Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân Mỹ không báo trước
Triều Tiên ngày 26/7 tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Mỹ mà không báo trước nếu Washington có những tính toán sai lầm liên quan tới Bình Nhưỡng.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
“Nếu kẻ thù đánh giá sai lầm về vị thế chiến lược của chúng ta và vẫn theo đuổi phương án tiến hành cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm vào chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào trái tim của nước Mỹ như một hình thức trừng phạt thảm khốc nhất mà không đưa ra cảnh báo trước”, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Triều Tiên Pak Young-sik nói ngày 26/7.
Tuyên bố trên của Bộ trưởng Pak được đưa ra trong bài phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 64 năm ngày ký hiệp định đình chiến chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Lời cảnh báo của người đứng đầu lực lượng vũ trang Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng được cho là đang chuẩn bị tiến hành thêm một vụ thử tên lửa mới vào thời điểm xung quanh lễ kỷ niệm này.
Trước đó, CNN dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết tình báo đã phát hiện các xe vận chuyển thiết bị phóng tên lửa đạn đạo tới thành phố Kusong của Triều Tiên hôm 21/7. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng một vụ phóng tên lửa có thể sắp diễn ra trùng với ngày lễ 27/7 tại Triều Tiên.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn đang tìm cách thông qua nghị quyết trừng phạt mới để răn đe Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất của nước này hôm 4/7. Trong khi đó, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng nếu Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt.
Thành Đạt
Video đang HOT
Theo Yonhap
Ủng hộ Triều Tiên, Nga đọ vị thế siêu cường với Mỹ
Nga muốn cho dư luận trong nước và thế giới thấy rằng họ có thể giải quyết khủng hoảng Triều Tiên tốt hơn cách của Mỹ.
Tổng thống Nga Putin (trái) gặp Tổng thống Mỹ Trump bên lề hội nghị G-20 ở Đức. Ảnh: Reuters.
Đoàn đại biểu Nga tại Liên Hợp Quốc ngày 6/7 ra thông cáo chính thức, chỉ trích cách thức Mỹ xử lý cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Nga khẳng định quả tên lửa Triều Tiên phóng thử hôm 4/7 không phải là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà chỉ là tên lửa tầm trung, đồng thời phản đối các đề xuất áp đặt lệnh cấm vận khắc nghiệt hơn đối với Bình Nhưỡng trước Hội đồng Bảo an, theo Washington Post.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng việc Nga lên tiếng bênh vực Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc bởi nước này có mối liên hệ gần gũi về kinh tế và địa chính trị với Bình Nhưỡng. "Nga không thể bất đồng với Triều Tiên vì điều đó sẽ khiến Nga bị gạt sang bên lề. Lợi ích của Moscow sẽ bị bỏ qua nếu Triều Tiên cho rằng Nga đang đứng về phía Mỹ", Georgy Toloraya, giám đốc Trung tâm Chiến lược châu Á thuộc Học viện Khoa học Nga, nhận định.
Samuel Ramani, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường St. Antony, Đại học Oxford, thì cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ra sức bảo vệ Triều Tiên bằng một chiến lược nhằm thu hút sự ủng hộ của công chúng trong nước cũng như dư luận quốc tế đối với vai trò của Moscow như một siêu cường không thua kém Washington.
Theo Ramani, trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên, những hành động của Nga luôn nhằm mục đích cho mọi người thấy Moscow có hiệu quả hơn Washington rất nhiều trong việc tháo gỡ căng thẳng, cũng như việc Nga đang dẫn đầu nỗ lực quốc tế nhằm chống lại sự cưỡng ép của Mỹ đối với Triều Tiên.
Bậc thầy tháo ngòi nổ
Trong các cuộc khủng hoảng quốc tế gần đây, Nga luôn thể hiện được vai trò trung gian hòa giải bằng các giải pháp ngoại giao của mình, trong đó thỏa thuận xử lý kho vũ khí hóa học của Syria năm 2013 là một điển hình. Mục đích của Nga trong những lần can thiệp này là cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Moscow có thể giải quyết được những vấn đề hóc búa ngoài khả năng của Washington, Ramani nhận định. Chiến lược của Nga trong vấn đề Triều Tiên cũng không phải là ngoại lệ.
