Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân nghiền nát Mỹ
Bình Nhưỡng hôm nay 19/9 cảnh báo sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân khủng khiếp nhằm vào Mỹ vì những tội ác chống lại hòa bình của Washington trên bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên tập trận pháo binh năm 2016 (Ảnh: Reuters)
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay 19/9 đã đăng tải bài viết với những lời lẽ chỉ trích Mỹ, đồng thời khẳng định chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ đơn thuần là một hệ thống “răn đe” với mục đích phòng vệ.
Theo Rodong Sinmun, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Triều Tiên là một chiêu trò đáng xấu hổ và là cái cớ để Washington che đậy “tội ác chống lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.
Báo Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng đã chuẩn bị sẵn sàng để phá hủy các cơ sở của các kẻ thù bằng một cuộc tấn công phủ đầu mạnh mẽ nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu khiêu khích nào.
“Nếu Mỹ chọn cách đối đầu và cuối cùng là gây chiến, đồng thời coi thường vị thế chiến lược của Triều Tiên, sức mạnh hạt nhân của Juche (hệ tư tưởng nhà nước Triều Tiên) cũng như đội quân hùng mạnh tầm cỡ thế giới, thì Mỹ sẽ phải hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân khủng khiếp và thảm khốc, khiến Mỹ đổ nát tới tận cùng”, Rodong Sinmun cảnh báo.
Cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cũng lên tiếng chỉ trích những nỗ lực phong tỏa của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng bằng các lệnh trừng phạt.
“Triều Tiên có thể tiếp cận và đạt được tất cả mọi thứ, bất chấp những lệnh trừng phạt và phong tỏa khắc nghiệt nhất do các thế lực thù địch gây ra. Việc các lực lượng này tính toán rằng Triều Tiên có thể bị lay chuyển tới mức phải thay đổi lập trường trước các lệnh trừng phạt chỉ là giấc mơ giữa ban ngày”, Rodong Sinmun cho biết.
Các máy bay quân sự của Mỹ và Hàn Quốc tập trận gần bán đảo Triều Tiên hôm 18/9 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc)
Video đang HOT
Theo báo Triều Tiên, “những lệnh trừng phạt lố bịch và liều lĩnh của kẻ thù, cùng với những sức ép, mối đe dọa và lời dọa dẫm sẽ tạo cơ hội để Triều Tiên đẩy mạnh năng lực răn đe, đồng thời mang đến sự ô nhục dành cho bọn họ”.
“Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân mạnh nhất, bất chấp những khó khăn chưa từng có. Triều Tiên không run sợ bất kỳ biện pháp trừng phạt, gây áp lực hay cuộc chiến tranh nào”, Rodong Sinmun nhấn mạnh.
Tuyên bố cứng rắn của Rodong Sinmun được đưa ra sau khi Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 bổ sung tới đảo Hokkaido ở phía bắc nước này trong ngày hôm nay. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận ném bom với sự tham gia của các máy bay quân sự tối tân ngay gần biên giới Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích, bao gồm việc phóng thêm các tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản trong tương lai.
Triều Tiên cuối tuần trước đã dọa sẽ “nhấn chìm” Nhật Bản xuống biển, đồng thời khẳng định sẽ phát triển kho vũ khí hạt nhân “ngang tầm” với Mỹ. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ông sẽ không bao giờ tha thứ cho những hành động khiêu khích nguy hiểm của Bình Nhưỡng
Thành Đạt
Theo Dailymail
Mỹ chuẩn bị vũ khí gì nếu tấn công Triều Tiên trong "thịnh nộ"?
Mỹ và Triều Tiên hâm nóng khu vực bằng những lời lẽ cứng rắn nhất từ trước đến nay, khiến các chuyên gia lo ngại về một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Mỹ sẽ cần 2-3 tàu sân bay nếu phải làm nhiệm vụ tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên.
Theo CNN, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8.8 đã ra tối hậu thư với Triều Tiên, cảnh báo Bình Nhưỡng tốt nhất không nên có thêm đe dọa nào nữa, "nếu không sẽ phải đối mặt với hoả lực, cơn thịnh nộ và sức mạnh mà thế giới chưa từng thấy".
Ngay sau đó, quân đội Triều Tiên phát đi thông điệp tuyên bố, "đang kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm các khu vực xung quanh đảo Guam bằng Hwasong-12".
Kế hoạch này sẽ được thực hiện "một cách đồng thời, liên tiếp" một khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh.
