Triều Tiên dọa Mỹ nhân ngày kỷ niệm đình chiến
Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên hôm nay 27.7 tuyên bố rằng nếu xảy ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, sẽ “không còn người nào sống sót để chứng kiến hoặc ký kết thỏa ước đầu hàng”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – Ảnh minh họa: AFP
Hôm nay 27.7 là ngày kỷ niệm đình chiến giữa 2 miền nam – bắc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Khi đó, Mỹ đưa quân sang với danh nghĩa Liên Hiệp Quốc giúp miền Nam chống lại miền Bắc. Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa ước đình chiến hồi năm 1953, không phải hiệp định hòa bình. Hơn sáu thập kỷ qua, hai miền Triều Tiên luôn đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Trong ngày kỷ niệm hôm nay, khắp nơi ở Bình Nhưỡng và các thành phố khác của Triều Tiên treo đầy cờ, băng rôn chúc mừng, hàng triệu người dân nước này tham diễu hành, mít-tinh, AP cho biết.
Giới chức Triều Tiên nhân dịp này tiếp tục lên án Mỹ, kêu gọi người dân tận tâm với “lãnh đạo kính yêu” Kim Jong-un và chuẩn bị một “cuộc chiến cuối cùng” với Mỹ.
Trong buổi gặp các cựu chiến binh hồi tuần qua, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khơi gợi trong giới trẻ nước này tinh thần chiến đấu và sự cống hiến mà thế hệ trước từng có trong thời chiến. Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo trẻ, Triều Tiên ngày nay còn có “át chủ bài” khác: đó là kho vũ khí hạt nhân.
“Đã qua rồi thời nước Mỹ hăm dọa chúng ta với vũ khí hạt nhân. Bây giờ Mỹ không còn là mối đe dọa và nỗi sợ hãi của chúng ta nữa. Ngược lại chúng ta mới là nỗi sợ của người Mỹ”, ông Kim Jong-un nói trong bài phát biểu được phát lại trên sóng truyền hình Triều Tiên, AP cho biết.
Binh sĩ Triều Tiên đứng về một phía so với binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ trong buổi lễ tại làng Bàn Môn Điếm ở biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc kỷ niệm ngày đình chiến cuộc chiến tranh Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, tại buổi mít-tinh khác tổ chức hôm qua 26.7, tướng Pak Yong-sik, tân Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên, tuyên bố nếu Mỹ không ngưng chính sách thù địch và khiêu khích chiến tranh với Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ chiến đấu đến cùng cho tới khi “không còn người nào sống để ký thỏa ước đầu hàng”.
Tướng Pak Yong-sik nói rằng hòa bình chưa thực sự được thiết lập trên bán đảo Triều Tiên sau hơn 60 năm đình chiến. “Chiến tranh Triều Tiên vừa qua chỉ mới khởi đầu cho sự trượt dốc của Mỹ, nhưng chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai (nếu xảy ra) sẽ mang đến sự lụn bại sau cùng cho đế quốc Mỹ”, tướng Pak Yong-sik nói tiếp.
Video đang HOT
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ đang điều chỉnh chính sách đơn cực trong tình hình mới?
Chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là một chuyến thăm lịch sử, đánh dấu mốc cho thấy quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn hợp tác mới.
Chỉ trong một thời gian ngắn chính quyền Hoa Kỳ đã có những bước đi hết sức bất ngờ khi tiến hành dỡ bỏ lệnh cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba, ký kết thỏa thuận hạt nhân lịch sử, gây tranh cãi với Iran, nâng tầm quan hệ với Việt Nam.
Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ
Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng chính quyền Mỹ đang có những bước đi nhằm điều chỉnh lại chính sách đơn cực đã và đang theo đuổi để thích ứng với tình hình và bối cảnh mới đang ngày càng có xu hướng biến động, khó đoán.
