Triều Tiên dọa Mỹ, Trung Quốc lo sốt vó
Triều Tiên tiếp tục đe dọa tấn công Mỹ khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên nhưng không thể bỏ rơi đồng minh.
“Lỗi thời và tự sát”
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Triều Tiên ngày 4/4 đã miêu tả những lệnh trừng phạt chống nước này mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua tháng trước là “lỗi thời và tự sát”, đồng thời thúc giục Mỹ nỗ lực tìm cách làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Bản tin của KCNA dẫn lời người phát ngôn Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố những lệnh cấm vận “lỗi thời và tự sát” của HĐBA LHQ đã khiến Bình Nhưỡng tăng cường thêm ý chí theo đuổi chính sách tự lực của mình.
Quan chức trên cho rằng các động thái của Washington chuẩn bị cho “cuộc chiến tranh xâm lược nhằm bóp nghẹt CHDCND Triều Tiên bằng quân sự đã tạo ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, trong đó Bình Nhưỡng có thể thực hiện đòn tấn công hạt nhân trả đũa vào phần lục địa của Mỹ vào bất kỳ thời điểm nào”.
Hình ảnh phóng thử tên lửa được Triều Tiên công bố ngày 1/4
Ông này cũng nói thêm: “Mỹ càng cố đeo bám việc phô trương sức mạnh với chúng ta thì sẽ càng nhanh chóng phải đối mặt với thảm họa hạt nhân và tự hủy diệt”.
Ngoài ra, quan chức trên còn cảnh báo về “sự trừng phạt cứng rắn nhất” đối với Mỹ nếu Washington bước qua ranh giới bằng cách xúc phạm ban lãnh đạo Triều Tiên và xâm phạm quyền chủ quyền của Bình Nhưỡng.
Bên cạnh những tuyên bố trên, người phát ngôn này cũng kêu gọi Mỹ nỗ lực mang lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho rằng việc theo đuổi sự ổn định và đàm phán thay vì trừng phạt đơn phương và gây sức ép quân sự sẽ trở thành giải pháp cơ bản đối với tình trạng căng thẳng đang leo thang hiện nay.
Chặn đường Trung Quốc
Video đang HOT
Những động thái và tuyên bố cứng rắn từ Bình Nhưỡng không phải là điều gì mới mẻ. Tuy nhiên, cường độ dày đặc của những tuyên bố này cùng với hàng loạt vụ phóng thử tên lửa được Triều Tiên tiến hành sau khi bị HĐBA LHQ thông qua các biện pháp trừng phạt mới được Trung Quốc bật đèn xanh.
Giới phân tích cho rằng thông qua những động thái quân sự và tuyên bố mạnh mẽ, Triều Tiên làm sứt mẻ chính sách đối ngoại và các sáng kiến an ninh của Trung Quốc và đang ngày càng trở thành một “gánh nặng chiến lược” đối với Bắc Kinh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một nhà máy tại Bình Nhưỡng
Những lời đe dọa ngày một gia tăng của Triều Tiên đối với Hàn Quốc và Mỹ đã khiến cho hai nước đồng minh của nhau này phải tìm kiếm khả năng phòng thủ tên lửa vững chắc hơn cũng như sự hợp tác ba bên với Nhật Bản.
Đây là những diễn biến mà các nhà phân tích cho là có thể gây phương hại cho việc Bắc Kinh theo đuổi mục tiêu trỗi dậy “hòa bình”.
Bắc Kinh đã cố gắng duy trì tình trạng ổn định trong khu vực nhằm theo đuổi nỗ lực trỗi dậy trở thành một cường quốc lớn. Nhưng các vụ thử hạt nhân và tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên đã gây phương hại cho các nỗ lực này và làm cho Trung Quốc bối rối.
Bắc Kinh có thể cho rằng họ luôn phải chú ý tới những hành động khiêu khích này và trở nên mệt mỏi một cách không cần thiết. Một số nhà phân tích còn nói rằng Trung Quốc đang bị sử dụng như con tốt thí (trong việc Triều Tiên theo đuổi các lợi ích chính trị).
Trung Quốc hiện đang đối mặt với một loạt thách thức trong nước như nền kinh tế chững lại, khoảng cách thu nhập và mức độ phát triển giữa các vùng ngày một gia tăng và tình trạng tham nhũng trầm trọng. Trung Quốc đang phải ưu tiên cho việc duy trì ổn định ở các khu vực xung quanh mình, trong đó có cả Bán đảo Triều Tiên.