CNN dẫn lời các chuyên gia quân sự nhận định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đưa vũ khí đến tấn công Triều Tiên hoặc Bình Nhưỡng sẵn sàng nã tên lửa vào căn cứ Mỹ trên đảo Guam.
Nhưng những lời đáp trả cứng rắn của cả hai nước có thể là dấu hiệu cho một sự chiến dịch quân sự lớn trên bán đảo Triều Tiên.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio luôn góp mặt trong các sứ mệnh của Mỹ ở nước ngoài.
Mark Hertling, cựu tướng quân đội Mỹ và là chuyên gia phân tích của CNN nói, để chuẩn bị cho chiến tranh, đầu tiên Mỹ cần phải sơ tán hàng chục ngàn công dân và nhân viên quân sự khỏi Hàn Quốc.
"Làm cách nào sơ tán được mọi người nếu chiến tranh nổ ra? Chúng ta phải làm điều đó trước", ông Hertling nói. "Đồng thời, Mỹ sẽ phải huy động lực lượng hùng hậu bao gồm cả tàu sân bay, tàu ngầm mang tên lửa hành trình và máy bay ném bom đến bao vây Triều Tiên".
"Một vài trang thiết bị vũ khí như vậy đã hiện diện ở khu vực, nhưng vẫn chưa đủ để đối phó hiệu quả trước hàng ngàn khẩu pháo từ Triều Tiên", ông Hertling
Triều Tiên hiện duy trì hàng ngàn khẩu pháo bắn tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Trong ngày đầu tiên giao tranh, các khẩu pháo này có thể khiến con số thương vong lên tới hàng chục ngàn người, theo các chuyên gia nhận định.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 là quân bài chủ lực tấn công cơ sở hạt nhân Triều Tiên.
Theo ông Hertling, Mỹ sẽ phải không kích trong nhiều tuần để vô hiệu hóa năng lực pháo binh Triều Tiên. Cựu tướng Mỹ so sánh số lượng nhân lực, máy bay ném bom cần thiết tương đương với cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống Iraq năm 1991.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần phải huy động hàng trăm xe tăng và các sư đoàn bộ binh đến trấn giữ ở các hải cảng Hàn Quốc, làm bàn đạp kiểm soát các cửa ngõ chiến lược.
Ông Hertling nhận định, trước khi chiến tranh nổ ra, hai tàu sân bay Mỹ đã phải sẵn sàng ngay ngoài khơi Triều Tiên.
Trong khi đó, Carl Schuster, cựu giám đốc trung tâm Tình báo của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói trên CNN: "Với tư cách là một nhà chiến lược, tôi muốn có 3 tàu sân bay hơn là 2, cùng với hàng loạt các chiến đấu cơ của không quân và hải quân".
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ.
Ông Schuster nói, Mỹ cần phải tính toán chính xác số bom đạn, tên lửa và máy bay tác chiến điện tử để vô hiệu hóa mạng lưới phòng không dày đặc của Triều Tiên.
Một khi dọn dẹp được hệ thống phòng không Triều Tiên, các máy bay ném bom hạng nặng như B-1B, B-52 và B-2 mới được phép xâm nhập vào không phận Triều Tiên, tấn công cơ sở hạt nhân của nước này.
Theo ông Hertling, quân đội không nhất thiết phải huy động lực lượng vốn làm nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ ra tiền tuyến mà đơn giản là điều quân từ chiến trường Iraq hay Afghanistan tới bán đảo Triều Tiên.
Cuối cùng, giáo sư Schuster nói ông không ngạc nhiên nếu như các trang thiết bị vũ khí Mỹ ùn ùn kéo đến sát Triều Tiên trong những ngày tới. Đó có thể là nhóm tàu sân bay hạt nhân hoặc các máy bay ném bom hạ cánh xuống căn cứ trên đảo Guam và Okinawa.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể chỉ đưa ra tối hậu thư để cảnh báo Triều Tiên, hơn là chuẩn bị cho chiến tranh, ông Schuster kết luận.
Theo Danviet
Nhật Bản diễn tập ứng phó tên lửa Triều Tiên lần đầu sau 70 năm Lần đầu tiên trong hơn 70 năm qua, người dân sống tại khu vực bờ biển tây bắc của Nhật Bản được yêu cầu tham gia một cuộc diễn tập với tình huống giả định là xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân từ Triều Tiên. Người dân ở Sakata, Nhật Bản diễn tập ứng phó một cuộc tấn công từ Triều...