Với Iran: Ngày 14/7/2015, thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran đã được ký kết. Theo thỏa thuận này, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran sẽ được giữ nguyên trong 5 năm nữa. Iran cũng đồng ý chỉ sở hữu không quá 300 kg uranium được làm giàu ở mức 3,67% trong vòng 15 năm tới và tất cả các hoạt động làm giàu uranium này chỉ được giới hạn ở cơ sở hạt nhân Natanz.
Báo Washington Post bình luận rằng, việc Tổng thống Mỹ Barrack Obama và các nhà lãnh đạo thế giới đi tới thống nhất và ký kết thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là bước đi hướng tới sự ổn định tại Trung Đông.
Trong khi đó, tờ Sự Thật của Nga thì cho rằng thỏa thuận này của Mỹ và phương Tây là cơ hội ghi điểm của Mỹ với chính quyền Iran.
Nhiều khả năng đây sẽ là tiền đề để Hoa Kỳ thúc đẩy thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Tehran trong thời gian tới bởi từ năm 1979 đến nay, Mỹ đã chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Iran.
Với Cuba: Ngày 11/4/2015, tại cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo 2 nước Cu Ba và Hoa Kỳ sau gần 60 năm, Tổng thống Obama cảm ơn Chủ tịch Raul Castro vì tinh thần cởi mở và sự nhã nhặn của ông, đồng thời cam kết làm bất cứ điều gì có thể để bảo đảm nhân dân Cuba có thể thịnh vượng, sống trong tự do và an ninh.
Tại cuộc gặp này, Chủ tịch Raul Castro khẳng định ông đồng ý với tất cả những gì Tổng thống Obama nói. Nhà lãnh đạo Cuba cũng nhấn mạnh ông sẽ tiếp tục có những bước đi hướng đến bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đồng thời sẵn sàng thảo luận về nhân quyền cũng như các vấn đề khác.
Trong suốt cuộc hội đàm 80 phút, ông Obama và Raul Castro ngồi trên ghế gỗ cạnh nhau và trò chuyện thân mật trong phòng họp nhỏ. Giới chức Nhà Trắng cho biết 2 nhà lãnh đạo thảo luận về việc mở sứ quán ở Havana và Washington cũng như một số vấn đề khác.
Đúng như những dấu hiệu dự đoán, ngày 1/7/2015, Mỹ và Cuba đã tuyên bô đạt thỏa thuận mở lại đại sứ quán tai thu đô hai nươc, chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao lần đầu tiên kể từ năm 1961.
Dự kiến, việc tai thiêt lâp cac đai sư quan của hai nước trên lãnh thổ của nhau vao ngay 20 thang 7 tơi đây se la bươc đôt pha trong môi quan hê gay găt lâu năm giưa hai nươc.
Mặc dù Quôc hôi My vân se duy tri lênh câm vân kinh tê vơi Cuba nhưng chinh sach nay nhiều khả năng sẽ có thay đổi dần dần trong thời gian tới giống như những gì Mỹ đã làm với một số nước trong đó có Việt Nam.
Với Việt Nam: Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực đã được phát triển, tăng cường trong nhiều năm gần đây và vẫn đang chứa đừng rất nhiều hứa hẹn.
Đáng chú ý, trong các ngày từ 6 đến 11/7/2015 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức đón tiếp trọng thị đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức đến Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nhân sự kiện kỷ niệm tròn 20 năm hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.
Chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là một chuyến thăm lịch sử, đánh dấu mốc cho thấy quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn hợp tác mới sâu rộng và toàn diện hơn.
Trước chuyến công du lịch sử này, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã vận động để Quốc hội Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang thúc đẩy các cuộc đàm phán để sớm đưa Việt Nam gia nhập hiệp định Đối tác xuyên thái Bình Dương TPP.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới hiện chỉ còn 3 nước không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Trong số này có Iran, Bắc Triều Tiên và quốc gia biệt lập Bhutan.
