Triều Tiên dọa đánh Hàn Quốc: Sấm to, mưa nhỏ, kéo Trung Quốc xuống bùn
Lạ là không hiểu tại sao Bình Nhưỡng lại gửi tối hậu thư cho Hàn Quốc thông qua đại sứ quán của mình ở Bắc Kinh, phải chăng định “lôi Trung Quốc xuống bùn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều ngày 21/8 bình luận, cục diện bán đảo Triều Tiên căng thẳng sau vụ đọ pháo hôm 20/8 nhưng khó có thể dẫn đến chiến tranh. Chỉ có điều lạ là không hiểu tại sao Bình Nhưỡng lại gửi tối hậu thư cho Hàn Quốc thông qua đại sứ quán của mình ở Bắc Kinh, phải chăng định “lôi Trung Quốc xuống bùn”, tờ báo đặt câu hỏi.
Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc ngày 21/8 đã gửi tối hậu thư cho Đại sứ Hàn Quốc, yêu cầu Seoul trong vòng 48 giờ phải ngừng phát thanh chống Triều Tiên, nếu không Bình Nhưỡng sẽ có hành động quân sự. Tình hình tưởng chừng như căng thẳng tới mức “chạm vào là nổ”, nhưng giới quan sát cho rằng động thái này chỉ là “sấm to, mưa nhỏ” mà thôi.
Thứ nhất, đọ pháo là hiện tượng bình thường. Pháo của Bắc Triều Tiên cũng không đánh trực tiếp vào hệ thống loa phát thanh của Hàn Quốc, cũng chẳng đánh vào người hay đồn bốt gì mà chỉ là hành động bắn vu vơ. Sau vụ pháo kích đảo Yeonpyeong năm 2010, hai miền bán đảo Triều Tiên vẫn nhiều lần bắn pháo vu vơ khôn gây thương vong về người.
Video đang HOT
Chỉ riêng năm 2014 hai miền bán đảo đã đọ pháo trên biển Hoàng Hải ít nhất 3 lần. Tháng 10 năm ngoái sau khi Phó nguyên soái Triều Tiên thăm Hàn Quốc, hai miền cũng có 3 lần nã pháo vào nhau. Đọ pháo đã trở thành chuyện thường ngày, không có gì nghiêm trọng.
Mặt khác vừa đánh vừa đàm là chuyện thường, pháo kích của Triều Tiên chỉ nhằm gây chú ý của các bên liên quan. Việc Bình Nhưỡng “bắn tin” cho Seoul thông qua đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh chỉ là nhằm lôi kéo Trung Quốc vào cuộc hòng gây áp lực tâm lý với Hàn Quốc, Đa Chiều bình luận.
Ngoài ra, nếu Triều Tiên nói rằng việc pháo kích sang Hàn Quốc là để trả đũa miền Nam tập trận chung với Mỹ và phát thanh chống phá Bình Nhưỡng thì càng không thuyết phục, bởi lẽ Hàn Quốc phát sóng phát thanh từ ngày 12/8, Mỹ – Hàn cũng tập trận trước đó cả tuần. Bởi vậy, động thái “sấm to mưa nhỏ” này của Bình Nhưỡng nhiều khả năng nhằm vào chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ ngày 2 đến ngày 4/9. Thông tin về chuyến thăm công bố chỉ vài tiếng sau là Triều Tiên nã pháo.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Cải cách Tập Cận Bình vấp phải kháng cự mãnh liệt
Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà.
SCMP: Tập Cận Bình thất bại trong việc xử lý khủng hoảng"Tập Cận Bình muốn Giang Trạch Dân ngừng thò tay vào chính sự"Báo đảng Trung Quốc cảnh báo lãnh đạo nghỉ hưu chớ can thiệp triều chính
Hình minh họa: AP/SCMP.
South China Morning Post ngày 21/8 cho biết, một bài xã luận ngắn trên website đài truyền hình trung ương Trung Quốc và tờ Quang Minh nhật báo ngày hôm qua 20/8 đã cảnh báo rằng, những hoạt động cải cách thể chế từ chính trị đến quân sự mà ông Tập Cận Bình thúc đẩy đang vấp phải kháng cự mãnh liệt, khó có thể tưởng tượng.
Với ngôn từ mạnh mẽ khác thường, bài báo nói rằng những cuộc cải cách của Tập Cận Bình đang ở trong giai đoạn quan trọng, nhưng lại vấp phải khó khăn to lớn, ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác nhau: "Việc cải cách sâu rộng động chạm đến vẫn đề cơ bản là tái cơ cấu mạch máu khổng lồ của nền kinh tế nhằm mục đích cho nó khỏe mạnh. Nhưng quy mô của các trở lực chống đối lớn hơn nhiều những gì người ta có thể tưởng tượng".
Bài xã luận được ký tên Guoping, một bút danh thường xuyên được sử dụng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc để bình luận về các chủ trương chính sách lớn. Các nhà quan sát cho rằng những bình luận này cho thấy hoạt động cải cách của Tập Cận Bình không đạt kết quả như mong muốn và vấp phải phản đối của các phe phái khác nhau.
Xu Yaotong, một giáo sư khoa học chính trị Học viện Quản trị Trung Quốc nhận định, bài xã luận này xuất hiện giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận BÌnh đã bắt đầu suy yếu và các cải cách thì bị phản đối. "Giọng điệu của bài xã luận này thể hiện sự tức giận. Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng dựa vào thông điệp chỉ ra trong bài viết của Guoping."
Ông cho rằng phản đối cải cách của Tập Cận Bình đến từ 3 nhóm mạnh mẽ: Các quan chức cấp cao nghỉ hưu muốn gây ảnh hưởng, những quan chức quyền lực đã bị suy yếu và công chức không hài lòng với các quy định, chính sách thắt lưng buộc bụng của ông chủ Trung Nam Hải.
Bài xã luận xuất hiện sau khi Nhân Dân nhật báo tháng này chỉ trích quan chức cấp cao nghỉ hưu vẫn muốn can thiệp triều chính, nó cũng xuất hiện sau khi hội nghị Bắc Đới Hà vừa kết thúc. Trương Lập Phàm, một nhà quan sát từ Bắc Kinh nói với South China Morning Post, bài xã luận báo hiệu mọi việc đã không tiến triển tốt.
"Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những cách riêng của họ. Đây là một thử nghiệm về khả năng lãnh đạo thực hiện sứ mệnh của mình", ông Phàm bình luận.
"Cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, sau đó quán tính của bộ máy quan liêu sẽ chỉ đưa cải cách vào vòng luẩn quẩn", ông Trương Lập Phàm bình luận.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
CNRP đã thay đổi thủ đoạn chống phá Việt Nam? Hun Sen bây giờ không thể cảm thấy thoải mái, mà rất tức giận và thất vọng bởi vấn đề biên giới. Khi chúng ta đã tạo ra các điều kiện ... Sam Rainsy: Sẽ bàn với Hun Sen đàm phán biên giới với Việt Nam trơn tru hơnTs Trần Công Trục: Tại sao Thủ tướng Hun Sen nói "không sợ Việt Nam"?Nghị...