Sau vụ thử tên lửa đạn đạo hồi tháng 4 của Triều Tiên, Nga luôn nhấn mạnh rằng chiến lược duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc của họ có hiệu quả trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa binh hơn so với thái độ hung hăng của Mỹ đối với Triều Tiên.
Tổng thống Putin hồi tháng 5 nói với đặc phái viên Hàn Quốc Song Young-gil rằng ông sẵn sàng cử một phái đoàn ngoại giao Nga tới bán đảo Triều Tiên để dàn xếp các cuộc đàm phán giữa hai miền.
Tên lửa đạn đạo Hwasong-14 Triều Tiên chuẩn bị khai hỏa. Ảnh: KCNA.
Ông Putin cũng chỉ trích việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc, cho rằng hệ thống này không chỉ bất lực trước hỏa lực pháo binh của Triều Tiên mà còn làm tồi tệ hóa căng thẳng khu vực và đe dọa an ninh Nga.
Theo Ramani, việc Hàn Quốc quyết định ngừng triển khai thêm THAAD hồi tháng 6 chứng tỏ các quan chức cấp cao của nước này đồng tình với Putin. Điều này cũng cho thấy khả năng của Tổng thống Nga trong việc truyền đi thông điệp rằng Nga là bậc thầy giải quyết xung đột tốt hơn Mỹ.
Đối trọng với Mỹ
Các nhà quan sát cho rằng lập trường của Nga trong vấn đề Triều Tiên phản ánh tham vọng của Moscow dẫn đầu một liên minh quốc tế phi chính thức chống lại cái mà họ cho là nỗ lực thay đổi chế độ Triều Tiên của Mỹ. Vai trò này sẽ góp phần tăng cường vị thế của Nga, củng cố tuyên bố rằng Moscow sẽ là đối trọng hàng đầu trên trường quốc tế với Washington.
Bởi vậy, khi Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên, Nga đã có những động thái để lấp chỗ trống trong nguồn cung cấp năng lượng cho nước này. Trong quý I năm 2017, Nga nhập khẩu 421.000 USD hàng hóa của Triều Tiên, đồng thời xuất khẩu tăng gấp đôi lên mức 31,4 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là các mặt hàng lương thực thực phẩm và nhiên liệu.
Nga cũng đã thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và hợp tác kỹ thuật với Triều Tiên, đồng thời từ chối yêu cầu của Mỹ ngừng chương trình tiếp nhận 30.000-50.000 lao động nhập cư Triều Tiên. Washington cho rằng số lao động nhập cư này là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho Bình Nhưỡng.
Với những động thái đó, Nga đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước, đặc biệt là những quốc gia có mâu thuẫn với Mỹ như Cuba và Iran. "Chiến lược Triều Tiên của Putin đã giúp ông mở rộng và củng cố mạng lưới đồng minh của Nga", Ramani nói.
Chiến lược này cũng giúp lãnh đạo Nga củng cố hình ảnh quốc gia đối với dư luận trong nước. Truyền thông Nga thường xuyên đăng tải những tuyên bố của các nguyên thủ nước ngoài, chẳng hạn như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ủng hộ giải pháp chính trị của Nga cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Họ cũng đề cập đến việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham vấn người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về cuộc khủng hoảng này.
Khảo sát của Trung tâm Levada cho thấy số người Nga tin rằng nước này là một siêu cường quốc tế đã tăng từ 47% năm 2011 lên 64% trong năm 2016.
"Nga luôn muốn trở thành và được công nhận là một siêu cường, cũng như dẫn đầu liên minh chống lại quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ. Bằng cách ủng hộ Triều Tiên trước sức ép của phương Tây, Nga đang củng cố vị thế đó cả trong nước và trên trường quốc tế", Ramani nhấn mạnh, tin rằng Nga sẽ hậu thuẫn Triều Tiên mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai gần.
Trí Dũng
Theo VNE
Đại sứ Nga tới Triều Tiên giữa lúc căng thẳng Đại sứ Oleg Burmistrov, cấp phó đàm phán của Nga về vấn đề hạt nhân, đã tới Bình Nhưỡng để thảo luận các vấn đề liên quan tới tình hình trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Triều Tiên và Mỹ liên tục phát tín hiệu cứng rắn trong thời gian qua. Vụ phóng tên lửa ngày 4/7 của Triều Tiên (Ảnh:...