến không ít thành viên trong đảng Bảo thủ cầm quyền cho rằng Anh nên rút ra khỏi EU nếu các quốc gia khác không chấp nhận nới lỏng quy chế thành viên theo hướng tăng thêm quyền tự chủ, giảm bớt sự ràng buộc.
Tuy nhiên, dù chính quyền Thủ tướng Cameron đưa ra những cảnh báo được xem là thông điệp mạnh mẽ về mối quan hệ giữa Anh và EU, song việc thực hiện lời cảnh báo này không phải dễ bởi phản ứng quyết liệt từ cả trong và ngoài nước. Trong khi Công đảng đối lập phản ứng mạnh mẽ thì lãnh đạo các tập đoàn lớn của Anh đã công bố thư ngỏ gửi Thủ tướng Cameron cho rằng việc thay đổi quan hệ Anh-EU có thể khiến cho xuất khẩu của Anh sang cựu lục địa giảm mạnh và dẫn tới suy thoái kinh tế của nước này. Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Anh, cũng cảnh báo việc Anh cân nhắc thay đổi quan hệ với EU có thể gây tổn hại tới quan hệ giữa London và Washington, thậm chí Anh có nguy cơ bị gạt ra ngoài các vấn đề quốc tế.
Theo ANTD
Trung Quốc dọa trả đũa mạnh mẽ đối với Nhật Bản Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân ngày 26/10 tuyên bố nước này bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ nếu Nhật Bản "tạo ra các sự cố" ở những vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp trên biển Hoa Đông. Phát biểu trong cuộc họp báo bất thường vào tối cùng...