Để thực hiện chính sách này, Bắc Kinh đã đưa ra nguyên tắc ngoại giao “thân thiện, chân thành, cùng có lợi và mở rộng”. Các nguyên tắc này cũng đã được áp dụng trong chính sách của Bắc Kinh đối với Bán đảo Triều Tiên mà điển hình là việc Trung Quốc nỗ lực theo đuổi các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, những cố gắng nhằm ve vãn Seoul đã bất thành sau khi Hàn Quốc quay sang nước đồng minh an ninh là Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đối phó với Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân vào tháng 1/2016 và phóng tên lửa tầm xa vào tháng 2/2016.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tập trận đổ bộ
Trung Quốc vẫn luôn phản đối việc hai nước này hợp tác về phòng thủ tên lửa vì cho rằng có thể làm phương hại đến lợi ích an ninh của Bắc Kinh, còn Hàn Quốc và Mỹ thì luôn bác bỏ cáo buộc này.
Hàn Quốc cũng chỉ trích Trung Quốc nỗ lực “chưa đủ” trong việc kiềm chế Triều Tiên và những chỉ trích như vậy làm trầm trọng thêm sự bất đồng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, qua đó góp phần làm gia tăng cơ hội để Mỹ tăng cường sự can dự chiến lược của mình vào khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Giới phân tích Hàn Quốc chỉ ra rằng các hành động mới nhất của Bình Nhưỡng đã phá hỏng các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc gây chia rẽ giữa Seoul và Washington và làm cho mối quan hệ đồng minh trở nên lỏng lẻo hơn.
Tuy nhiên, mọi việc lại diễn tiến theo chiều hướng ngược lại sau khi Bình Nhưỡng có những hành động khiêu khích. Hiện mối quan hệ đồng minh Hàn- Mỹ đã trở nên chặt chẽ hơn trước và cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Seoul- Tokyo đang được cải thiện.
Hệ thống tên lửa THAAD có thể vô hiệu hóa khả năng chống tiếp cận của Trung Quốc
Đây là một diễn biến có thể gây hại cho chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đối với Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Á.
Mối quan hệ Trung-Mỹ không hoàn toàn êm đẹp như tuyên bố công khai của lãnh đạo hai bên mà chứa đựng nhiều sóng ngầm. Trong bối cảnh đó, sự “ương bướng” của Triều Tiên đang đặt Trung Quốc vào thế bất lợi vì đã tạo cớ cho Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực lân cận, trong đó đáng chú ý nhất là khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và luân chuyển binh sỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Lá chắn phòng thủ tên lửa này sẽ hóa giải khả năng của Trung Quốc trong việc ngăn ngừa các lực lượng thù địch tiếp cận lãnh thổ của mình trong thời chiến hay trong tình trạng khủng hoảng.
Tuy không hài lòng, song Trung Quốc cũng không thể “bỏ rơi” Triều Tiên vì nước láng giềng này là một một “vùng đệm” cực kỳ quan trọng giữa Trung Quốc và các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc.
Trung Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Sri Lanka điều tra người Triều Tiên mang ngoại tệ trái phép
Theo Yonhap, nhà chức trách Sri Lanka đang tạm giữ để điều tra 2 công dân CHDCND Triều Tiên về việc mang theo tiền mặt vượt mức cho phép nhưng không khai báo khi quá cảnh.
Có khoảng 50.000 - 60.000 người Triều Tiên được cử đi làm việc tại nước ngoài để đóng góp ngoại tệ cho đất nước. Trong ảnh là cảng than Rajin của Triều Tiên vừa xây dựng - Ảnh: Reuters
Hai người này bị bắt hồi tuần trước trên đường từ Oman quá cảnh tại sân bay Colombo để đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Qua quá trình kiểm tra, hải quan phát hiện họ mang theo 150.000 USD nhưng không khai báo, vượt xa mức cho phép là 10.000 USD.
Hiện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm nghiêm trọng (CID) của Sri Lanka đang tiến hành điều tra. Yonhap dẫn lời khai của 2 người Triều Tiên cho biết số tiền nói trên là tiền lương của bản thân và đồng nghiệp làm công nhân xây dựng ở Oman cùng gom lại mang về nước.
Theo các chuyên gia Hàn Quốc và phương Tây, hiện có khoảng 50.000 - 60.000 người Triều Tiên được cử đi làm việc tại Trung Quốc, Nga, Kuwait... để đóng góp ngoại tệ cho đất nước. Trong bối cảnh HĐBA LHQ siết chặt cấm vận, đặc biệt liên quan đến lưu chuyển tài chính, sau những động thái thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng vừa qua, lực lượng lao động ở nước ngoài càng được huy động mang tiền về nước, kéo theo nhiều vụ người Triều Tiên bị bắt do vận chuyển ngoại tệ lớn.
Trọng Kha
Theo Thanhnien
Mỹ đệ trình LHQ dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên Ngày 25/2, Mỹ đã đệ trình HĐBA LHQ dự thảo nghị quyết thắt chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power ngày 15/2/2016. (Ảnh: dailymail.co.uk) Động thái này diễn ra sau khi Mỹ và Trung Quốc thống nhất được...