Với Iran, tình hình có thể cải thiện trong thời gian tới bởi thỏa thuận hạt nhân vừa qua ký kết với các nước phương Tây có thể được xem là tiền đề để Iran thêm tin tưởng vào Mỹ sau rất nhiều những xung đột và bất đồng.
Trong khi đó, Bhutan là một nước không giáp biển, co kich thươc giông Thuy Si, nằm trong dãy Himalaya giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Từ lúc gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1971, giông Thuy Si, Bhutan luôn co ac cam vê sư vướng mắc quan hệ ngoại giao với nước ngoai dươi bât ky hinh thưc nao.
Điều đặc biệt là Brutan và Hoa Kỳ không hê có bất cứ xung đột nào trong suốt chiều dài lịch sử. Việc có thiết lập quan hệ ngoại giao với Brutan hay không có lẽ không ảnh hưởng gì đến chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Nước còn lại ở châu Á không có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ cần nhắc đến một lần nữa là Bắc Triều Tiên. Mặc dù trước đó Hoa Kỳ đã có nhiều động thái thể hiện thiện chí nhưng có thể xuất phát từ sự thiếu lòng tin, cộng với quan hệ phức tạp với Hàn Quốc (đồng minh của Mỹ), Trung Quốc và Nga nên quan hệ Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên luôn ở trạng thái căng thẳng, thậm chí là thù địch.
Tuy nhiên, khi Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương, vấn đề Triều Tiên cũng là một trong những chủ điểm quan trọng mà Mỹ có lẽ đã và sẽ có kế hoạch để cải thiện hoặc xử lý tình hình.
Liên quan đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay, một độc giả có tên Nguyễn Công Viên đã gửi bình luận cho rằng, việc Hoa Kỳ nâng cấp, coi trong quan hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là lẽ bình thường vì gần đây Hoa Kỳ đã gơ bỏ đạo luật cấm vận với Cuba.
Theo độc giả Nguyễn Công Viên, có những lý do sau đây khiến Hoa Kỳ bất ngờ tăng mức quan hệ với Việt Nam nói riêng và một số nước từng thù địch, cựu thù và khác ý thức hệ nói chung:
1. Mỹ đang rơi vào tình thế như Liên Xô thời trước 1990 khi bao phủ đồng minh quá nhiều. Ngân sách toàn diện, đặc biệt là quốc phòng của Mỹ đã bị ảnh hưởng.
2. Thế cục chính trị thế giới đã chuyển động theo hướng khó kiểm soát tình hình theo chính sách đơn cực, các bất ổn khu vực càng ngày càng gay gắt buôc mỹ phải có chiến lược mới để phù hợp với tình hình.
3. Việt Nam với nhiều lợi thế từ đắc địa cho đến uy tín và khả năng phát triển hợp tác song phương, đa phương ngày một mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu mang tính chuyên nghiệp và đưa đến niềm tin cho nhiều đối tác với phương châm nhất quán là muốn làm bạn với tất cả và tôn trọng hòa bình trên toàn thế giới chứng tỏa độ an toàn khi hợp tác là cao bởi Việt Nam không đưa các điều kiện ràng buộc nhiều.
4. Xét đến cùng thời điểm này Mỹ chủ động chia sẽ hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn hợp lý bởi sứ mệnh và vai trò của Mỹ và Việt Nam trên cục diện biển Đông sẽ là nền tảng cơ bản để cân bằng với những hành động mang tính chất bành trướng của TQ. Nếu kết hợp tốt với Nhật Bản nữa tin rằng Biển Đông sẽ được bình yên.
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
Seoul chưa lên tiếng ở Biển Đông, Trung Quốc càng lo sợ? Bài phân tích trên National Interest nhận định, sự "im lặng" của Hàn Quốc trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nằm trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh về dài hạn. Hàn Quốc đã cắt giảm được nhiều chi phí quốc phòng nhờ sự bảo trợ của Mỹ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters) Hồi cuối tháng 6,...